Châu Âu và tham vọng phát triển chiến đấu cơ hiện đại nhất từ trước đến nay
Từng có vô số loại vũ khí là sản phẩm từ sự hợp tác giữa các nước châu Âu, như chiến đấu cơ Tornado (Anh-Đức-Italy), hay tên lửa chống tăng HOT ( Pháp-Đức).
Nhưng kể từ khi Thế chiến II kết thúc, châu Âu luôn đứng ở vị trí thứ 3 trong cuộc đua vũ trang toàn cầu.
Mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 do Leckheed Martin chế tạo (Ảnh: National Interrest)
Các nước như Anh, Pháp và Thụy Điển có thể sáng tạo ra những thứ vũ khí có thiết kế thông minh và cách tân. Nhưng nếu xét về công nghệ vũ khí, sự đổi mới lại xuất phát từ nước Mỹ và Liên Xô/Nga – những nước luôn sẵn sàng chi mạnh tay vào công tác nghiên cứu và phát triển vũ khí mới.
Nhưng liệu thế hệ vũ khí mới đang dần được hé lộ có giúp cho châu Âu sánh ngang với Mỹ và Nga?
Video đang HOT
Trong cuộc Triển lãm Hàng không quốc tế Paris tổ chức hồi tuần trước, một mô hình của Hệ thống chiến đấu trên không tương lai (FCAS) rất thu hút người xem. Ngoài ra, mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 6, do Đức-Pháp-Tây Ban Nha hợp tác sản xuất, có thể là câu trả lời của châu Âu đối với sự thành công của dự án phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 và F-35 của Mỹ, hay mẫu Su-57 của Nga.
FCAS được chế tạo với các concept tương lai: Khả năng tàng hình, các tên lửa tầm xa và – quan trọng nhất – là phối hợp giữa máy bay có người lái và không người lái. Như một “nữ hoàng tàng hình”, mẫu chiến đấu cơ mới sẽ được bao quanh bởi một nhóm máy bay không người lái – có nhiệm vụ do thám, tấn công và chịu hỏa lực của kẻ địch. Mỹ hiện đang nghiên cứu concept tương tự với chương trình Loyal Wingman và dự án chế tạo máy bay không người lái XQ-58 – được coi là phiên bản mini của F-35. XQ-58 sẽ phối hợp với các máy bay có người lái và đóng vai trò như chú “chó săn” của máy bay chính.
Không chịu thua trước những người láng giềng, Anh cũng đang phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 6. Mẫu chiến đấu cơ Tempest có trang bị vũ khí laser mà London cho ra mắt mới đây dự kiến sẽ được đưa vào biên chế không quân trong khoảng năm 2035.
Các phi cơ chiến đấu tối tân này đều có thể được trang vị một số vũ khí hiện đại. Công ty quốc phòng châu Âu MBDA từng công bố một số mẫu tên lửa mới rất hiện đại. Theo công ty này, trong bối c ảnh chiến tranh tương lai, các máy bay không người lái cỡ nhỏ sẽ được triển khai với số lượng lớn để bao vây và làm rốimục tiêu ở khoảng cách 50 dặm, trong khi máy bay chính có người lái sẽ tấn công ở khoảng cách an toàn. Nó sẽ sử dụng các loại tên lửa bay ở tầm thấp để tấn công căn cứ địch, hoặc sử dụng tên lửa siêu thanh để bắn hạ máy bay, chiến hạm và hệ thống phòng không của địch.
Tuy nhiên, theo Defense News, mô hình FCAS được trưng bày tại Triển lãm Hàng không quốc tế Paris “chỉ là một cấu trúc có hình dạng chung của một chiếc máy bay quân sự, trong khi thiếu các đặc tính đi kèm. Điều này có lẽ là do các nước vẫn chưa đạt sự đồng thuận về cấu trúc của mẫu máy bay mà họ dự kiến sẽ cho vào biên chế quân đội vào năm 2040″.
Tuy nhiên, có một vấn đề không thể bỏ qua trong lúc châu Âu đang tìm lại thời kỳ hoàng kim của họ trong lĩnh vực quân sự.
