“Châu Tấn gợi cảm, lanh lợi hơn hẳn Củng Lợi”
Sau khi “Cao lương đỏ” lên sóng, khán giả đã có nhiều ý kiến so sánh nhân vật của Châu Tấn với đàn chị Củng Lợi trong phiên bản điện ảnh gần 30 năm trước.
Bộ phim truyền hình Cao lương đỏ của đạo diễn phim Chân hoàn truyện Trịnh Hiểu Long, cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn với sự góp mặt của Hoa đán Châu Tấn trong vai nhân vật chính “bà tôi” Cửu Nhi. Đây được xem là vai diễn này đánh dấu 10 năm trở lại thể loại phim truyền hình của Châu Tấn.
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi khi thực hiện Cao lương đỏ.
27 năm trước, bản điện ảnh Cao lương đỏ của đạo diễn bậc thầy Trương Nghệ Mưu đã làm nên tên tuổi của Hoa đán Củng Lợi vai Cửu Nhi và tài tử Khương Văn vai Dư Chiêm Ngao.
Sau khi “Cao lương đỏ” lên sóng, khán giả đã có nhiều ý kiến so sánh nhân vật của Châu Tấn với đàn chị Củng Lợi trong phiên bản điện ảnh gần 30 năm trước.
Cửu Nhi của Châu Tấn gợi cảm, lanh lợi hơn hẳn Củng Lợi
Cao lương đỏ bản điện ảnh của Trương Nghệ Mưu vốn được coi là tác phẩm tiêu biểu đưa điện ảnh Trung Quốc đến với thế giới, vinh danh những diễn viên trẻ như Củng Lợi và Khương Văn trở thành các ngôi sao hàng đầu châu Á.
Trước thành công quá lớn của bậc “tiền bối”, phiên bản của đạo diễn Trịnh Hiểu Long gặp khá nhiều thử thách và áp lực. Nói về vai diễn Cửu Nhi của hai Hoa đán, đạo diễn Trịnh cho biết, Cửu Nhi của Châu Tấn không hoàn toàn dựa theo khuôn mẫu của Củng Lợi mà đi theo một hướng khác.
Cửu Nhi của Châu Tấn (phải) và Củng Lợi.
Tính cách nhân vật hai phiên bản có nhiều khác biệt. Cửu Nhi của Củng Lợi với tính cách hào phóng, quyết liệt của phụ nữ vùng Sơn Đông. Dù khi đó Củng Lợi tuổi đôi mươi vẫn mang dáng dấp của một cô nữ sinh chưa hiểu sự đời, ngơ ngác, bẽn lẽn khiến người xem phải động lòng, yêu mến.
Phiên bản của Châu Tấn làm toát lên hình ảnh người phụ nữ trí tuệ và hiểu đời, tính tình quyết liệt, dám yêu dám hận, dũng cảm và mưu trí. Dù là một phụ nữ nhỏ nhắn nhưng lanh lợi, hoạt bát lại đảm đương gánh vác mọi công việc lớn bé. Châu Tấn tuy không phải phụ nữ miền Bắc nhưng sự nóng bỏng gợi cảm của cô đủ bỏ xa phiên bản của Củng Lợi.
Một Cửu Nhi hào phóng, quyết liệt của Củng Lợi.
Video đang HOT
Phân cảnh rước kiệu gặp thổ phỉ giúp người xem thấy rõ hai nét tính cách hoàn toàn khác biệt của hai phiên bản. Trong khi Củng Lợi chỉ biết ngồi khóc như mưa trên kiệu, Châu Tấn lại tỏ ra phẫn nộ, nhoài ra nói giọng đầy khiêu khích với Dư Chiêm Ngao: “Gặp chuyện này càng thêm điên, bà cô này không sợ đâu”.
Phiên bản điện ảnh tập trung vào câu thoại kinh điển và súc tích, đáng tiếc những lời vàng ngọc đó dường như không hợp với ngoại hình của Củng Lợi.
Cửu Nhi của Châu Tấn vốn sinh ra đã là một phụ nữ sắc sảo, nói năng lưu loát, mỗi lời nói ra đều như thể trích từ trong sách. Ví dụ: “Thế gian này còn tàn độc hơn cả lòng dạ đàn bà, tôi Đới Cửu Liên gặp được người tốt còn tốt hơn cả người tốt, gặp phải người xấu thì còn tệ hơn một kẻ ác”, hay “Mọi người ai cũng đều bình đẳng, vì vậy có thù phải trả, các người đừng trách ta”.
