Châu Âu xoa dịu Trung Quốc
Đại sứ EU khẳng định không ai ngăn cản liên minh này đưa ra tuyên bố, song cho biết khối không muốn leo thang căng thẳng với Trung Quốc.
“Chúng tôi không muốn leo thang, song không gì có thể ngăn cản Liên minh châu Âu (EU) ra những tuyên bố tại bất cứ đâu họ muốn”, Nicolas Chapuis, đại sứ EU tại Trung Quốc, cho biết.
Chapuis ra tuyên bố sau khi Trung Quốc đưa một số nghị sĩ và thực thể của EU vào danh sách đen, đáp trả việc khối này áp đặt các biện pháp trừng phạt với quan chức Trung Quốc vì cáo buộc “vi phạm nhân quyền ở Tân Cương”.
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU, đang dừng các nỗ lực thúc đẩy thỏa thuận toàn diện về đầu tư (CAI) với Trung Quốc khi căng thẳng giữa hai bên leo thang. EC thừa nhận sẽ khó đảm bảo nghị viện EU ủng hộ CAI trong lúc các nghị sĩ chịu lệnh trừng phạt của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Chapuis cho biết tình hình với thỏa thuận CAI không đến mức hoàn toàn ảm đạm. “Tình hình ít kịch tính hơn nhiều người tưởng. Chúng tôi vẫn phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại Trung Quốc”, Chapuis cho biết.
Video đang HOT
Đại sứ EU tại Trung Quốc Nicolas Chapuis phát biểu trong một cuộc họp ở Bắc Kinh tháng 1/2020. Ảnh: Reuters .
Chapuis nói không gì ngăn Trung Quốc phê chuẩn thỏa thuận trước EU, đồng thời bày tỏ mong muốn nước này sớm thông qua CAI song cần tạo ra “không gian chính trị” để Nghị viện châu Âu chấp thuận. “Còn quá sớm để nói liệu không gian chính trị này đã có hoặc đủ lớn hay chưa”, Chapuis cho biết.
Phát biểu tại buổi tiệc chiêu đãi sau bình luận của Chapuis, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết hai bên cần thúc đẩy thực hiện sớm thỏa thuận đầu tư. “Trung Quốc hy vọng EU nhìn nhận chúng tôi một cách khách quan và hợp lý”, Thứ trưởng Tần cho biết.
EU ngày 22/3 thông báo đưa 4 quan chức chính quyền Tân Cương và Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) vào danh sách đen, liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở khu tự trị này. Đây là lần đầu EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989.
Trung Quốc sau đó công bố lệnh trừng phạt với 10 cá nhân và 4 cơ quan châu Âu nhằm đáp trả. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 24/3 cáo buộc EU “đạo đức giả” sau khi hai bên triệu tập đại sứ của nhau trong tranh cãi liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
EU lập chiến lược đối phó Trung Quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương Quan hệ EU – Trung Quốc bên bờ đổ vỡ Mỹ – EU tìm cách hồi sinh nỗ lực đối phó Trung Quốc Trung Quốc đáp trả EU EU trừng phạt quan chức Myanmar, Trung Quốc
Quân đội Mỹ báo động, đề phòng Iran tập kích
Quân đội Mỹ đang duy trì mức báo động cao tại Trung Đông, triển khai biên đội B-52H tuần tra nhằm đề phòng nguy cơ Iran tấn công.
"Lầu Năm Góc đang giám sát chặt chẽ những dấu hiệu đáng lo ngại về hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm tàng từ dân quân Iran tại Iraq. Quân đội Mỹ đang trong trạng thái báo động cao và đã củng cố lực lượng tại Trung Đông để sẵn sàng phản ứng", quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết hôm 10/12.
Quan chức cho biết quân đội Mỹ lo ngại Tehran có thể hành động trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng và kỷ niệm một năm vụ hạ sát tướng Qassem Soleimani, cũng như tận dụng lợi thế khi Mỹ rút quân khỏi Iraq và Afghanistan.
Oanh tạc cơ B-52H cất cánh tại căn cứ Barksdale hôm 9/12. Ảnh: USAF .
"Những yếu tố đó đòi hỏi duy trì trạng thái phòng thủ mạnh trong khu vực, các động thái gần đây không mang tính công kích. Chúng tôi không định hành động, chỉ có kế hoạch thể hiện trạng thái phòng thủ cứng rắn để khiến đối phương tiềm tàng nghĩ lại", quan chức này cho hay.
Biên đội hai oanh tạc cơ chiến lược B-52H hôm 10/12 xuất phát từ căn cứ Barksdale, bang Louisiana, đến Trung Đông và quay lại. Chuyến bay không nghỉ nhằm mục đích "răn đe những hoạt động hung hăng" và thể hiện cam kết của quân đội Mỹ với các nước trong khu vực, theo thông cáo từ Bộ chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) quân đội Mỹ.
Lầu Năm Góc trước đó cũng triển khai tàu sân bay USS Nimitz đến Trung Đông và bổ sung một phi đoàn tiêm kích từ châu Âu tới Vùng Vịnh.
Căng thẳng gần đây gia tăng tại Trung Đông sau khi nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát tại Tehran. Các quan chức Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ sát hại với sự cho phép từ Mỹ, làm tăng lo ngại Tehran hoặc lực lượng ủy nhiệm có thể trả đũa các mục tiêu phương Tây trong khu vực.
Vụ ám sát diễn ra chưa đầy hai tháng trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhậm chức, được cho là có thể làm phức tạp nỗ lực nhằm "hạ nhiệt" quan hệ với Iran sau 4 năm Tổng thống Donald Trump cầm quyền.
CH Cyprus: Tranh cãi xung quanh việc Tổng Kiểm toán công bố báo cáo về cấp 'hộ chiếu vàng' "Chiếc ghế" Tổng Kiểm toán CH Cyprus, Odysseas Michaelides đang bị lung lay sau khi ông gây ra tranh cãi với chính phủ khi công bố báo cáo về chương trình cấp hộ chiếu thông qua đầu tư của nước này. Khi mang hộ chiếu Cyprus, một cá nhân có thể di chuyển, sinh sống và làm việc tại 27 quốc gia châu...