Châu Âu xem xét khiếu nại của Apple về quyết định thuế của EC
Theo EC, công ty toàn cầu này đã lợi dụng chính sách ‘ Double Irish’ (Hai người Ireland) để chỉ trả thuế doanh nghiệp rất nhỏ so với lợi nhuận thực tế.
Hãng công nghệ khổng lồ Apple của Mỹ đã chỉ trích quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu nhà sản xuất điện thoại thông minh iPhone này phải trả lại cho Ireland 13 tỷ euro tiền trốn thuế là “đi ngược lại với thực tế và lẽ thường”.
Lập luận này được đưa ra khi tòa án sơ thẩm châu Âu ngày 17/9 mở phiên tòa xem xét khiếu nại của Apple.
Quyết định của EC được đưa ra tháng 8/2016, sau khi cơ quan này kết luận Apple “lách luật” để được hưởng lợi từ thuế bất hợp pháp trong khoảng thời gian 2003-2004, tức là Apple lẽ ra phải trả nhiều thuế hơn cho Ireland.
Theo EC, công ty toàn cầu này đã lợi dụng chính sách “Double Irish” (Hai người Ireland) để chỉ trả thuế doanh nghiệp rất nhỏ so với lợi nhuận thực tế.
Cơ chế Double Irish là chính sách thuế thân thiện với doanh nghiệp nước ngoài, chủ yếu cho các doanh nghiệp công nghệ, dược phẩm, vốn mang về nhiều công ăn việc làm cho người dân trong nước.
Chính sách này đã được Ireland áp dụng trong hai thập kỷ qua, theo đó chính phủ nước này chỉ đánh thuế các công ty được điều hành và quản lý ở Ireland.
Apple khẳng định mọi thứ đều hợp pháp và Chính phủ Ireland cũng đứng về phía Apple. Công ty đã kháng cáo quyết định của EC.
Video đang HOT
Trong phần tranh luận tại tòa ở Luxembourg, luật sư của Apple, Daniel Beard khẳng định yêu cầu của EC “đi ngược lại với thực tế”, đồng thời nhấn mạnh “kết luận (của EC) là sai lầm”.
Ông Beard lập luận rằng trên thực tế, iPhone, iPad, App Store và các sản phẩm và dịch vụ khác cũng như quyền sở hữu trí tuệ quan trọng của Apple đều được phát triển tại Mỹ, không phải ở Ireland.
Trong ảnh (tư liệu): Khách hàng trải nghiệm máy tính MacBook tại cửa hàng của Apple tại Rosny-sous-Bois, gần Paris, Pháp.
Theo ông Beard, các hoạt động của hai chi nhánh tại Ireland không liên quan đến việc sáng tạo, phát triển hoặc quản lý các quyền này, và đơn giản là không chịu trách nhiệm tạo ra hầu hết lợi nhuận của Apples bên ngoài nước Mỹ.
Ông khẳng định: “Dựa trên các thực tế của sự việc, quyết định (của EC) đã đi ngược lại với thực tế và lẽ thường”.
Với việc trả mức thuế trung bình toàn cầu 26%, Apple cho biết mình là công ty trả thuế nhiều nhất thế giới, và hiện đang nộp khoảng 20 tỷ USD vào quỹ thuế của Mỹ từ những lợi nhuận mà EC cho là phải trả cho Ireland.
Ngoài ra, Apple cũng cáo buộc EC sử dụng quyền lực của mình để chống lại sự hỗ trợ của nhà nước “nhằm thay đổi luật quốc gia, qua đó tìm cách thay đổi hệ thống thuế quốc tế và tạo ra một môi trường bất trắc đối với doanh nghiệp”.
Phát biểu tại tòa, luật sư đại diện cho Ireland khẳng định: “Quyết định của EC cơ bản không hoàn hảo”.
Trong hai ngày, 5 thẩm phán sẽ lắng nghe lập luận của các bên như Ireland, Luxembourg, Ba Lan và Cơ quan Giám sát Khối Mậu dịch tự do châu Âu ( EFTA).
Dự kiến, các luật sư của EC cũng sẽ đưa ra các lý lẽ tranh luận trong ngày 17/9.
Tòa án sơ thẩm châu Âu sẽ ra phán quyết trong những tháng tới, bên thua kiện có thể kháng cáo lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) và có thể mất nhiều năm trước khi phán quyết cuối cùng được đưa ra.
Trong thời gian khiếu nại, Apple đã phải chuyển tiền vào tài khoản ủy thác, do Chính phủ Ireland kiểm soát. Nếu khiếu nại thành công, số tiền này sẽ được trả lại cho Apple.
Theo Bnews
Qualcomm thua kiện trong vụ án chống độc quyền tại EU
Qualcomm, công ty cung cấp chip viễn thông hàng đầu thế giới đang vướng phải nhiều lùm xùm về vấn đề độc quyền ở nhiều quốc gia. Mới đây nhất, Qualcomm tiếp tục bị tòa án EU ra phán quyết bất lợi
Qualcomm đã bị EU để ý tới từ năm 2015, khi công ty này bị buộc tội tự ý định giá chip từ năm 2009 đến 2011 nhằm ép buộc nhà sản xuất điện thoại thông minh của Anh, Icera (sau đó được mua lại bởi công ty Nvidia Corp) phải mua chip của mình. Tháng 1 năm 2017, EU đã yêu cầu Qualcomm cung cấp thêm thông tin nhằm phục vụ cho mục đích điều tra.
Ảnh: Reuters
Phía Qualcomm cho rằng yêu cầu của EU đã vượt quá phạm vi điều tra và đưa khiếu nại lên tòa án. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi phán quyết của tòa án, Qualcomm đã bị phạt 580.000 euro (655.000 USD) vì đã phản ứng chậm trễ.
Tòa án có trụ sở tại Luxembourg ngày hôm qua (9/4) đã bác bỏ vụ khiếu nại của công ty. Tòa án cho rằng các vi phạm của Qualcomm thể hiện trong hồ sơ vụ án là phù hợp với các cáo buộc. Khiếu nại đã không được gia hạn, các thẩm phán của tòa án thông báo.
Năm ngoái, EU đã phạt Qualcomm 997 triệu euro vì đã trả tiền cho Apple với mục đích để iPhone chỉ sử dụng chip của mình nhằm chặn các đối thủ khác trong đó có Intel. Tháng 2 năm 2019, Qualcomm cũng phải đối đầu với những cáo buộc độc quyền của Ủy Ban Thương mại Liên bang Mỹ. Ngay sau đó, Qualcomm lại tiếp tục thua kiện trước Ủy ban Công bằng Thương mại tại Hàn Quốc. Theo đó, Ủy ban Công bằng Thương mại Hàn Quốc (FTC) đã phạt Qualcomm khoản tiền tổng cộng 273 tỷ Won (khoảng 242 triệu USD).
Trong vụ kiện với EU, hai bên vẫn đang chờ các nhà điều tra thu thập thêm chứng cứ và đợi phán quyết cuối cùng của tòa.
Theo Reuters
Google nhận án phạt gần một tỷ euro tại Pháp Hãng công nghệ Mỹ Google vừa chấp nhận chi trả khoản tiền lên tới 945 triệu euro (24,3 nghìn tỷ đồng) đế chấm dứt cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc gian lận tài chính do nhà chức trách Pháp thực hiện. Cụ thể, nhà chức trách Pháp đã mở một cuộc điều tra về các giao dịch thuế của Google từ...