Châu Phi đủ năng lực đối phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai
Châu Phi đã chuẩn bị kỹ lưỡng các biện pháp ứng phó cần thiết trước nguy cơ bùng phát làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19, trong đó bao gồm việc tận dụng những kinh nghiệm có được sau khi đã ngăn chặn thành công đợt dịch thứ nhất.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ruaraka, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Nam Phi, phát biểu tại Hội nghị Kinh tế châu Phi 2020 được tổ chức theo hình thức trực tuyến vừa kết thúc tại thủ đô Addis Ababa, Ethiopia, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC Africa) John Nkengasong cho biết, trong thời gian qua, các nước khu vực đã hoàn thiện các công tác chuẩn bị nhằm ứng phó hiệu quả hơn với dịch COVID-19, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực xét nghiệm, củng cố hệ thống phòng dịch cấp cơ sở và đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại trong công tác cách ly và truy vết tiếp xúc.
So với thời điểm 11 tháng trước, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu xâm nhập vào “Lục địa Đen”, châu Phi giờ đây đã được chuẩn bị tốt hơn rất nhiều để sẵn sàng đối phó với nguy cơ xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ hai và đây là một tin rất đáng khích lệ đối với 1,3 tỷ dân của lục địa này. Châu Phi hoàn toàn có đủ năng lực để ngăn chặn đà lây lan của đại dịch cho tới lúc được tiếp nhận vaccine vào nửa đầu năm 2021.
Cũng tại hội nghị, Chủ tịch Liên đoàn Y tế Đông Phi (FOASPS) Clare Omatseye nhấn mạnh sự cấp thiết của việc xây dựng những cơ chế hợp tác công – tư tại các quốc gia châu Phi nhằm huy động tối đa các nguồn lực của xã hội trong việc nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị cũng như góp phần vào quá trình nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Trong một diễn biến liên quan, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết châu Phi đang trở thành một trong những khu vực tiên phong trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên thế giới thông qua việc đóng góp một số lượng đáng kể các sáng kiến trong công tác ứng phó với đại dịch này.
Theo WHO, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại châu Phi, châu lục này đã có tổng cộng 128 sáng kiến trong tổng số 1.000 sáng kiến trên toàn cầu, chiếm tỷ lệ 12,8%. Các sáng kiến của châu Phi đang được ứng dụng đa dạng trên nhiều lĩnh vực từ các biện pháp giám sát dịch bệnh, truy dấu tiếp xúc cho đến các phương pháp phòng dịch và chữa trị người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong 128 sáng kiến về công nghệ của châu Phi, khoảng 60% liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT), 25% liên quan đến công nghệ in ba chiều (3D) và số còn lại có mối quan hệ mật thiết đến công nghệ robot. Nổi bật trong số các sáng kiến liên quan đến ICT là công nghệ trả lời tự động trên ứng dụng chat Whatsapp của Nam Phi, ứng dụng tự chẩn đoán bệnh của Angola, ứng dụng truy vết tiếp xúc của Ghana và ứng dụng tư vấn phòng dịch của Nigeria.
Theo số liệu từ CDC châu Phi, tính đến hết ngày 10/12, tại 55 nước thành viên của Liên minh châu Phi (AU) đã ghi nhận trên 2,3 triệu ca nhiễm, tương đương 3,3% tổng số ca nhiễm trên toàn cầu, một tỷ lệ khá thấp so với mức trung bình trên thế giới. Tuy nhiên, trong hai tháng qua, trung bình mỗi tuần số ca nhiễm trên toàn châu lục đã tăng 6 – 10% mặc dù trước đó châu Phi đã ngăn chặn thành công làn sóng dịch COVID-19 thứ nhất.
Video đang HOT
Ý đồ của Trung Quốc khi ưu tiên vaccine Covid-19 cho các nước đang phát triển
Các chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc giành ưu tiên hàng đầu trong tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 cho các nước đang phát triển là nhằm tìm cách gia tăng ảnh hưởng và quyền lực mềm.
Trong bối cảnh cuộc đua giành những liều vaccine ngừa Covid-19 đang nóng lên trên toàn cầu, Trung Quốc đã cam kết giành ưu tiên hàng đầu cho các nước châu Á, châu Phi tiếp cận các loại vaccine do nước này sản xuất - một động thái khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về ý đồ của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm cơ sở khoa học nghiên cứu vaccine tại Bắc Kinh ngày 2/3/2020. Ảnh: Tân hoa xã/Getty
Các công ty Trung Quốc cũng đã ký thỏa thuận với một số nước đang phát triển để tiến hành thử nghiệm và sản xuất vaccine ngừa Covid-19.
Theo các chuyên gia, động thái này có thể đặt sức ép lên những những nước được quyền ưu tiên tiếp cận vaccine của Trung Quốc, khiến họ có thể phải đổi lại bằng các lợi ích chính trị và thương mại cho Bắc Kinh.
"Tôi nghĩ họ đang tìm kiếm lợi ích trong đó. Trung Quốc muốn mở rộng lợi ích thương mại và chiến lược ở những nước đó", nhà phân tích Imogen Page-Jarrett thuộc Tổ chức tình báo kinh tế (có trụ sở tại Anh) nói.
