Chạy công chức: Cái gốc là lương thấp?
Giờ đây nhiều người đang cảm ơn phát biểu thẳng thắn của đại biểu Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tại kỳ họp HĐND thành phố vừa qua…
Cho đến bây giờ mặc dù nhiều cán bộ vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển dụng cán bộ, công chức tại huyện Ứng Hoà chưa ai thừa nhận đã hưởng lợi thế nào từ việc nâng khống điểm thi cho 16 thí sinh nhưng dư luận đã thấy được thực trạng tuyển dụng cán bộ, công chức hiện nay có nhiều kẽ hở từ quy định đến thực thi, không chỉ riêng tại Hà Nội.
Ông Trần Trọng Dực phát biểu tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội
Trước tiêu cực trong thi tuyển cán bộ, công chức tại huyện Ứng Hoà, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về tiêu cực rất dễ nảy sinh từ khâu thi vấn đáp nếu như giám thị và thí sinh có thông đồng từ trước. Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định trách nhiệm để xảy ra tiêu cực tại Ứng Hoà hoàn toàn thuộc về UBND huyện…
Lo ngại từ phần thi vấn đáp
Video đang HOT
Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Nguyễn Quyết Chiến nói vi phạm trong vụ việc thi tuyển cán bộ công chức ở huyện này là không thể chối cãi
Trao đổi với PV, trước tình trạng hàng loạt cán bộ ngành Giáo dục “nhúng chàm” trong thi tuyển cán bộ tại Ứng Hoà, bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Việc thi tuyển cán bộ, giáo viên cho ngành giáo dục đã được phân cấp cho các quận, huyện tự tổ chức thi. Sở GD&ĐT chỉ tổ chức tuyển dụng cán bộ đối với khối các đơn vị trực thuộc Sở, ví dụ như tuyển cán bộ, giáo viên cho khối THPT. Đối với tiêu cực tại huyện Ứng Hoà trong thi tuyển cán bộ, Sở chưa nhận được báo cáo.
“Sở GD&ĐT chỉ phối hợp với Sở Nội vụ để xây dựng các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thi tuyển, hướng dẫn chung cho toàn thành phố. Toàn bộ trách nhiệm tổ chức thi tuyển thuộc về UBND quận, huyện và huyện phải chịu trách nhiệm trước thành phố về việc này”- bà Nga khẳng định.
Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho hay, vụ việc tiêu cực trong thi tuyển cán bộ công chức tại huyện Ứng Hoà đã được cơ quan chức năng của huyện thanh tra từ tháng 9/2012.
Sở không nhận được đơn thư mà vụ việc do huyện tiếp nhận thông tin và xử lý. Cũng theo Sở Nội vụ, hạn chế hiện nay trong thi tuyển công chức là phần thi vấn đáp, một thầy hoặc hai thầy một trò thì rất có nguy cơ xảy ra tình trạng “lời nói gió bay” vì trong quy chế không phúc tra được phần thi này.
Do vậy để khách quan Sở đã đề nghị lắp camera ghi lại hình ảnh và nội dung câu hỏi của thầy và trả lời của thí sinh để minh bạch quá trình thi tuyển và khi cần thì có thể bật lại để kiểm tra. Và không chỉ trong tuyển công chức, ngay cuối năm 2012 và năm 2013 Hà Nội sẽ lắp camera tại tất cả các bộ phận “một cửa” để minh bạch hoá quá trình giao dịch với người dân.
Cái gốc là lương công chức quá thấp (?)
Bên cạnh việc yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc tại Ứng Hoà, Sở Nội vụ cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải tìm ra nguyên nhân của tồn tại yếu kém để có giải pháp tháo gỡ, sớm ban hành những quy định khoa học và dài hơi hơn giải quyết tận gốc vấn đề.
“Cái gốc là phải có sự quan tâm cải thiện thu nhập cho cán bộ công chức. Mức lương hiện nay quá thấp so với trách nhiệm và lao động của cán bộ công chức. Khối lượng công việc của bộ máy chính quyền mà công chức phải thực hiện tăng gấp hàng chục lần trong khi thu nhập thì còn quá thấp”- đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ nói.
Hiện Luật Thủ đô đã được thông qua, cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù. Trong năm 2013, thành phố giao Sở Tài chính sớm đề xuất chính sách cụ thể hỗ trợ thêm cho công chức, nhất là cấp xã phường.
Vừa qua Hà Nội đã tổ chức xét tuyển và tổ chức lớp công chức nguồn đã nâng cao được chất lượng đầu vào và chống tiêu cực trong thi tuyển.
Ngay trong năm 2013, Sở Nội vụ sẽ gương mẫu đi đầu xây dựng chi tiết quy chế, chế tài đối với từng khâu trong thủ tục hành chính.
Tiếp theo là đến Sở Xây dựng sẽ thực hiện chế tài cụ thể, nhất là trong lĩnh vực thanh tra xây dựng. Chi tiết hoá quy trình giải quyết theo thẩm quyền của cán bộ công chức.
