Châu Âu tìm người chèo lái mới thay thế bà Merkel
Việc bà Angela Merkel rời chính trường sau 16 năm giữ chiếc ghế Thủ tướng không chỉ tác động tới Đức mà còn cả sự cân bằng sức mạnh tại Liên minh châu Âu (EU).
Bà Angela Merkel đã giúp chèo lái châu Âu vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết có một số đối tượng tiềm năng để thay thế vai trò chèo lái châu Âu của bà Merkel bao gồm Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Italy Mario Draghi.
Nhưng nhiều nhà phân tích cũng cảnh báo rằng chưa một ứng viên nào có khả năng lập tức đảm nhận nhiệm vụ bởi những thách thức chưa giải quyết được của EU từ tranh cãi nội bộ liên quan đến các luật lệ cho đến ảnh hưởng sau Brexit.
Được đánh giá cao bởi sự chắc chắn trong chèo lái EU qua hết cuộc khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, bà Merkel rời chính trường trong khi vẫn nổi danh tại Đức và ở nước ngoài. Trong một nghiên cứu được Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR) thực hiện gần đây, 41% công dân EU được hỏi cho biết nếu có thể họ sẽ bỏ phiếu cho bà Merkel trong khi chỉ 14% chọn ông Macron.
Pháp đã giữ vai trò chủ tịch EU từ tháng 1 và Tổng thống Macron cho biết ông hướng tới tạo một châu Âu “hùng mạnh trên trường quốc tế, đầy đủ chủ quyền và tự do trong các lựa chọn đồng thời chịu trách nhiệm cho chính số mệnh của lục địa”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz với liên minh Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) tuyên bố rằng “với vai trò là một quốc gia mạnh về kinh tế và dân số đông tại trái tim châu Âu chúng ta có nhiệm vụ quảng bá, đẩy mạnh và tạo điều kiện cho chủ quyền châu Âu”.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP
Khi Berlin diễn ra chuyển giao quyền lực, nhà lãnh đạo Pháp Macron đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương mới với Thủ tướng Italy Mario Draghi và trong tháng này đưa ra lời kêu gọi chung đề nghị cải cách các quy định của EU để tạo điều kiện cho chi tiêu đầu tư nhiều hơn.
Ông Macron khẳng định không muốn tìm cách thay thế mối gắn kết Pháp-Đức nhưng động thái này diễn ra bởi EU đang sắp xếp lại sau Brexit. Bản thân Tổng thống Macron đang đối mặt với cuộc bầu cử tại Pháp năm 2022. Dù kết quả cuộc bầu cử có như thế nào Pháp cũng sẽ mất một khoảng thời gian xử lý chính trị nội địa và hạn chế khả năng phát triển một tầm nhìn lớn cho châu Âu.
ADVERTISING
X
Trong khi đó, Thủ tướng Scholz có thể nhân cơ hội là người kế thừa của bà Merkel để nâng cao vai trò đặc biệt là khi vào năm 2022 ông sẽ giữ vị trí chủ tịch luân phiên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Nhưng nhiều nhà phân tích nhận định rằng thời thế đã thay đổi và “chủ nghĩa Merkel” có thể không thích hợp cho thời kỳ mới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Italy Mario Draghi. Ảnh: AFP
Về phần Thủ tướng Draghi, ông được đánh giá cao bởi đã đem lại ổn định cho Italy sau thời kỳ biến động và bê bối chính trị ở Italy. Ông Nicoletta Pirozzi tại Viện Quan hệ quốc tế (Istituto Affari Internazionali – Italy) đánh giá ông Draghi “có thể lấp chỗ trống để lại bởi bà Merkel với vai trò người xây dựng đoàn kết trong Hội đồng châu Âu”.
“Ngoài ra, so với phương pháp cẩn trọng của bà Merkel ông Draghi có thể đem đến động lực mới trong các lĩnh vực then chốt của sự hợp nhất châu Âu, từ cải tổ quản ký kinh tế cho tới chính sách đối ngoại, quốc phòng, hợp tác với Pháp và chính phủ mới của Đức”, ông Nicoletta Pirozzi bổ sung.
Nhưng cho đến khi một người chèo lái mới xuất hiện, nhiều nhà phân tích dự đoán về một tương lai ảm đạm đối với EU. Ông Sebastian Reiche tại trường Kinh doanh IESE ở Tây Ban Nha nhận xét: “Châu Âu có thể hướng tới một thời kỳ không chắc chắn và có khả năng yếu đuối”.
Người châu Âu tin Mỹ 'Chiến tranh Lạnh' với Nga, Trung
Phần lớn người dân 12 nước châu Âu tin "Chiến tranh Lạnh mới" đang diễn ra giữa Mỹ và các đối thủ địa chính trị gồm Nga và Trung Quốc.
Nghiên cứu của Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), dựa trên kết quả khảo sát ở 12 nước thành viên, chỉ ra 62% người châu Âu tin "Chiến tranh Lạnh" đang xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, 59% tin điều tương tự diễn ra giữa Mỹ và Nga.
Tuy nhiên, chỉ 15% người châu Âu cảm thấy đất nước của họ đang trong "Chiến tranh Lạnh mới" với Trung Quốc. Tỷ lệ này là 25% đối với Nga. Phần lớn người châu Âu cho rằng quốc gia của họ không là một bên của "Chiến tranh Lạnh", với tỷ lệ lớn nhất được ghi nhận ở Hungary (91%), Bulgaria (80%), Bồ Đào Nha (79%) và Áo (78%).
Cờ Mỹ và Trung Quốc ở thủ đô Washington, Mỹ năm 2011. Ảnh: AFP .
31% cảm thấy Liên minh châu Âu (EU) đang đối đầu với Trung Quốc, và 44% cho rằng EU đang trong "Chiến tranh Lạnh mới" với Nga.
"Công chúng châu Âu nghĩ rằng đang có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng họ không muốn liên quan tới nó", Mark Leonard, đồng tác giả nghiên cứu và là giám đốc ECFR, nói.
ECFR cho rằng nếu Mỹ và EU muốn một cuộc đối đầu toàn xã hội với Trung Quốc và Nga, họ có thể "không nhận được sự đồng thuận của dư luận".
"Không giống như trong Chiến tranh Lạnh đầu tiên, người châu Âu không thấy mối đe dọa hiện hữu, tức thời đối với khu vực, cũng không có cảm giác về sự gắn kết ý thức hệ trong thế giới tự do này", Leonard nói. "Các chính trị gia không thể dựa vào căng thẳng với Nga và Trung Quốc để thuyết phục cử tri về một liên minh mạnh mẽ ở Đại Tây Dương. Thay vào đó, họ cần đưa ra lập luận xuất phát từ lợi ích của chính châu Âu".
Đài Loan xin gia nhập CPTPP Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 22/9. Cơ quan kinh tế Đài Loan chưa cung cấp nhiều thông tin về vấn đề này, chỉ cho biết người đứng đầu đơn vị, bà Vương Mỹ Hoa, sẽ thông tin cụ thể...