Cháu ốm bà ngoại thì sốt sắng, bà nội gọi điện hỏi mỗi câu “thế có được nhiều tiền mừng tuổi không?”
Nghe xong câu hỏi của mẹ chồng, tôi chán chẳng buồn trả lời.
Từ hồi còn yêu người chồng bây giờ, dù thi thoảng mới đến nhà chơi nhưng tôi cũng mơ hồ nhận ra mẹ chồng tương lai là người rất thích tiền và có chút ki bo. Mặc dù nhà chồng tôi cũng khá giả, chẳng thiếu thốn gì nhưng có lẽ đó là bản tính của mẹ, không thể thay đổi được.
Mọi chi tiêu trong gia đình mẹ đều rất dè xẻn nếu như không muốn nói là tính toán từng ly từng tí. Hồi tôi và chồng làm đám hỏi, tôi đã không biết giấu mặt đi đâu khi nhìn nhà trai bê vẻn vẹn vài tráp ăn hỏi ít ỏi đến xin dâu.
Về làm dâu, động một tí là mẹ nói tôi tiêu hoang, không biết tiết kiệm vun vén gia đình. Đồ ăn thức uống trong nhà toàn là những thứ rẻ tiền. Có hôm tôi thèm dưa hấu nên mua một quả về cả nhà cùng ăn. Ai ngờ, mẹ cứ nói đi nói lại chuyện đó đến cả tuần trời.
Có hôm đi chợ cùng mẹ, tôi phát ngại với chị bán hàng vì bà hết cầm lên lại đặt xuống, trả giá từ trên trời xuống dưới tận vực thẳm khiến người bán hàng thậm chí chẳng muốn bán nữa.
Biết tính cách của mẹ chồng mà tôi vẫn choáng trước câu hỏi của bà. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Lại đến khi tôi sinh con, bà mua cho cháu được bộ quần áo không biết ở đâu mà vải vừa cứng vừa ráp khiến tôi không dám cho con mặc. Chuyện ăn uống cũng vậy, mang tiếng ở cữ mà cả tháng trời, ngày nào cũng chỉ có cơm trắng, mấy miếng thịt rang với canh rau ngót. Lắm khi tôi đói quá lại lọ mọ đi mua cái gì rồi giấu giấu giếm giếm như đi ăn trộm, về trốn vào phòng ăn. Nói chung, dần dần tôi cũng quen với tính cách của mẹ nên tự biết lo cho bản thân.
Tết vừa rồi, tôi tranh thủ cho con về ngoại, không biết sao mà về đến nhà thằng bé lại bị ho, sốt. Hằng ngày, tôi gọi điện cho chồng cũng kể con ốm, có cả mẹ chồng tôi ngồi đấy nên bà cũng biết chuyện. Ông bà ngoại thấy cháu ốm thì sốt sắng hết cả lên, Tết chẳng dám đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà chăm nom thằng bé, hết bế rồi lại chơi với cháu, đi hỏi khắp mọi nơi xem có cách nào hạ sốt cho trẻ con.
Thế còn mẹ chồng tôi, biết cháu ốm nhưng không có vẻ không hề lo lắng gì. Cả mấy ngày Tết chỉ gọi điện cho tôi đúng một cuộc, tuyệt nhiên không thấy hỏi thăm cháu có ngoan không, tình hình ốm đau thế nào mà chỉ hỏi duy nhất một câu: “ Thế Cò về ngoại có được nhiều tiền mừng tuổi không?“.
Mặc dù biết tính mẹ chồng nhưng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng trước câu hỏi của bà. Chán chẳng buồn trả lời, tôi lái sang chuyện khác rồi viện cớ con khóc mà cúp máy.
Theo afamily.vn
Hết tết vẫn không thoát câu 'Khi nào lấy chồng?'
Nhiều người đã chọn không về quê ăn tết chỉ để tránh câu hỏi này.
Người lớn cũng cần biết cách tế nhị để không làm khó người khác. Sao lại cứ phải hỏi: bao giờ lấy chồng? Câu hỏi ấy không chỉ diễn ra những ngày Tết mà cả hết tết, miễn thấy mặt là hỏi!
"Sao không ai hỏi mình năm nay làm được những gì? Có vui không? Đã đến được những đâu? Năm tới có mục tiêu gì...Mà toàn thấy mặt là hỏi: bao giờ lấy chồng? Thiệt là chán chết đi mà" - Ng. ấm ức. Chính vì thế, tết này cô ckhông về quê ăn tết.
