Châu Phi: Vùng đất hoang sơ với những phong tục lạ kỳ
Dưới đây là một vài phong tục có phần khá kỳ lạ để giúp bạn hình dung dần về lục địa này và không quá bỡ ngỡ nếu có cơ hội du lịch Châu Phi trong thời gian tới.
Châu Phi được biết đến như cái nôi của loài người bởi từ châu lục này cách đây khoảng 50.000 năm, tổ tiên chúng ta đã đi đến phần còn lại trên thế giới. Trong khi những phần khác của thế giới đã và đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ thì “lục địa đen” dường như vẫn đang lưu giữ trong mình nét hoang sơ đầy quyến rũ.
54 quốc gia, mỗi quốc gia lại bao gồm nhiều bộ lạc với lối sống và nền văn hóa đặc trưng, riêng biệt. Nhiều phong tục độc đáo cũng được lưu giữ và truyền lại qua các thế hệ. Dưới đây là một vài phong tục có phần khá kỳ lạ để giúp bạn hình dung dần về lục địa này và không quá bỡ ngỡ nếu có cơ hội du lịch Châu Phi.
1. Nhổ nước bọt để chúc phúc
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc nhổ nước bọt vào người khác bị coi là hành vi cực kỳ bất lịch sự. Thế nhưng với bộ tộc thiểu số Maasai sinh sống ở Kenya và phía bắc Tanzania, nó lại là biểu hiện cao nhất của sự nhiệt tình và trân trọng lẫn nhau.
Người Maasai tại Châu Phi
Người Maasai tại Châu Phi nhổ nước bọt vào tay trước khi bắt tay để gửi lời chúc phúc đến người đối diện. Các thành viên trong gia đình nhổ vào một đứa trẻ sơ sinh để chúc mừng, bày tỏ niềm hạnh phúc to lớn và cầu nguyện em bé sẽ trưởng thành khỏe mạnh, sống lâu. Trước khi gả con gái về nhà chồng, người cha sẽ thể hiện sự chúc phúc bằng cách nhổ nước bọt lên trán và ngực cô dâu.
Thậm chí, nước bọt còn được xem là “tấm lòng thành”. Trước khi trao tặng món quà gì đó cho nhau, người Maasai sẽ nhổ lên nó rồi mới đưa. Nếu không nhổ nước bọt mà đưa, thì nó có nghĩa là… miễn cưỡng phải tặng.
2. Đàn ông phải đội khăn che mặt
Nếu như ở phần lớn các nước đạo Hồi trên thế giới, phụ nữ phải thường xuyên đội khăn che mặt, thì với bộ lạc du mục Tuareg sống ở sa mạc Sahara và vùng Sahel, đàn ông mới là người phải làm việc này, trong khi phụ nữ được tự do thể hiện của mình.
Những người đàn ông Tuareg tại châu Phi luôn phải che mặt
Video đang HOT
Những người đàn ông Tuareg tại châu Phi đội khăn che mặt màu chàm – được gọi là “Tagelmust” – để bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời và cát. Đây cũng được coi là dấu hiệu của sự sung túc, phẩm giá và phong độ của nam giới trong bộ lạc. Ngoài ra, chiếc khăn che mặt còn được cho là để bảo vệ người dùng khỏi những linh hồn ma quỷ từ thế giới bên kia, được gọi là “Kel Eru.”
Chiếc khăn che mặt còn được cho là để bảo vệ người dùng khỏi những linh hồn ma quỷ
Đây là trang phục quan trọng đến mức nhiều người đàn ông sử dụng khăn che mặt cả vào ban đêm hoặc trong khi ăn, và chỉ cởi nó ra khi có sự chứng kiến của các thành viên thân thiết trong gia đình. Chính bởi đặc điểm dễ nhận biết này mà những người đàn ông Tuareg còn được gọi là “người da xanh của sa mạc”.
3. To béo được coi là tiêu chí của cái đẹp
Với bộ lạc Bodi ở Ethiopia, ngày Tết Kael của dân tộc chính là thời điểm quan trọng nhất để tăng cân. Trước tết khoảng 6 tháng, một số thanh niên chưa vợ sẽ được gia đình hay xóm làng “chọn mặt gửi vàng” để họ không phải làm gì, chỉ có ăn và ngủ để đến ngày thi đấu xem ai nặng cân nhất. Thức ăn, đồ uống tại đây để vỗ béo đều là những thứ lắm dầu, nhiều đạm và đặc biệt là một thứ nước hòa trộn giữa sữa tươi và máu nóng lấy từ gia súc.
To béo được coi là tiêu chí của cái đẹp
Danh hiệu “người đàn ông béo nhất” sẽ mang lại cho người thắng cuộc vinh quang suốt đời và cơ hội lớn hơn để tìm được bạn đời.
4. Lễ trưởng thành của những chiến binh máu
Người Samburu là dân du cư chăn thả gia súc với ngôn ngữ và truyền thống riêng cùng những tục lệ vẫn được duy trì từ hàng ngàn năm trước, trong đó có lễ trưởng thành.
Lễ trưởng thành của những chiến binh máu
Các chiến binh của bộ lạc, còn gọi là Moran, trải qua lễ trưởng thành vào cuối tháng 8, đánh dấu thời điểm anh được công nhận là một người đàn ông thực sự, một thủ lĩnh tương lai và được giao trọng trách bảo vệ cộng đồng. Trong buổi lễ, mỗi chiến binh sẽ tự tay giết một con bò và uống máu trực tiếp từ vết thương trên cổ nó.
