Châu Âu trong cơn ác mộng COVID-19
Châu Âu đang phải đối mặt với sự lan rộng chưa từng thấy của dịch COVID-19 với con số trường hợp nhiễm mới đang tăng lên từng giờ.
Tờ South China Morning Post dẫn nguồn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ghi nhận tính đến 20 giờ tối 28-2, có 2.812 người tử vong vì dịch COVID-19 gây ra, 83.896 ca nhiễm. Như vậy, so với cùng giờ ngày 27-2, số ca tử vong tăng 55 người, số ca lây nhiễm mới tăng 1.370 người.
Đến nay đã có 79 ca tử vong được ghi nhận ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục, gồm 34 ca ở Iran, 13 ca ở Hàn Quốc, chín ca ở Nhật (tính cả du thuyền Diamond Princess neo ở cảng Yokohama), hai ca ở đặc khu Hong Kong, 12 ca ở Ý, một ca ở Đài Loan, hai ca ở Pháp và một ca ở Philippines.
Các cơ quan y tế Trung Quốc cũng cho biết có 33.208 bệnh nhân đã được xuất viện sau khi điều trị và cho kết quả âm tính với virus COVID-19, tăng 3.626 người so với ngày 27-2.
Tình hình dịch nghiêm trọng ở châu Âu
Thông báo phát đi ngày 28-2 (giờ địa phương) của Bộ Y tế Pháp cho biết nước này đã phát hiện thêm 20 ca nhiễm COVID-19 trong ngày, khiến tổng số ca nhiễm tại Pháp tăng gấp đôi, từ 18 ca lên 41 ca nhiễm. Đây là số ca lây nhiễm trong một ngày cao nhất tại quốc gia này.
Trong 20 ca nhiễm mới có 12 trường hợp ở tỉnh Oise, cách thủ đô Paris hơn 60 km về phía bắc, nơi có một bệnh nhân tử vong cách đây hai ngày, còn một bệnh nhân khác đang trong tình trạng nguy kịch. Số còn lại liên quan đến một ổ dịch ở vùng Haute-Savoie, miền Đông nước Pháp.
Phát biểu trong chuyến thị sát BV La Pitie-Salpetriere ở thủ đô Paris, nơi công dân Pháp đầu tiên tử vong vì dịch COVID-19, Tổng thống Pháp Macron cho biết: “Chúng ta sắp phải đối mặt một cuộc khủng hoảng, một dịch bệnh sắp đến”. Ông khẳng định: “Chúng ta sẽ ứng phó hết mình, sẽ cố gắng để đưa ra các quyết định đúng đắn. Hãy bình tĩnh”.
Trong khi đó, tờ The Local (Ý) cho biết tính đến ngày 28-2, Ý đã ghi nhận thêm năm ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này lên 17 người. 655 ca lây nhiễm cũng được xác nhận trong ngày tính từ khi Ý phát hiện bệnh nhân đầu tiên.
Hai du khách ở thủ đô Berlin (Đức) đeo khẩu trang khi tham quan ngày 27-2. Ảnh: BBC
Ý đang trở thành một ổ dịch mới của COVID-19, khi đang là quốc gia châu Âu có số ca lây nhiễm cao nhất. Các nhà phân tích cảnh báo rằng sự bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh có thể sẽ khiến nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái thêm một lần nữa.
Bộ trưởng Y tế Hà Lan Bruno Bruins tối 27-2 đồng thời xác nhận nước này đã ghi nhận trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên tại TP Tilburg, cách biên giới với Bỉ khoảng 25 km về phía bắc. Bệnh nhân này mới đây đã đến vùng Lombardy của Ý và đang được cách ly tại một bệnh viện ở Tilburg.
Tại Đức, tổng số 60 ca lây nhiễm mới đã được xác nhận trong tối 28-2, chỉ một ngày sau khi bộ trưởng Y tế liên bang nước này tuyên bố dịch bệnh đã xuất hiện. Cùng ngày, cơ quan y tế Anh cho biết khu vực Bắc Ireland đã phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên, nâng tổng số ca nhiễm ở Anh lên 16, theo hãng tin Reuters.
