Châu Phi chật vật ứng phó thời tiết cực đoan
Tình trạng biến đổi khí hậu khiến châu Phi nóng lên với tốc độ nhanh hơn so với phần còn lại của trái đất và hứng chịu nhiều hình thái thời tiết khắc nghiệt.
Tuy nhiên, khả năng ứng phó của các quốc gia “lục địa đen” lại thấp hơn các khu vực khác, đẩy hàng trăm triệu người đến bờ vực khủng hoảng nhân đạo.
Kể từ cuối tháng 3/2024, thời điểm tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo sắp kết thúc, một đợt nắng nóng gay gắt chưa từng có, với nhiệt độ vượt 45 độ C trên khắp vùng Sahel và Tây Phi, France24 ngày 21/4 trích dẫn báo cáo của tổ chức nghiên cứu khí hậu World Weather Attribution thông tin.
Nắng nóng kèm hạn hán khiến tình hình an ninh lương thực tại châu Phi diễn biến xấu đi. Ảnh: GettyImages
Gần đây, Mali và Burkina Faso thậm chí ghi nhận nhiệt độ ban ngày lên đến 48,5 độ C, cao nhất từng được báo cáo vào tháng tư hàng năm trong suốt 200 năm qua. Nắng nóng cũng tấn công các nước khác ở khu vực như Niger, Nigeria, Benin, Togo, Ghana, Bờ Biển Ngà, Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea-Bissau và Guinea, khiến nhiều người thiệt mạng hoặc phải nhập viện. Tại bệnh viện Gabriel-Toure ở Mali, 108 ca tử vong đã được ghi nhận trong 4 ngày đầu tháng, phần lớn có nguyên nhân liên quan đến thời tiết cực đoan.
“Nắng nóng quanh năm là một phần của cuộc sống ở Sahel và Tây Phi”, chuyên gia Maximiliano Herrera nêu. “Tuy nhiên, nhiệt độ khắc nghiệt chưa từng có và số ca tử vong gia tăng đã cho thấy mức độ nguy hiểm của tình hình”.
Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc (LHQ), nhiệt độ cao đã trở thành nguyên nhân gây ra cái chết của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người tại Tây Phi và Sahel. Tuy nhiên, con số chính xác khó xác định do khả năng thống kê hạn chế của các nước khu vực, nơi hàng triệu người dân còn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn điện, nước sạch hoặc các thiết bị làm mát. Ngoài ra Tây Phi cũng trải qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ những năm vừa qua, làm giảm không gian xanh hoặc bóng râm, làm trầm trọng hơn tình trạng nắng nóng.
Báo cáo của LHQ cho thấy, châu Phi đang nóng lên nhanh hơn các khu vực khác của hành tinh và mức nhiệt độ kỉ lục sẽ xuất hiện ngày một thường xuyên do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Bên cạnh tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân, nắng nóng kèm hạn hán sẽ khiến mùa màng thất thu, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng. Với nền nhiệt độ tăng thêm một độ C, sản lượng nông nghiệp tại các nước đang phát triển ở châu Phi sẽ giảm 3%. Một dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế khẳng định, vùng châu Phi cận Sahara sẽ giảm từ 5-17% sản lượng nông nghiệp đến năm 2050, mặc dù dân số tăng nhanh.
Video đang HOT
Hiện nay, khoảng 870 triệu người dân ở châu Phi đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và con số đang gia tăng. Bên cạnh đó, nắng nóng khiến các đám cháy rừng xảy ra với tần suất cao, đe dọa hệ sinh thái. Mùa Hè năm ngoái, tình trạng cháy rừng và hạn hán ở vùng Sừng châu Phi gây thiệt hại kinh tế hơn 8,5 tỷ USD, trong khi vào mùa Đông, mưa bất thường gây lũ lụt đã cướp đi hơn 300 sinh mạng, phá hủy cơ sở hạ tầng, nhà cửa, bệnh viện, trường học và đường sá.