Các nhà phân tích cho rằng vaccine có thể trở thành "công cụ giúp mở rộng ảnh hưởng và quyền lực mềm của Trung Quốc", cũng như giúp xóa bỏ những nghi ngờ và chỉ trích cho rằng Trung Quốc là nước phải chịu trách nhiệm về đại dịch toàn cầu hiện nay.
Ông Jacob Mardell, thuộc của Viện Mercator nghiên cứu Trung Quốc (của Đức) cho rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc từng nói vaccine là một "hàng hóa công cộng toàn cầu" - nhưng họ cũng nói như vậy về tình bằng hữu và sự lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc. Cả 2 đều có liên kết chặt chẽ với nhau.
"Tôi nghĩ vaccine sẽ là một đòn bẩy thiết yếu", ông Mardell nói
Về phần mình, Trung Quốc vẫn thường nói "sẽ không biến vaccine ngừa Covid-19 thành bất cứ công cụ ngoại giao hay vũ khí địa chính trị nào và Bắc Kinh phản đối việc chính trị hóa việc phát triển vaccine".
Ý đồ của Bắc Kinh
Chong Ja Ian, Giáo sư về Khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, nói rằng Trung Quốc có thể đề nghị hợp tác trên mọi vấn đề. Những khía cạnh đó có thể bao gồm thảo luận thực tiễn như Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông, cũng như việc chấp nhận sử dụng của các sản phẩm công nghệ Trung Quốc.
Theo ông, có rất nhiều lợi ích song trùng giữa Trung Quốc với các nước mà Bắc Kinh đang "để mắt" tới. Cũng có nhiều lĩnh vực Trung Quốc muốn giành được ưu thế, nhất là trước Mỹ.
Tuy nhiên, giáo sư Chong cho rằng, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc muốn đem vaccine ra để "đổi chác" lấy một số lợi ích. Động cơ kiểu tư lợi như vậy không phải là đặc trưng chỉ với Trung Quốc. Bên cạnh đó chính các công ty dược phẩm đều muốn hưởng lợi từ việc bán vaccine.
"Dù anh có thể yêu cầu quá đáng hoặc đang tìm kiếm siêu lợi nhuận, câu hỏi đặt ra là anh có thể đi được bao xa", giáo sư Chong nói.
Dựa trên những gì đã từng thấy trước đây, giáo sư Chong Ja Ian cho rằng Trung Quốc có thể sẽ đưa ra những đòi hỏi "bất cân xứng".
Ngoại giao vaccine có thành công?
Việc Trung Quốc có thể giành được lợi thế chính trị từ vaccine hay không còn tùy thuộc vào độ an toàn và khả năng chi trả của các nước khác, theo các chuyên gia.
"Nếu vaccine Trung Quốc ít hiệu quả, ít an toàn hơn, thì nhu cầu đối với vaccine của nước này cũng sẽ giảm. Tất cả những điều này còn phụ thuộc vào dữ liệu được công bố", ông Chong nói.
Các công ty dược phẩm ở Mỹ và châu Âu đã sẵn sàng công bố kết quả thử nghiệm, trong khi các dữ liệu từ Trung Quốc dường như vẫn chưa được công khai.
Trung Quốc hiện có 5 vaccine đang tiến thử nghiệm giai đoạn cuối và ít nhất 1 loại vaccine đang xin giấy phép phê duyệt.
Tuy nhiên, bà Page-Jarrett của cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng vẫn có lý do để tin tưởng vào vaccine của Trung Quốc.
"Nếu như Trung Quốc cần chủng ngừa cho người dân trong nước trước khi giành vaccine cho các nước khác, thì họ sẽ không tiến hành kế hoạch này với bất cứ loại vaccine nào thiếu độ an toàn và hiệu quả. Nếu vaccine ngừa Covid-19 do Trung Quốc phát triển phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng với ngay chính người dân của họ, thì điều đó sẽ đem lại tai tiếng xấu cho Bắc Kinh", bà nói.
Trong khi đó, nhà phân tích Mardell từ Viện Mercator về nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, các loại vaccine hiệu quả cao được phát triển ở phương Tây đã bị các nước giàu "thâu tóm". Điều này đồng nghĩa với việc sẽ còn cơ hội cho vaccine Trung Quốc, đặc biệt là ở những nước đang phát triển không có đủ tiền cho các lựa chọn vaccine do Pfizer-BioNTech hay Moderna sản xuất.
Theo bà Page-Jarrett hầu hết các nước cũng đều đã ký thỏa thuận với các nhà cung cấp vaccine khác nhau vì "không ai muốn đặt tất cả trứng vào một giỏ".
Trong khi đó, bên cạnh các yếu tố an toàn và hiệu quả trong lựa chọn vaccine, các nước Đông Nam Á cũng sẽ muốn duy trì sự trung lập và độc lập" chứ không muốn để mình bị gây sức ép bởi các thế lực bên ngoài./.
Tổng thống Akufo-Addo tái cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp Ngày 9/12, theo công bố của Uỷ ban bầu cử Ghana (EC), Tổng thống Nana Akufo-Addo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đầy tranh cãi, sau khi ông vượt qua đối thủ lâu năm John Mahama để tái cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp. Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh về đầu tư...