Ngoài ra, sự nóng bỏng của nhân vật đã được nữ diễn viên 40 tuổi Châu Tấn thể hiện xuất sắc hình mẫu cô gái 19 tuổi. Diễn xuất tự nhiên không cần phải gồng, đủ làm toát lên vẻ thuần khiết và cảm giác về sự non nớt, làm lộ rõ tính cách nhân vật là một cô gái thông minh, hiểu biết.
Cửu Nhi sắc sảo, lanh lợi và mạnh mẽ.
Nhân vật Dư Chiêm Ngao cũng khiến khán giả chú ý. Về ngoại hình, nam diễn viên trẻ Châu Á Văn không khác nam tài tử Khương Văn khi vào vai Chiêm Ngao năm nào. Cả hai đều tập luyện để có thân hình cơ bắp, tráng kiện và rắn rỏi. Về tính cách, nam diễn viên trẻ Khương Văn khi đó có đủ sự hùng dũng và mạnh mẽ, khiến Dư Chiêm Ngao trở nên oai vệ, hừng hực sức trai, vừa côn đồ và dối trá.
Dư Chiêm Ngao của Á Văn ban đầu anh là một cậu nhóc nhà nông thuần chất và giảo hoạt, đặc biệt với nét tính cách thô cục làm chủ đạo. Ở tập 10, Chiêm Ngao làm thổ phỉ với khả năng lãnh đạo, sau trở thành một nam tử hán chính trực, cương quyết, dám đứng lên vì chính nghĩa dân tộc chống lại quân Nhật.
Kịch tính với chuyện tình tay ba
Phiên bản điện ảnh thông qua quan điểm của người cháu về hồi ức chuyện tình của “ông tôi” và “bà tôi” từ kẻ xa lạ đến quen biết, thân thiết đến nảy nở tình cảm, dù khá đơn giản nhưng không đơn điệu.
Nhân vật “ông tôi”, “bà tôi”.
Phiên bản truyền hình đã thêm nhân vật mối tình đầu thuở thanh mai trúc mã của Cửu Nhi là Trương Tuấn Kiệt (Hoàng Hiên đóng), một thành phần tri thức ở huyện Cao Mật với tư tưởng cấp tiến giới trẻ, nguyện hy sinh tính mạng vì tình yêu.
Dù cha mẹ không đồng ý nhưng Tuấn Kiệt vẫn thủy chung với Cửu Nhi, còn vạch kế hoạch cùng cô bỏ trốn. Tiếc là đã xảy ra biến cố khiến cuộc tình của hai người đã không trọn vẹn, nhưng Tuấn Kiệt vẫn si mê Cửu Nhi như trước đây.
Cửu Nhi đối mặt với chuyện tình tay 3 giữa Tuấn Kiệt (trái) và Chiêm Ngao (phải).
Cửu Nhi giờ đây đối mặt với một bên là tình cũ (Trương Tuấn Kiệt), một bên là tình mới (Dư Chiêm Ngao) khi cô vừa mới trở thành quả phụ. Cửu Nhi đang gặp phải thách thức trước chuyện tình cảm hết sức phức tạp, chuyện tình tay ba khiến cảm xúc tình cảm của nhân vật càng trở nên khắc khoải, lo âu.
Phong cách phim
Phiên bản điện ảnh mang đậm ý niệm chủ quan mãnh liệt của Trương Nghệ Mưu, được thể hiện qua cách sử dụng màu sắc đầy tài tình – sắc đỏ rợp mắt trong Cao lương đỏ. Từ mặt trời đỏ, rượu cao lương đỏ, những dòng máu đỏ…
Màu đỏ là màu chủ đạo trong phiên bản điện ảnh của Trương Nghệ Mưu.
Có thể nói, màu đỏ đã được phong cách hóa cao độ trong phim của Trương Nghệ Mưu, trở thành một trong những ngôn ngữ điện ảnh đại diện trong phong cách làm phim của đạo diễn Trương, và được lặp lại trong các tác phẩm điện ảnh về sau.
Yếu tố ẩn dụ cũng được sử dụng nhiều trong phiên bản điện ảnh, ví dụ cảnh rước kiệu dùng hình ảnh những trai phu kiệu để trần lực lưỡng nhằm làm toát lên khát vọng yêu đương, rung động của nhân vật Cửu Nhi, nói lên cảnh ngộ bi đát về cuộc hôn nhân vô lý cô phải đối mặt. Hình ảnh giết mổ trâu với sự hy sinh của con người cũng trở thành sự đối lập mạnh mẽ và ngụ ý sâu sa.
Ở bản truyền hình, đạo diễn Trịnh Hiểu Long lại chú trọng thế mạnh tả thực, tập trung nhấn mạnh tính chất câu chuyện, dựa vào ngôn ngữ cá nhân tạo nên nhiều hình tượng nhân vật đặc sắc.