Có một nghịch lý là, dù chịu nhiều thiệt hại từ biến đổi khí hậu, châu Phi lại không phải tác nhân chính dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu. Thống kê của LHQ chỉ ra rằng, châu Phi chiếm khoảng 17% dân số trái đất, nhưng chỉ đóng góp 4% lượng khí thải nhà kính.
Tính bình quân đầu người, mỗi người dân tại châu Phi thải ra khoảng một tấn CO2 mỗi năm, thấp hơn so với con số 2,5 tấn của Nam Mỹ; 4,6 tấn của châu Á; 7,1 tấn của châu Âu; 10 tấn của Châu Đại Dương và 10,3 tấn của Bắc Mỹ. Tuy vậy, năng lực ứng phó của châu Phi với thời tiết cực đoan lại kém hơn. Lục địa châu Phi có diện tích lớn hơn Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ cộng lại.
Theo dữ liệu của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), châu Phi có 37 trạm radar để theo dõi thời tiết, mặc dù đây là một công cụ thiết yếu để dự báo rủi ro cùng với dữ liệu vệ tinh và các hoạt động giám sát dưới mặt đất. Để so sánh, châu Âu có 345 cơ sở radar tương tự, Bắc Mỹ có 291 cơ sở.
Tại hội nghị bàn tròn cấp cao về tài chính khí hậu, được tổ chức trong khuôn khổ hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới (WB) mới nhất, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (ADB) Akinwumi Adesina ngày 20/4 đã kêu gọi cộng đồng thế giới tăng tốc hỗ trợ châu Phi mọi nguồn lực để ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Châu Phi đang nằm trong “tâm bão” do biến đổi khí hậu, chiếm 9 trong số 10 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu trên toàn cầu”, ông Adesina nêu. “Nhưng châu Phi không nhận được những gì cần thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu. Châu Phi chỉ nhận được 30 tỷ USD mỗi năm để thích ứng với biến đổi khí hậu, trong khi nhu cầu của họ là 277 tỷ USD mỗi năm”.
Giới chuyên gia nhận định, các cường quốc trên thế giới cần nỗ lực thu hẹp khúc mắc liên quan đến tình hình chính trị tại châu Phi để đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu tại khu vực. Một nghiên cứu do Đại học Exeter ở Anh công bố cho thấy nhiều vùng châu Phi, ví dụ như Burkina Faso và Mali, có thể không còn nhiều lãnh thổ để con người sinh sống vào năm 2080 nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục gia tăng với tốc độ hiện tại.
Châu Âu hứng chịu 'căng thẳng nhiệt cực đoan'
Thời tiết nắng nóng đã khiến châu Âu phải hứng chịu nhiều ngày "căng thẳng nhiệt cực đoan" hơn những gì các nhà khoa học từng dự báo.
Cây cối bị thiêu rụi do cháy rừng ở Rhodes, Hy Lạp, nơi hứng chịu trận cháy rừng lớn nhất từng được ghi nhận ở EU. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo cơ quan quan sát Trái đất của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), các chất ô nhiễm giữ nhiệt làm tắc nghẽn bầu khí quyển đã đẩy nhiệt độ ở châu Âu vào năm ngoái lên mức cao nhất từng được ghi nhận.
"Người châu Âu đang phải hứng chịu nắng nóng chưa từng thấy vào ban ngày và nắng nóng khó chịu vào ban đêm. Tỷ lệ tử vong do nắng nóng đã tăng 30% ở châu Âu trong hai thập kỷ qua", báo cáo chung về khí hậu của 2 tổ chức trên cho biết.
Tổng thư ký WMO Celeste Saulo nhận định rằng cái giá của hành động vì khí hậu có vẻ cao, nhưng cái giá của việc không hành động còn cao hơn nhiều.
Báo cáo cho biết nhiệt độ trên khắp châu Âu cao hơn mức trung bình trong 11 tháng năm 2023, bao gồm cả tháng 9 nóng nhất kể từ khi dữ liệu được ghi lại.