Thách thức lớn chính sách biên giới mở
Theo tờ The New York Times, nạn nhân mới nhất của dịch COVID-19 có thể là hệ thống biên giới mở giữa các nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU). Đã xuất hiện những lời kêu gọi đóng cửa biên giới, nhất là từ các nhóm cực hữu và theo chủ nghĩa dân túy.
Cao ủy Y tế của EU Stella Kyriakides cho biết EU hay các nước thuộc khu vực Schengen vẫn chưa có ý định áp dụng kiểm tra biên giới để đối phó với dịch bệnh. “Chúng tôi xin nhấn mạnh vào thời điểm này, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn không thay đổi khuyến cáo về việc áp đặt giới hạn đi lại hay thương mại. Hiện các nước thành viên đang áp dụng các biện pháp đối phó với COVID-19. Đối với chúng tôi, điều quan trọng nhất là bất cứ bước đi nào đưa ra cũng cần phải phối hợp, tìm ra một lập trường chung và thống nhất cho EU” – bà Kyriakides phát biểu.
“Theo đánh giá hiện tại của chúng tôi, nhiều quốc gia khác ở châu Âu sẽ chứng kiến tình huống tương tự Ý nhưng sẽ có sự khác nhau giữa các nước. Chúng tôi cũng cần cân nhắc sự cần thiết của việc chuẩn bị những kịch bản khác nhau, ví dụ ổ dịch lớn hơn bùng phát ở những quốc gia châu Âu khác” – Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh EU Andrea Ammon khẳng định.
Chính phủ châu Âu tăng cường chống dịch
Ngày 27-2, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thông báo nước này đang siết chặt kiểm soát các đường biên giới trên bộ và trên biển trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Thủ tướng Mitsotakis cho biết ông đã chỉ thị bộ trưởng vận tải biển và người đứng đầu lực lượng bảo vệ bờ biển tăng mạnh số tàu thuyền tuần tra quanh các đảo ở biển Đông Aegean. Theo ông, việc siết chặt kiểm soát biên giới là phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cùng ngày, Hội đồng Bộ trưởng của CH Cyprus đã quyết định siết chặt kiểm soát ở các cửa khẩu tại Ranh giới Xanh phân chia khu vực của người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Cyprus gốc Hy Lạp trên hòn đảo này, nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan. Bộ trưởng Y tế CH Cyprus Constantinos Ioannou cho biết cảnh sát sẽ được huy động thêm để chốt tại các cửa khẩu, nơi các nhân viên y tế sẽ kiểm tra những người đến từ khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.
Trong khi đó, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết chính phủ nước này đang thành lập một nhóm làm việc phối hợp để kiểm soát dịch bệnh, bao gồm các quan chức thuộc các bộ, ngành liên quan và các chuyên gia của Viện Y tế và Phúc lợi quốc gia Phần Lan.
Bên cạnh đó, chính phủ Phần Lan cũng phân bổ khoản kinh phí ban đầu khoảng 9,79 triệu USD cho nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, đồng thời sẵn sàng chi trả cho bất kỳ chi phí nào phát sinh do dịch bệnh gây ra thông qua tiến trình bổ sung ngân sách trong trường hợp cần thiết.
Trong một diễn biến khác, Bộ Giao thông Nga thông báo từ ngày 28-2 một số chuyến bay khứ hồi giữa Nga và Iran sẽ bị đình chỉ, ngoại trừ những chuyến bay do hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot và Mahan Air của Iran khai thác. Động thái trên là một phần trong những biện pháp rộng rãi hơn mà Moscow đang triển khai nhằm ngăn chặn dịch COVID-19.
COVID-19 có thể có hai giai đoạn lây nhiễm
Bình luận về những trường hợp tái nhiễm sau khi điều trị, TS Leong Hoe Nam của Trung tâm Mount Elizabeth Novena (Singapore) hôm 28-2 cho rằng các bệnh nhân tái nhiễm ở TP Vũ Hán (Trung Quốc) có thể chỉ mới hồi phục triệu chứng chứ chưa được xét nghiệm ra kết quả âm tính trước khi xuất viện, theo đài CNN.