Theo 24h
Tuyển công chức dễ tiêu cực phần thi vấn đáp
Hạn chế trong tuyển chọn công chức là phần thi vấn đáp (Ảnh minh họa)
Theo Sở Nội vụ Hà Nội, hạn chế trong thi tuyển công chức hiện nay là phần vấn đáp. Một hoặc hai thầy một trò dễ dẫn đến "lời nói gió bay", và trong quy chế không phúc tra được phần thi này.
Trách nhiệm
Trao đổi với phóng viên về tình trạng hàng loạt cán bộ ngành giáo dục "nhúng chàm" trong thi tuyển cán bộ tại Ứng Hoà (Hà Nội), bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Việc thi tuyển cán bộ, giáo viên cho ngành giáo dục đã được phân cấp cho quận, huyện tự tổ chức thi.
Sở GD&ĐT chỉ tổ chức tuyển dụng cán bộ đối với khối các đơn vị trực thuộc sở, ví dụ như tuyển cán bộ, giáo viên cho khối THPT. Cán bộ Sở chưa nhận được báo cáo về tiêu cực tại huyện Ứng Hoà trong thi tuyển công chức.
"Sở GD&ĐT chỉ phối hợp với Sở Nội vụ để xây dựng các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thi tuyển, hướng dẫn chung cho toàn thành phố. Còn lại, toàn bộ trách nhiệm tổ chức thi tuyển ra sao thuộc UBND quận, huyện và huyện phải chịu trách nhiệm trước thành phố về việc này" - bà Nga khẳng định.
Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho hay, tiêu cực trong thi tuyển cán bộ công chức tại huyện Ứng Hoà được cơ quan chức năng của huyện tiến hành thanh tra từ tháng 9/2012. Sở không nhận được đơn thư mà vụ việc do huyện tiếp nhận thông tin và xử lý.
Hạn chế
Ngành Nội vụ đã phối hợp chặt chẽ với công an để giám sát quá trình tuyển dụng cán bộ công chức. Tại huyện Mỹ Đức từng phát hiện 30 bằng giả và đã kịp thời loại bỏ được những đối tượng này.
Sở Nội vụ Hà Nội
Cũng theo Sở Nội vụ, hạn chế hiện nay trong tuyển chọn công chức là phần thi vấn đáp. Một hoặc hai thầy một trò thì rất có nguy cơ xảy ra tình trạng "lời nói gió bay", vì trong quy chế không phúc tra được phần thi này.
Do vậy, để khách quan, Sở đề nghị lắp camera ghi lại hình ảnh và nội dung câu hỏi của thầy và trả lời của thí sinh để minh bạch quá trình thi tuyển, khi cần có thể kiểm tra.
Không chỉ trong tuyển công chức, ngay cuối năm 2012 và năm 2013, Hà Nội sẽ lắp camera tại tất cả các bộ phận "một cửa" để minh bạch hoá quá trình giao dịch với người dân.
Nguyên nhân
Bên cạnh việc yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc tại Ứng Hoà, Sở Nội vụ cho rằng, điều quan trọng hiện nay là tìm ra nguyên nhân tồn tại yếu kém để có giải pháp tháo gỡ, sớm ban hành những quy định khoa học và dài hơi hơn, giải quyết tận gốc vấn đề.
"Cái gốc là phải có sự quan tâm cải thiện thu nhập cho cán bộ công chức. Mức lương hiện nay quá thấp so với trách nhiệm và lao động của cán bộ công chức. Khối lượng công việc của bộ máy chính quyền mà công chức phải thực hiện tăng gấp hàng chục lần, trong khi thu nhập còn quá thấp"- đại diện lãnh đạo Sở nói.
Luật Thủ đô đã được thông qua, cho phép Hà Nội có cơ chế đặc thù. Trong năm 2013, thành phố giao Sở Tài chính sớm đề xuất chính sách cụ thể hỗ trợ thêm cho công chức, nhất là cấp xã phường.
Vừa qua, Hà Nội tổ chức xét tuyển và tổ chức lớp công chức nguồn, đã nâng cao chất lượng đầu vào và chống tiêu cực trong thi tuyển.
Ngay trong năm 2013, Sở Nội vụ sẽ gương mẫu đi đầu xây dựng chi tiết quy chế, chế tài đối với từng khâu trong thủ tục hành chính. Tiếp theo là Sở Xây dựng thực hiện chế tài cụ thể, nhất là trong lĩnh vực thanh tra xây dựng. Chi tiết hoá quy trình giải quyết theo thẩm quyền của cán bộ công chức.
Theo 24h
Vụ chạy công chức: Làm thật sẽ sáng tỏ "Chạy quyền, chạy chức, chạy thi công chức... là một thực trạng rất đau lòng. Nếu quyết tâm, phải nói thật, làm thật và đi đến cùng mới có thể tìm ra sự thật"- Chia sẻ của ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội xung quanh câu chuyện chạy thi công chức ở Hà Nội giá 100 triệu được bàn...