Từng có vô số loại vũ khí là sản phẩm từ sự hợp tác giữa các nước châu Âu, như chiến đấu cơ Tornado (Anh-Đức-Italy), hay tên lửa chống tăng HOT (Pháp-Đức). Thế nhưng Anh, Đức, Italy và Pháp ngày nay đều có mẫu xe tăng chiến đấu chính của riêng họ. Mẫu chiến đấu cơ mới nhất của Anh khi đó là F-35 do Mỹ thiết kế. MBDA từng tỏ rõ quan ngại về khả năng họ phải thiết kế ra những mẫu vũ khí khác nhau để lắp đặt cho các chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo của Anh và châu Âu.
Và trong bối cảnh dân số đang già hóa, cần thúc đẩy các dịch vụ xã hội, và không có mối đe dọa từ Liên Xô như trong thời chiến, các nước châu Âu không còn động lực để đoàn kết…liệu dư luận các nước châu Âu có sẵn lòng ủng hộ chính phủ nước họ đổ tiền của vào dự án phát triển những chiến đấu cơ đắt đỏ như FCAS hay không?
Theo National Interest
Tiêm kích Su-27 Nga áp sát, ép chiến đấu cơ NATO đổi hướng
Tiêm kích Tây Ban Nha hôm 13/8 bay quá gần phi cơ chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga trên biển Baltic, khiến chiếc Su-27 có hành động quyết liệt.
Tiêm kích Su-27 Nga xua đuổi chiếc F/A-18 hôm 13/8. Video: TvZvezda.
Sự việc xảy ra ở không phận quốc tế trên biển Baltic khi máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đang bay từ vùng lãnh thổ Kaliningrad về thủ đô Moskva.
Chiến đấu cơ F/A-18 số hiệu 12-26 của không quân Tây Ban Nha bám đuôi máy bay chở Bộ trưởng Shoigu ở khoảng cách tương đối gần, trước khi phải ngoặt gấp sang trái do bị một tiêm kích hạng nặng Su-27 xua đuổi. Chiếc Su-27 tiếp tục bám theo máy bay F/A-18 tới khi nó tách xa khỏi đội hình phi cơ Nga.
Một tiêm kích đa năng Su-35S sau đó cũng xuất hiện và bay sát chuyên cơ của Bộ trưởng Shoigu để hộ tống.
Đây không phải lần đầu máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga bị tiêm kích NATO tiếp cận khi bay qua biển Baltic. Một chiến đấu cơ F-16 bay gần chuyên cơ của ông Shoigu hồi tháng 6/2017 và cũng bị tiêm kích Su-27 xua đuổi.
Hồi tháng 2 năm nay, tài khoản Instagram của một phi công Nga đăng video tiêm kích Su-27 thực hiện động tác áp sát và ngoặt gấp, buộc chiến đấu cơ F-15C Mỹ đổi hướng để tránh va chạm. Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc không được công bố, nhưng dường như nó diễn ra trên không phận quốc tế ở Biển Baltic. Một số nguồn tin cho rằng chiến đấu cơ Su-27 đang hộ tống máy bay chở quan chức Nga, khiến phi công hành động quyết liệt.
Nga luôn triển khai tiêm kích Su-27 hộ tống các chuyến bay quân sự tới vùng lãnh thổ Kaliningrad và ngược lại. NATO cũng thường xuyên điều chiến đấu cơ giám sát biên đội máy bay Nga, nhưng hai bên thường duy trì khoảng cách an toàn để tránh xảy ra va chạm.
Máy bay quân sự Nga và Mỹ từng nhiều lần chạm trán trên các khu vực giáp Nga như Biển Đen và Biển Baltic. Washington cáo buộc Moskva có hành động gây mất an toàn trong một số chuyến bay, khi tiêm kích Nga áp sát ở khoảng cách rất gần hoặc bật chế độ tăng lực và cắt mặt máy bay Mỹ.
Theo Nguyễn Tiến (VNE)
Chê chiến đấu cơ Su-35S Nga đắt, vì sao Trung Quốc vẫn muốn mua thêm? Sở hữu 24 chiến đấu cơ Su-35S hiện đại nhất của Nga, Trung Quốc nắm rõ mọi tính năng kỹ thuật, chiến đấu của mẫu tiêm kích này, nhưng vì sao Bắc Kinh nhiều khả năng vẫn sẽ vung tiền mua thêm? Su-35S là mẫu tiêm kích thế hệ 4 với nhiều tính năng chiến đấu vượt trội. Theo National Interest, Trung Quốc...