Một chuyên gia khác tham gia lý giải xu hướng này là chuyên gia vi sinh và bệnh lý của ĐH Y New York (Mỹ) Philip Tierno Jr. Theo ông Tierno, không loại trừ COVID-19 là một dịch bệnh hai giai đoạn tương tự bệnh than, nghĩa là bệnh có vẻ đã biến mất trước khi tái phát.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia y tế khẳng định với chương trình truyền hình Today (Mỹ) rằng những trường hợp cho kết quả dương tính trở lại với COVID-19 còn có thể bao gồm lý do xét nghiệm sai hoặc bệnh nhân không được xét nghiệm để xác định đã “hết sạch” virus trước khi rời bệnh viện.
VĨ CƯỜNG
Theo PLO
Giám đốc CDC Mỹ: Virus corona có thể lưu lại hơn 2 tiếng trên đồ nhựa
Giám đốc CDC Mỹ cho biết cơ quan này đang đẩy mạnh các nghiên cứu virus corona lưu lại trên bề mặt đồ vật trong thời gian bao lâu mà có nguy cơ lây nhiễm cho người.
"Trên đồng và thép là khá phổ biến, thời gian khoảng 2 tiếng", Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Robert Redfield trả lời trước Hạ viện Mỹ ngày 27/2.
"Đối với các bề mặt khác, như giấy các tông hay nhựa, thời gian dài hơn và chúng tôi đang tìm hiểu", ông chia sẻ trong phiên điều trần về các biện pháp ứng phó của chính phủ Mỹ trước chủng virus corona mới đang lây lan nhanh chóng toàn cầu.
Giám đốc CDC Mỹ nhận định truyền nhiễm thông qua tiếp xúc bề mặt đồ vật có thể đã góp phần gây nên đợt bùng phát trên du thuyền Diamond Princess chứ không phải không khí lạnh. Tuy nhiên, ông không lo ngại điều này có thể ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa, theo Reuters.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ Robert Redfield. Ảnh: AFP.
Người đứng đầu CDC đồng thời tự tin rằng tỷ lệ tử vong bên ngoài Trung Quốc đại lục sẽ thấp hơn những gì được ghi nhận tại Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá tỷ lệ tử vong vì nhiễm virus corona tại Trung Quốc đại lục vào khoảng 2-4%.
"Chúng tôi chưa có số liệu, nhưng chí ít theo tôi, nếu nhìn vào tỷ lệ tử vong của dịch bệnh bên ngoài Trung Quốc bạn sẽ thấy con số rơi vào khoảng 0,5%. Dù vậy, chúng tôi phải xem xét thêm nhiều dữ liệu để nắm rõ thêm", ông cho biết.
Dù số ca nhiễm và ca tử vong mới tại Trung Quốc có xu hướng giảm những ngày qua, dịch bệnh bắt đầu lan rộng tại nhiều nước khác trên thế giới như Hàn Quốc, Iran và Italy làm dấy lên lo ngại về đại dịch.
CDC Mỹ cũng dự báo số ca nhiễm tại nước này sẽ tăng trong thời gian tới, đặc biệt sau khi California xuất hiện ca nhiễm không rõ nguồn gốc lây nhiễm.
Theo AFP, nữ bệnh nhân tại California đã từ chối xét nghiệm trong 5 ngày vì chưa từng đến vùng dịch bệnh bùng phát.
Người này nhập viện tại Trung tâm Y tế Davis của Đại học California ngày 19/2, nhưng phải đến khi bệnh tình chuyển nặng vào ngày 23/2 mới chấp nhận xét nghiệm. Kết quả 3 ngày sau cho thấy bệnh nhân dương tính với virus corona và là trường hợp lây nhiễm cộng đồng đầu tiên ở Mỹ.
5 quốc gia, 5 cuộc đua chống lại virus corona
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hiện có nhiều trường hợp lây nhiễm hơn ngoài Trung Quốc như Iran, Hàn Quốc và Italy và đồng thời kêu gọi thế giới chuẩn bị đối phó với Covid-19.
Theo news.zing.vn
Thủy thủ Diamond Princess lên bờ cách ly Các thành viên thủy thủ đoàn của du thuyền Diamond Princess neo ở cảng Yokohama hôm nay bắt đầu rời tàu lên bờ để tiếp tục đợt cách ly mới. "Hôm nay, 240 thủy thủ đoàn sẽ rời tàu và hoạt động di chuyển này sẽ tiếp tục trong vài ngày tới", một quan chức Bộ Y tế Nhật Bản cho biết. Những...