Tính cách những nhân vật phụ như chủ tịch phòng thương mại huyện Cao Mật- Trương Kế Trường, địa chủ Đới Lão Tam, chủ tịch huyện Cao Mật Châu Hào Tam, phu nhân Tôn Đại Cước đều được khắc họa một cách rõ ràng và sống động.
Cảnh Củng Lợi và Khương Văn “mặn nồng” trong phiên bản điện ảnh được thể hiện vừa hoang dại vừa thánh thiện, thì với đạo diễn Trịnh Hiểu Long đã xử lý theo cách khác.
Khi Dư Chiêm Ngao cộc lốc: “Tôi muốn ngủ với cô”, vác Cửu Nhi đi một vòng làm rạp những cây cao lương lấy chỗ nằm. Sự mạnh bạo cưỡng đoạt của Chiêm Ngao bị hành động đạp mạnh đáp trả của Cửu Nhi khiến tạo sự dí dỏm và bớt tính duy mỹ, ẩn dụ.
Đạo diễn Trịnh còn chú trọng đến việc mang lại cảm xúc cho người xem khi chọn bối cảnh phim ngay tại nơi thoát thai ra tác phẩm Cao lương đỏ, thôn Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Hơn 3.290 ha ruộng cao lương được trồng để phục vụ cho việc quay phim với tổng kinh phí 150 triệu NDT (514 tỉ đồng) và đội ngũ làm phim gần 800 người.
Theo Khampha.vn
Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi tái hợp trong "Return"
"Return" đánh dấu dự trở lại của "cặp đôi vàng" một thuở Trương Nghệ Mưu - Củng Lợi sau thời gian dài chia ly.
Hôm qua (21/4), bộ phim "Return" do Trương Nghệ Mưu đạo diễn đã ra mắt khán giả. Đây cũng là phim điện ảnh đánh dấu sự "tái hợp" của Củng Lợi với vị đạo diễn tài ba cũng là người tình một thuở của cô.
Trên sân khấu giao lưu, Củng Lợi và Trương Nghệ Mưu một lần nữa "sát cánh bên nhau" sau nhiều năm chia ly. Đã từng hợp tác ăn ý trong nhiều bộ phim đình đám như "Đèn lồng đỏ treo cao", "Cao lương đỏ", "Thu cúc đi kiện", cặp đôi hứa hẹn sẽ đem đến một tác phẩm điện ảnh ấn tượng cho khán giả.
Củng Lợi và Trương Nghệ Mưu từng trải qua một cuôc tình ngang trái. Khi đó, Trương Nghệ Mưu đã có vợ và con gái, song vì tiếng gọi của tình yêu, cặp đôi vẫn đến với nhau bất chấp điều tiếng dư luận. Tuy nhiên, mối tình của họ cũng kết thúc 10 năm sau đó khi Trương Nghệ Mưu từ chối đề nghị kết hôn của Củng Lợi.
Dù phải ra đi trong nước mắt, sau đó kết hôn vội vã với một đại gia Singapore nhưng Củng Lợi vẫn nhận lời tham gia phim của Trương Nghệ Mưu khi vị đạo diễn này ngỏ lời. Đứng trên sân khấu, cặp đôi dường như đã gạt bỏ chuyện cũ. Họ trò chuyện với nhau cởi mở và vui vẻ.
Trương Nghệ Mưu cho biết "Return" kể về một gia đình nhỏ sau Cách mạng Văn hóa, dự kiến ra mắt vào tháng 5 tới.
Củng Lợi và diễn viên trẻ Trương Tuệ. Trong phim, hai người vào vai mẹ con. Chia sẻ về vai diễn của mình, Củng Lợi nói: "Ban đầu tôi có chút lưỡng lự khi Trương Nghệ Mưu ngỏ lời. Không phải vì tạo hình của nhân vật xấu xí, già nua mà bởi vì diễn biến tâm lý quá phức tạp . Đây là một thử thách không nhỏ với tôi".
Trần Đạo Minh là bạn diễn của Củng Lợi trong phim. Anh hy vọng "Return" sẽ giúp giới trẻ nhìn lịch sử chân thực và cảm xúc hơn.
Theo Trí thức trẻ
4 điểm sáng tạo sức hút 'Cao lương đỏ' phiên bản Châu Tấn 4 điểm sáng tạo sức hút 'Cao lương đỏ' phiên bản Châu Tấn Tôn trọng nguyên tác, lựa chọn diễn viên cẩn thận phù hợp... là những điều giúp "Cao lương đỏ" hứa hẹn không thua kém phiên bản điện ảnh nổi tiếng trước đây của Trương Nghệ Mưu. Ngày 27/10, bộ phim truyền hình Cao lương đỏ dài 60 tập, chuyển thể...