Châu Phi cần 5 tỷ USD/năm để phát triển cơ sở hạ tầng ICT
Châu Phi hàng năm cần gần 5 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong bối cảnh châu lục này đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới.
Ngày 9/9, Ủy ban Kinh tế châu Phi của Liên hợp quốc (ECA) cho biết châu Phi hàng năm cần gần 5 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), trong bối cảnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của châu lục với 1,3 tỷ dân đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới.
Giám đốc Trung tâm Thống kê châu Phi của ECA Oliver Chinganya còn nhấn mạnh thêm về sự cần thiết nâng cấp cơ sở hạ tầng ICT trên khắp châu Phi, nhằm tăng tốc, khối lượng và độ tin cậy cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại châu lục này.
Video đang HOT
Theo hãng tin THX, khi thảo luận về những thành phố thông minh và cư dân kỹ thuật số, ông Chinganya cho rằng điều quan trọng không kém cần phải nhớ rằng mới chỉ có 1/3 người dân châu Phi sử dụng mạng Internet và một nửa dân số châu lục này sở hữu điện thoại di động.
Trong một động thái khác mới đây Diễn đàn Kinh tế thế giới về châu Phi ( WEF Africa 2019) ở thành phố Cape Town của Nam Phi, đã tập trung thảo luận vào những lĩnh vực bao gồm đổi mới, phát triển bền vững, số hóa và quản lý nhà nước.
Tại WEF Africa 2019, các nhà lãnh đạo châu Phi đã có những chương trình nghị sự về thương mại điện tử cho châu Phi (Africa E-Commerce), bao gồm 8 kế hoạch hành động nhằm tận dụng tối đa những lợi ích mà thương mại điện tử mang đến cho tiến trình phát triển kinh tế tại châu lục.
Theo Bnews
Phát triển hệ thống Giám sát kháng kháng sinh tại Việt Nam
Ngày 9/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Trung tâm Nghiên cứu Kháng kháng sinh (Viện truyền nhiễm Quốc gia, Nhật Bản) đã chính thức ký biên bản ghi nhớ hợp tác về Phát triển hệ thống Giám sát kháng kháng sinh tại Việt Nam.
Đây là lễ ký kết quan trọng, đánh dấu bước phát triển hợp tác trong công tác phòng chống kháng kháng sinh, chính thức ghi nhận cam kết đồng hành của Trung tâm Nghiên cứu Kháng kháng sinh cùng ngành Y tế Việt Nam trong quá trình phát triển hệ thống Giám sát kháng kháng sinh tại Việt Nam.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, kháng kháng sinh là mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi sự tham gia và phối hợp hành động giữa các quốc gia.
"Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Tây-Thái Bình Dương đã phát triển và thông qua kế hoạch hành động quốc gia về kháng kháng sinh vào năm 2013. Hiện tại,Việt Nam đang thiết lập một mạng lưới giám sát kháng kháng sinh và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về giám sát kháng kháng sinh với hỗ trợ của một số đối tác quốc tế hướng tới cải thiện hệ thống giám sát và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kháng kháng sinh, đồng thời giúp các bệnh viện nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn", PGS.TS Lương Ngọc Khuê thông tin.
Theo Biên bản ghi nhớ hợp tác, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Kháng kháng sinh (Viện truyền nhiễm Quốc gia, Nhật Bản) để phát triển hệ thống Giám sát kháng kháng sinh tại Việt Nam với mục tiêu chính là xây dựng cấu trúc giám sát bền vững thông qua phát triển một mô-đun phần mềm và khung hợp tác, hướng tới việc tạo ra báo cáo quốc gia về kháng kháng sinh và cung cấp thông tin phản hồi cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam nhằm cung cấp cho các bệnh viện hướng dẫn sử dụng hệ thống công nghệ thông tin; tạo một báo cáo quốc gia về kháng kháng sinh ở Việt Nam và báo cáo phản hồi về kháng kháng sinh cho các bệnh viện tham gia trong Hệ thống giám sát. Cùng với đó phát triển một khung hợp tác bền vững giữa hai bên; xây dựng và phát triển cơ cấu quản trị hệ thống tại Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, kháng kháng sinh được ghi nhận là một trong những mối đe dọa hàng đầu trên toàn cầu đối với sức khỏe con người trong thế kỷ 21 do sự lan rộng vi khuẩn kháng thuốc từ nước này sang nước khác. Năm 2016, trên toàn cầu có 490.000 người bị lao đa kháng thuốc và kháng thuốc đang bắt đầu làm phức tạp cuộc chiến chống lại HIV và sốt rét. Klebsiella pneumoniae - một loại vi khuẩn đường ruột phổ biến có thể gây nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng đã kháng với kháng sinh carbapenem...
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Xu hướng tấn công bằng mã độc tống tiền tiếp tục tăng Theo báo cáo của hãng bảo mật Kaspersky, kết thúc quý 2/2019 hãng đã ngăn chặn 16.017 vụ tấn công của mã độc tống tiền (ransomware). Số lượng ransomware này tăng hơn gấp đôi so với quý 2/2018 (7.620 trường hợp). Đây là một phần nằm trong báo cáo Kaspersky IT Threat Evolution quý 2/2019, và cũng ghi nhận có hơn 230.000 người...