Lễ trưởng thành thường kéo dài một tuần. Trong thời gian này, người dân của cả bộ lạc sẽ mặc những trang phục rực rỡ, đeo những chiếc vòng đầy màu sắc và rất nhiều đồ trang sức để tham gia những vũ hội sôi động, tràn ngập sức sống, cùng chúc mừng những chiến binh đã trưởng thành của bộ lạc.
5. Ngày hội “cướp vợ” của người khác
Tháng 9 hàng năm, bộ lạc Woodabe sống ở Niger sẽ cùng nhau tổ chức lễ hội kéo dài 1 tuần để cùng ăn mừng mùa mưa kết thúc. Đây cũng là dịp diễn ra lễ “cướp vợ”, một nghi thức truyền thống đã truyền lại qua nhiều thế hệ của bộ lạc này.
Ngày hội “cướp vợ”
Trong dịp này, những người đàn ông của bộ lạc sẽ tham gia cuộc thi sắc đẹp Gerewol. Nam giới sẽ trang điểm, ăn vận những bộ cánh đẹp nhất và nhảy điệu Yaake truyền thống. Người chiến thắng cuộc thi có quyền chọn cô gái anh ta thích, kể cả phụ nữ đã lập gia đình.
Tuy nhiên, chữ “cướp vợ” khiến rất nhiều người ngoài hiểu nhầm. Thực tế, điều thú vị là phụ nữ bộ lạc Woodabe có quyền lựa chọn lấy ai làm chồng. Nếu người chồng cũ khiến họ không hài lòng, họ hoàn toàn được phép bỏ đi và tìm người chồng mới hợp ý hơn.
Độc đáo nghi lễ Xaybath - Lễ hội vào chay của người dân Lào
Hôm nay (24/7), người dân Lào tiến hành nghi lễ Xaybath (Cúng dường), Lễ hội Khau Phan Sa hàng năm theo phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Trong 3 tháng tiếp theo, các nhà sư sẽ không thực hiện nghi lễ Takbat - khất thực hoặc các hoạt động bên ngoài như thường lệ mà sẽ tập trung tu tập tại chùa.
Mặc dù trời mưa to, nhưng người dân, phật tử Lào đã dậy từ 4 giờ sáng, xếp dọc theo những con đường mà các nhà sư đi qua để tiến hành nghi lễ cúng dường.
Trước ngày lễ một ngày, bà con phật tử đã chuẩn bị các đồ lễ như: gói bánh, chuẩn bị hương, hoa, nến, đèn, bánh kẹo, cơm , xôi, hoa quả... để cúng dường.
Truyền thống nghi lễ khất thực Xaybath ở Lào xuất hiện từ thế kỷ 14. Đây là một trong những nét đẹp truyền thống lâu đời của nền văn hóa Phật giáo của xứ xở Triệu Voi.
Các nhà sư sẵn sàng nhận đồ cúng dường dù đó là một giỏ xôi nóng hổi đầy ắp hay chỉ đơn giản một trái chuối...
Đồ cúng dường đơn giản chỉ là ít bánh và hoa quả
Các em nhỏ cũng dậy từ rất sớm để theo cha mẹ thực hiện nghi lễ cúng dường.
Con trai chị Chanxay còn bé nên có tính tò mò tìm hiểu về nghi lễ Xaybath. Chị cho biết, đây cũng là một cách để mình dạy con gìn giữ nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán.
Còn gia đình nhà chị Aminta, hàng năm đều cùng nhau Xaybath vào ngày đầu tiên của Lễ hội Khau Phan Sa để cầu mong một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia đình, người thân.
Thiếu nữ Lào trong trang phục truyền thống thực hiện nghi thức Xaybath để dâng đồ lễ cho các nhà sư.
Để phục vụ du khách muốn tham gia nghi lễ Takbat, nhiều hàng quán đã bày bán đầy đủ đồ cúng dường cần thiết ngay cạnh cổng chùa.
Lễ vào chay "Khau Phan Sa" (nghĩa là nghỉ mùa mưa) được Đức Phật đề ra. Theo đó, trong suốt ba tháng mùa mưa từ 15/8 đến 15/11 theo lịch truyền thống Lào, các nhà sư sẽ tập trung tu tập, nghiên cứu Phật pháp và sửa sang, trang hoàng lại nhà chùa. Đây là một lễ hội quan trọng theo phong tục 12 lễ hội hàng năm trong văn hóa Lào. Trong thời gian này, Phật tử sẽ thường xuyên vào chùa để nghe thuyết pháp và cúng dường đồ dùng, thực phẩm cho các nhà sư./.
Khám phá truyền thống và phong tục cổ xưa tại ngôi làng cổ lớn nhất ở Hàn Quốc Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết khi đến thăm làng Hanok Jeonju - ngôi làng cổ lớn nhất Hàn Quốc ở thành phố Jeonju. Làng Hanok Jeonju - ngôi làng cổ xinh đẹp của Hàn Quốc Làng Hanok Jeonju nằm ở thành phố Jeonju có 735 ngôi nhà hanok truyền thống của Hàn Quốc. Trong khi phần còn lại...