Châu Phi đánh dấu 3 năm không có bệnh bại liệt
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa xác nhận châu Phi đánh dấu 3 năm không có trường hợp mắc bệnh bại liệt hoang dã nào.
Cho trẻ uống vaccine ngừa bại liệt ở châu Phi
Ca mắc bệnh bại liệt gần đây nhất của lục địa này do virus hoang dã gây ra đã được phát hiện vào ngày 21-8-2016 tại Nigeria. Dự kiến, châu Phi sẽ được chứng nhận chính thức không còn bệnh bại liệt vào đầu năm 2020 sau một quá trình đánh giá độc lập. Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh có nguồn gốc từ vaccine vẫn còn là một thách thức.
Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc khu vực của WHO tại châu Phi, cho biết đây là tiến bộ chưa từng có của các chính phủ, đối tác và nhân viên y tế, những người đã triển khai các nguồn lực tài chính và kỹ thuật để cung cấp vaccine và giáo dục cộng đồng, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa. Một khi châu Phi được tuyên bố không có bệnh bại liệt, 5/6 khu vực của WHO sẽ không có bệnh bại liệt. Chỉ còn khu vực Pakistan và Afghanistan vẫn còn bệnh này.
Các trường hợp do virus bại liệt hoang dã được tìm thấy trong tự nhiên đã giảm hơn 99% kể từ năm 1988, từ ước tính 350.000 trường hợp xuống còn 33 trường hợp được báo cáo vào năm 2018, theo WHO. Tuy nhiên, sự bùng phát của các chủng bại liệt có nguồn gốc từ vaccine đã xảy ra ở Cộng hòa Trung Phi, Somalia, Kenya, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria và Papua New Guinea trong những năm gần đây. Bệnh bại liệt có nguồn gốc từ vaccine xảy ra khi các chủng virus bại liệt sống được sử dụng trong vaccine bại liệt bằng miệng gây đột biến, lây lan và trong một số trường hợp hiếm gặp, gây ra dịch.
Video đang HOT
Theo ông David Heymann, Giáo sư Dịch tễ học Bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, ngăn chặn sự xuất hiện và truyền bệnh bại liệt có nguồn gốc từ vaccine cần được ưu tiên nếu căn bệnh này được xóa sổ khỏi châu Phi và phần còn lại của thế giới.
GIA BẢO
Theo sggp
Nhà hoạt động vì quyền động vật hô hào người dân "để yên cho muỗi hút máu vì nó còn phải nuôi con"
Trong khi cả thế giới đang ra sức diệt muỗi, người đàn ông này lại kêu gọi mọi người để loài côn trùng này được yên thân.
Aymeric Caron, MC truyền hình nổi tiếng nước Pháp, nói rằng bọn muỗi phải đi hút máu về để nuôi con - vì vậy chúng ta không nên làm phiền hoặc lấy vợt đánh chết "những người mẹ tận tụy" này.
Người đàn ông 47 tuổi tự nhận là người ủng hộ quyền bình đẳng của muôn loài. Chưa hết, Caron còn hô hào mọi người để yên cho muỗi hút máu, trừ khi ở châu Phi mới sợ bị lây nhiễm sốt rét.
Theo Independent, Caron khẳng định sẽ "thật xấu hổ nếu tấn công một người mẹ đang tìm cách nuôi con".
Ngoài ra, gã khuyên chúng ta nên coi đó là "hiến máu" và lý tưởng nhất chính là tránh làm chết muỗi trong khi chúng đi kiếm ăn, làm chết lúc khác thì được...
"Muỗi cái không có lựa chọn nào khác ngoài việc mạo hiểm mạng sống vì các con".
Người đàn ông 47 tuổi tiếp tục nói về cách tốt nhất để chống muỗi là dùng tinh dầu tự nhiên, không nên dùng nước hoa vì "gây độc cho côn trùng".
Sau bài phát biểu trên truyền hình, Aymeric Caron đã hứng vô số "gạch đá" từ dư luận. Có người còn so sánh tư tưởng của Caron với hội những người chống vắc-xin.
Aymeric Caron
Này Caron, anh đùa hả?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính riêng năm 2017 - đã có tới 219 triệu trường hợp nhiễm sốt rét ở 87 quốc gia. Chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, Đông Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương, Mỹ và đặc biệt là châu Phi. Nếu không được điều trị đúng cách trong 24 giờ, sốt rét sẽ tiến triển thành bệnh nặng hơn và thường dẫn đến tử vong.
Chúng ta đã ra sức chống muỗi từ cả nghìn năm trước, không biết tổ tiên sẽ nghĩ sao khi con người của thế kỷ 21 kêu gọi "để cho muỗi hút máu vì đấy là quyền của nó?".
Theo Unilad/Helino
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ nhiễm nấm chết người Trong khi các bệnh nấm đã tàn phá nhiều loài động thực vật thì con người và các động vật có vú khác hầu hết được căn bệnh này "bỏ qua". Nhưng khi biến đổi khí hậu hoành hành, những biện pháp phòng vệ cũ có thể vô hiệu hóa, đe dọa sức khỏe con người. Từ năm 2012 đến 2015, các phiên...