Thật ra, chuyện của Ng. khá phổ biến. Hầu như cô gái nào đến tuổi lấy chồng mà vẫn cứ đi đi về về một thân một mình chắc chắn sẽ bị hỏi như thế. Người quê luôn có những lặp đi lặp lạ khiến người khác không thấy thoái mái, kiểu như "Lương mày nhiêu?", "Chừng nào lấy chồng?", "Tính khi nào sinh em bé?', "Rồi bao giờ đẻ đứa thế hai?"... Đại loại thế. Thực tế, hỏi cũng chỉ là cách xã giao thông thường của người ở quê. Họ đâu theo dõi được hết cuộc sống của những cô gái chàng trai trên thành phố mà đưa ra những câu hỏi mang tính tâm lý hơn được. Trong những trường hợp như vậy, khổ chủ cứ cười nói cho qua là xong.
"Khổ nỗi, đi từ đầu thôn đến cuối thôn, gặp ai cũng hỏi câu ấy mới phát mệt chứ!" - Ng. phàn nàn.
Về quê ăn tết đôi khi là một áp lực với những cô gái chưa chồng
Có năm, Ng. vác ba lô đi khỏi...Việt Nam những ngày giáp tết. Không rủ được ai, cô cứ thế đi du lịch một mình. Tận hưởng thời gian nghỉ ngơi không có người thân, bạn bè bên cạnh không hẳn là vui. Nhưng Ng. nói vậy còn đỡ hơn về quê cứ phải nghe lại câu hỏi của bao năm cũ.
30 tuổi ở quê đã là quá lứa, trong khi công việc của Ng.ở thành phố đang phát triển. Chưa có duyên gặp bạn trăm năm, cô tập trung phát triển sự nghiệp cũng được bao người ngưỡng mộ, trọng vọng. Vậy nhưng về quê cô cứ có cảm giác bị người này soi người kia nói, đến cả bố mẹ cô cũng sốt ruột đốc thúc. Ông bà bảo không lấy người thành phố thì về quê ông bà mai mối cho. Kiểu gì cũng phải lấy cho được chồng. Ng. chỉ biết kêu trời.
Tự do rực rỡ cũng là lựa chọn của không ít phụ nữ hiện đại
Trong một trường hợp khác, B. là mẹ đơn thân. Đó là lựa chọn của cô. Dù ông bà ngoại của đứa bé cuối cùng cũng nhượng bộ, chấp nhận. Nhưng với bà con chòm xóm ở quê thì đó vẫn là chuyện lạ. Năm đầu cô đưa con gái về ngoại chơi, mấy bà hàng xóm đến chơi vừa vô tình vừa tò mò tọc mạch, hỏi thế cha bé đâu? Chồng mày là ai?
Không giải thích được hết với bà con lối xóm, cũng không muốn họ thêu dệt thị phi, B. nói dối là chồng bận trực cơ quan nên mấy ngày tết không về được. Nói vậy rồi ra Giêng hay suốt năm suốt tháng cũng không thấy "anh chồng" của B.về thăm nhà mẹ vợ. Cái tết thứ hai của con gái, những câu hỏi cũ lại tiếp tục bủa vây B. Làng mỗi người một miệng, nói riết mẹ B.nổi giận, suốt mấy ngày tết lầm lầm lì lì khiến cho không khí cả nhà nặng nề. Năm nay, B. bảo không về quê nữa, sẽ thu xếp đưa mẹ lên ăn tết cùng hai mẹ con ít hôm rồi "trả" bà về cho nhà anh Hai.
Ngày tết là dịp nghỉ ngơi, vui vẻ đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng với một số người đó cũng có thể là những ngày đầy áp lực với những câu hỏi quen thuộc. Vậy nên, để bản thân không phải khó chịu, kém vui thì trước sau cứ phải... tập cười cho quen, cho qua rồi thôi. Biết rằng người quê có hỏi cũng chỉ là hỏi thế thôi, họ cũng không biết là đang khiến người khác khó xử. Nên cứ nhẹ nhàng cho qua. Sao lại phải để những câu hỏi ấy làm nặng bầu không khí của mình, rồi tự mình lại muộn phiền, bực dọc. Làm được thế thì khoảng thời gian ăn tết ở quê sẽ vui vẻ, đáng nhớ hơn.
Người lớn cũng cần biết cách tế nhị để không làm khó người khác. có bao nhiêu chuyện vui ở quê nhà không kể, bao nhiêu niềm vui của tết quê không nói, sao lại cứ phải gặp con gái người ta rồi hỏi: bao giờ lấy chồng?
Lục Diệp
Theo phunuonline.com.vn
Khó chịu vì đầu năm vợ đã chi li vài đồng lì xì, tôi phát hoảng khi thấy cuốn sổ Chẳng lẽ cả năm có một cái Tết lại đi chi li tính toán vài đồng tiền lì xì. Thế mà vợ tôi lại không hiểu điều tối thiểu đó. Vợ chồng tôi đều làm việc trên thành phố nên mỗi tháng đều tranh thủ thời gian về quê thăm bố mẹ 2 ngày. Con cái ai chẳng muốn được sống gần bố...