Chảy máu ngoài chu kỳ nguyệt san có đáng lo?
Chắc chắn không phải đèn đỏ, vậy tại sao cô bé lại bị… chảy máu bất thường thế?
1. Hix, mình đang bối rối lắm, chẳng biết phải làm sao nữa. Vấn đề của mình là thế này, sau khi đi chạy bộ về, khoảng nửa tiếng sau mình đi toilet thì thấy có vài giọt màu sẫm y như máu ấy. Vấn đề là còn hơn 1 tuần mới tới nguyệt san của mình, mình đang bị gì vậy? (Tuyết Anh, Tp.HCM)
Trả lời:
Tuyết anh thân mến!
Trước tiên bạn có thể tạm an tâm vì có thể vấn đề bạn gặp phải không quá nghiêm trọng đâu.
Là thế này nhá, khi chúng mình vận động mạnh, bao gồm chạy bộ, đạp xe…với cường độ quá mạnh, khi cơ thể thích nghi không kịp sẽ làm máu bị rò rỉ.
Chính xác là nó khiến lượng máu ít ỏi trong thận bị đẩy ra ngoài thông qua đường tiết niệu sau khi bạn tập luyện. Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng hơn, quan sát nếu không thấy máu nữa thì vấn đề này đã ổn, nếu máu vẫn xuất hiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.
2. Con bạn mình khẳng định là đôi khi tìm thấy máu trong nước tiểu là một điều tốt, chứng tỏ chúng mình khoẻ mạnh, sao mà nghe phi lý quá đi mất, thật hư như thế nào đây? (Thanh Mai, Vinh)
Trả lời:
Video đang HOT
Chào Thanh Mai!
Cô bạn của Mai hình như cũng có tìm hiểu về vấn đề này rồi đấy. Nhưng cần chỉnh sửa một tí cho chính xác hơn, bởi vì không phải tìm thấy máu trong nước tiểu đôi khi là tốt đâu, nó luôn là báo động của bệnh lý, hoặc tổn thương tạm thời nào đó.
Việc phát hiện máu trong nước tiểu chỉ được xem là bình thường khi lượng máu cực ít và chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi. Hầu như những người khoẻ mạnh đều có một ít máu trong nước tiểu mà chỉ khi quan sát bằng kính hiển vi mới thấy được.
3. Mình muốn hỏi là phát hiện máu ở quần chip nhưng chẳng thấy đau đớn, ngứa ngáy mệt hay bất kì bất ổn nào thì có phải là bệnh không? Có liên quan gì tới chu kì của mình không? (Ngọc Phượng, 15 tuổi)
Trả lời:
Phượng thân!
Vì bạn không cho biết chính xác chu kì của bạn có đều không và thời điểm nguyệt san ghé thăm bạn đã qua lâu chưa nên chúng mình chia làm 2 trường hợp chính thế này:
- Chảy máu giữa chu kì: hoàn toàn bình thường, khi còn gần 2 tuần mới tới ngày đèn đỏ, thi thoảng cô bé cũng tiết ra một vài giọt máu, cũng như sau khi nguyệt san đã đi rồi những teen girl vẫn thấy vài giọt máu sót lại vào hôm sau.
- Bệnh lý: bao gồm rối loạn thân, ung thư, tổn thương do thể thao,…mà bạn cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và khám để tìm được nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Theo PLXH
"Tất tần tật" về chu kỳ nguyệt san
Thông thường, XX chỉ quan tâm đến ngày "đèn đỏ" thôi mà không hề biết rằng kể từ khi nguyệt san xuất hiện, cơ thể chúng mình sẽ bắt đầu hoạt động theo một chu kì đã được "lập trình" sẵn.
Một chu kỳ nguyệt san được bắt đầu tính từ ngày nguyệt san xuất hiện cho tới ngày cuối cùng trước sự xuất hiện tiếp theo của nguyệt san.
Thông thường, chu kỳ này của XX kéo dài từ 28 - 35 ngày. Tuy nhiên, con số này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và những yếu tố khách quan quan khác, vì thế chúng không cố định. Hơn nữa, chu kỳ của mỗi bạn gái là hoàn toàn khác nhau, không có bất kì sự "rập khuôn" nào cả, bạn nhớ nhé.
3 giai đoạn của chu kỳ nguyệt san
1. "Ngày đèn đỏ"
Đây chính là khoảng thời gian XX cần đến sự viện trợ của "urgo" và tampon. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong quá trình sản xuất trứng, lớp cổ tử cung bắt đầu dày lên và nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và... nguyệt san xuất hiện.
"Dòng suối đỏ" sẽ ra ngoài cùng với các niêm mạc này. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nhưng chỉ được "mặc định" cho phe con gái thôi nhé.
2. Sự phát triển của noãn bào
Ngay sau khi những "ngày đèn đỏ" chấm dứt, buồng trứng sẽ tiết ra kích thích tố progesterone và estrogen làm nội mạc tử cung dày lên. Trong khi đó, trong buồng trứng, một trong số vô vàn tế bào trứng đang phát triển bên trong nang trứng và cứ thế, các tế bào được nhân đôi và hình thành não bào.
3. Sự rụng trứng
Vào ngày thứ 14 của chu kỳ nguyệt san, các nang noãn chín, bề mặt buồng trứng tạo thành một miệng mở và trứng rụng.
Nếu gặp được "tinh binh", nàng trứng sẽ được "hô biến" thành phôi và quay trở lại "làm tổ" trong tử cung. Từ đây sẽ xuất hiện các quá trình sản sinh hormone để phục vụ cho sự phát triển của phôi.
Nếu không được thụ tinh, các "nàng" trứng sẽ thoái hoá, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu
Chu kỳ nguyệt san cũng có sự cố đấy nhé!
Đó là khi XX có những ngày "đèn đỏ" nhưng lại không hề rụng trứng. Hiện tượng này có thường thấy ở những bạn gái mới dậy thì, nguyệt san và ngày trứng rụng chưa ổn định. Nguyên nhân có thể do cơ năng dưới đồi tuyến yên không tiết đủ số lượng chất kích thích sinh dục.
Biểu hiện lâm sàng là chu kỳ nguyệt san thường ngắn hơn so với bình thường (từ 22 - 24 ngày). Nếu gặp trường hợp này, XX nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
Sự cố đáng nói tiếp theo là sự "biến mất" của nguyệt san. Những XX mắc chứng biếng ăn hoặc là "tín đồ" của mẫu người "mình hạc xương mai" thường mắc phải hiện tượng này.
Đối với XX, nguyệt san tuy mang đến cho bạn những khó chịu nhất định nhưng cũng đừng vì thế mà đối xử "tệ bạc" với "cô bạn" này nhé. Bởi vì nguyệt san chính là dấu hiệu để chứng tỏ con gái là... con gái mà.
Theo PLXH
Nên uống thuốc tránh thai hàng ngày thời điểm nào là tốt nhất? Bạn có thể uống thuốc tránh thai vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt hay vào bất cứ thời điểm nào trong tháng phụ thuộc vào loại thuốc tránh thai bạn đang sử dụng. 1. Nên bắt đầu uống thuốc tránh thai hàng ngày vào thời điểm nào? Có thể nhiều phụ nữ được truyền tai nhau bí quyết rằng, bạn...