Châu Âu và Mỹ lên kế hoạch phóng vệ tinh “cảm tử” vào không gian
Một cỗ máy có khả năng làm chệch quỹ đạo một tiểu hành tinh sẽ được phóng vào năm 2021, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 10/12 cho biết.
Sứ mệnh không gian chung này của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và ESA, với kinh phí 158 triệu euro, sẽ được thực hiện bởi tàu vũ trụ Hera của châu Âu.
Để tránh sự va chạm có thể xảy ra giữa một tiểu hành tinh và Trái đất, NASA và ESA dự định khởi động một sứ mệnh không gian chung để thử nghiệm cách làm chệch hướng quỹ đạo của một thiên thể, theo thông báo của ESA.
Hiện nay, có ba lựa chọn để đạt được mục tiêu trên. Mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng: phóng tên lửa hạt nhân lên tiểu hành tinh, dùng thiết bị kéo lực hấp dẫn để sửa đổi quỹ đạo của thiên thạch và tác động động học.
Các nhà khoa học đã chọn cách cuối. Họ sẽ phóng một vệ tinh “cảm tử” vào tiểu hành tinh để thay đổi quỹ đạo của nó. Trong chương trình này, tên lửa Dart mang theo vệ tinh CubeSat sẽ được phóng vào tháng 10/2021 để tấn công tiểu hành tinh Didymos, có đường kính 150 mét. Thiên thể này từng tiếp cận hành tinh của chúng ta vào năm 2003 ở khoảng cách 7,18 triệu km.
Video đang HOT
Tàu điều khiển Hera của châu Âu sẽ đi cùng tên lửa để nghiên cứu vụ va chạm và các thông số bên trong thiên thạch. ESA đã chi 158 triệu euro để thực hiện chương trình này.
Patrick Michel, nhà vật lý thiên văn tại Đài quan sát Côte d’Azur (Pháp), là lãnh đạo khoa học về phía châu Âu trong sứ mệnh này.
Ông Patrick Michel cho rằng nguy cơ vụ va chạm ảnh hưởng đến vũ trụ là thấp.
Một tiểu hành tinh có đường kính hơn 150 mét sẽ va chạm với Trái đất cứ sau 10.000 năm. Các thiên thể có đường kính lớn hơn 10 km, giống như thiên thể gây ra sự diệt vong của loài khủng long cách đây 66 triệu năm, sẽ xảy ra cứ sau 100 triệu năm.
Nh.Thạc
Theo petrotimes.vn
Tìm thấy lục địa thứ 8 ẩn sâu 1.500km dưới lòng đất ở châu Âu
Các lục địa ngày nay trên Trái đất chia tách từ một siêu lục địa mang tên Pangea, cách đây 240 triệu năm.
Greater Adria ngày này nằm sâu bên dưới lòng đất ở phía nam châu Âu.
Theo Business Insider, Pangea tách thành hai mảng kiến tạo, bao gồm Laurasia ở phía bắc và Gondwana ở phía nam.
Mảng kiến tạo hướng lên phía bắc sau này tạo thành châu Âu, châu Á và bắc Mỹ. Mảng trôi về phía nam tạo thành châu Phi, nam cực, Nam Mỹ và Úc.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện lục địa thứ 8, tách ra từ Gondwana, có tên Greater Adria.
Lục địa này dần dần bị nhấn chìm dưới đáy biển ở phía nam châu Âu, cách đây 120-100 triệu năm. Douwe van Hinsbergen, tác giả nghiên cứu, nói: "Sự chen lấn của các mảng kiến tạo đã đẩy Greater Adria xuống đáy biển phía nam châu Âu, 1.500km dưới chân chúng ta".
"Các phần sâu nhất của lục địa bị lãng quên này hiện nằm ở độ sâu 1.500km bên dưới Hy Lạp", Hinsbergen nói thêm.
Phần duy nhất của lục địa này không bị chôn vùi dưới đáy biển chính là một phần Italia ngày nay, kéo dài từ Turin đến đảo Sicilia ở phía nam.
Hinsbergen nói nghiên cứu giúp tái tạo lịch sử địa lý của thế giới, giúp xác định và khai thác khoáng sản có giá trị.
"Kim loại, gốm sứ, vật liệu xây dựng, tất cả mọi thứ đều xuất phát từ tảng đá dưới lòng đất, Hinsbergen nói, ám chỉ lục địa Greater Adria có thể ẩn chứa nhiều khoáng sản giá trị.
Tái tạo địa chất cũng giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự hình thành các mỏ khoáng sản và quặng kim loại hiện có.
Theo Danviet
Phát hiện hoá thạch loài động vật biết bay lớn nhất từng sống trên Trái Đất Hoá thạch một con khủng long mới được phát hiện với sải cánh rộng hơn một chiếc xe bus ở London là một trong những động vật biết bay lớn nhất từ trước đến nay trên Trái Đất. Tên của loài khủng long này là Cryodrakon boreas, thuộc nhóm Azhdarchid. Đây là một loài bò sát bay với sải cánh dài tới 10m....