Thời tiết nóng và khô đã gây ra những đám cháy lớn, tàn phá các ngôi làng và khói lan rộng làm ô nhiễm cả các thành phố xa xôi. Những đám cháy mà lực lượng cứu hỏa phải đối phó đặc biệt khốc liệt ở các quốc gia phía nam bị hạn hán như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy.
Theo báo cáo, Hy Lạp đã hứng chịu trận cháy rừng lớn nhất được ghi nhận ở EU, thiêu rụi 96.000 ha rừng.
Trong khi đó, những trận mưa lớn cũng gây lũ lụt chết người. Báo cáo cho thấy châu Âu ẩm ướt hơn khoảng 7% vào năm 2023 so với mức trung bình trong ba thập kỷ qua. 1/3 mạng lưới sông ngòi của châu lục này đã vượt qua ngưỡng lũ "cao" và 1/6 ở mức "nghiêm trọng".
Ông Carlo Buontempo, Giám đốc cơ quan biến đổi khí hậu Copernicus cho biết: "Năm 2023, châu Âu chứng kiến trận cháy rừng lớn nhất từng được ghi nhận vào một trong những năm ẩm ướt nhất, các đợt nắng nóng nghiêm trọng trên biển và lũ lụt tàn khốc trên diện rộng. Nhiệt độ tiếp tục tăng, khiến dữ liệu của chúng tôi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và chúng ta cần chuẩn bị cho những tác động của biến đổi khí hậu".
Tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với lượng mưa không phải lúc nào cũng rõ rệt. Không khí ấm hơn có thể giữ nhiều độ ẩm hơn, tạo điều kiện cho nhiều cơn bão cực đoan xảy ra hơn.
Nhưng đối với sóng nhiệt, hiện tượng nóng lên toàn cầu lại có tác động mạnh mẽ hơn nhiều. Báo cáo không đưa ra số liệu về số người tử vong vì nắng nóng vào năm 2023, nhưng các nhà khoa học đã ước tính số người tử vong vào năm 2022 là khoảng 70.000 người.
Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất, nóng lên với tốc độ cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu. Ảnh đồ hoạ: The Guardian
Ông Friederike Otto, nhà khoa học khí hậu tại Imperial College London, cho biết số ca tử vong liên quan đến nhiệt độ vào năm 2023 có thể cao hơn.
Báo cáo trên được đưa ra 2 tuần sau khi Tòa án nhân quyền châu Âu ra phán quyết rằng chính sách khí hậu yếu kém của Thụy Sĩ đã vi phạm nhân quyền của một nhóm phụ nữ lớn tuổi - những người có nhiều khả năng tử vong vì sóng nhiệt.
Phán quyết này khiến tất cả các chính phủ châu Âu dễ bị tổn thương trước các vụ kiện tương tự, buộc họ phải ban hành các chính sách giúp hành tinh không nóng hơn 1,5C so với mức tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ này.
Bà Ana Raquel Nunes tại Đại học Warwick cho biết hành động khẩn cấp để bảo vệ sức khỏe và đưa vào chính sách khí hậu cần là điều "bắt buộc".
Cùng với việc nêu bật những thiệt hại nghiêm trọng về khí hậu, các nhà khoa học cũng chỉ ra lượng điện được sản xuất từ các nguồn tái tạo đã phá kỷ lục. Vào năm 2023, 43% điện năng là năng lượng tái tạo, tăng từ 36% trong năm trước.
WHO: Siro ho nhiễm độc của Johnson & Johnson không còn được bán ở châu Phi Ngày 22/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết lô siro ho trẻ em bị nhiễm độc mang nhãn hiệu Benylin Paediatric đã không còn được bán tại các nước châu Phi. Đầu tháng này, Nigeria đã thu hồi một lô thuốc ho và dị ứng dành cho trẻ em sau khi các xét nghiệm cho thấy sản phẩm chứa hàm...