Châu Âu sẽ đoạn tuyệt với chủ nghĩa dân túy?
Bất chấp những lo sợ ban đầu về đại dịch COVID-19 cùng những hoảng loạn gắn với cuộc chia ly đầy biến động của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đang có được tính gắn kết chặt chẽ hơn so với nhiều năm trước đây.
Lãnh đạo EU thảo luận tại một kỳ Hội nghị thượng đỉnh trong năm 2020. Ảnh: EPA
Khi COVID-19 lan tới châu Âu hồi năm ngoái, các nhà lãnh đạo EU dòng chính đã vượt lên khác biệt và tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề nhạy cảm, từ phục hồi kinh tế trong đại dịch đến biến đối khí hậu và thậm chí là cả thỏa thuận thương mại liên quan đến việc Anh rời khỏi EU (Brexit) đầy khó khăn vào phút chót. Những đảng phải dân túy, hoài nghi EU từng có được sự lớn mạnh sau khủng hoảng tài chính và nhập cư giờ đang bị đẩy ra rìa, với ảnh hưởng ngày càng co hẹp.
Với các đảng phái truyền thống và dòng chính, vẫn còn đó những lo ngại về dự báo kinh tế không mấy khả quan trong năm 2021. Nhưng nếu lãnh đạo EU sử dụng ưu thế chính trị vượt trội, theo đuổi đồng nhất và hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn, kết hợp nâng cao phúc lợi xã hộ, khối này sẽ có được cơ hội lớn hơn để trở lại với nền chính trị truyền thống.
Có thể chỉ là nhất thời, nhưng mức độ tín nhiệm của người dân với giới lãnh đạo dòng chính tăng mạnh trong thời gian qua. Tỉ lệ người dân hài lòng với Thủ tướng Đức Angela Merkel là 71% (tăng 18%). Con số này với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte là 57% (tăng 12%) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là 49% (tăng 9%).
Các đảng phái chính trị dòng chính cũng là người được lợi. Đảng trung hữu cầm quyền tại Áo, Hà Lan cùng với chính phủ cầm quyền tại Đan Mạch, Bồ Đào Nha lần lượt do đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xã hội làm nòng cốt đều vượt lên dẫn đầu về tỉ lệ ủng hộ cử tri trong các cuộc thăm dò gần đây.
Video đang HOT
Trong khi đó, chính phủ do các đảng theo đường lối dân túy nắm quyền đang thoái trào. Đảng Luật pháp và Công lý ở Ba Lan chỉ có được mức tín nhiệm 34% (giảm 8% so với một năm trước), trong bối c ảnh chính quyền của Thủ tướng Mateusz Morawiecki thực thi nhiều chính sách đối nội gây tranh cãi, không xử lý tốt khủng hoảng COVID-19. Tại Hungary, đảng cầm quyền của Thủ tướng Viktor Orban không còn là đại diện cho đảng phái được người dân ủng hộ nhiều nhất, với mức tín nhiệm thấp nhất kể từ năm 2017.
Ngoài xu hướng đảo nghịch này, lãnh đạo EU trong năm qua cũng đạt được một loạt thành công chính sách. Tại hội nghị thượng đỉnh EU tháng 12/2020, lãnh đạo khối đã đạt được thỏa thuận về gói ngân sách 1.300 tỉ USD, cùng với đó là quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch trị giá 916 tỉ USD. Lãnh đạo các nước cùng đạt đồng thuận nội khối về xử lý các khoản vay chung, chi cho y tế, nền kinh tế xanh, kinh tế số.
Năm 2021 hứa hẹn sẽ tạo ra nền tảng hợp tác rộng hơn về đổi mới chính sách, giúp tăng cường liên kết nội khối và triệt tiêu sự hồi phục của chủ nghĩa dân túy. Việc ông Joe Biden lên nắm quyền tại Mỹ sẽ tạo ra nền tảng tươi mới cho hợp tác xuyên Đại Tây Dương. Đơn cử, cả Mỹ và EU hiện đều muốn khôi phục lại nỗ lực hợp tác nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm carbon đầy tham vọng.
Thỏa thuận Mỹ-EU về tạo dựng “sân chơi cấp độ xanh” có thể thúc đẩy dịch chuyển toàn cầu về năng lượng sạch.Về thương mại toàn cầu, động lực cải cách có thể sẽ đưa Brussels và Washington đạt được đồng thuận về thiết lập các tiêu chí trong lao động, bảo vệ mối trường, cải cách hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)…
Tuy nhiên, bài học từ khủng hoảng kinh tế vẫn là một lời nhắc nhở đối với lãnh đạo EU: Lòng tin vào các thiết chế chính trị có thể tan vỡ và chủ nghĩa dân túy thường có điều kiện trỗi dậy trong các giai đoạn căng thẳng về tài chính. Nếu nền kinh tế xuất hiện các dấu hiệu xấu đi, EU phải sẵn sàng đối diện với những thách thức thông qua huy động những nguồn lực hợp lý.
Hỗn loạn ở biên giới Anh vì chủng virus 'siêu lây nhiễm'
Pháp đóng cửa đường hầm qua eo biển Manche để ngăn chủng virus nguy hiểm từ Anh, khiến tuyến giao thương quan trọng này rơi vào hỗn loạn.
Hơn 10 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng như nhiều nước khác như Canada, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp lệnh hạn chế đi lại với du khách Anh trong nỗ lực ngăn chặn chủng nCoV mới mà Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố có khả năng lây truyền cao hơn 70% so với chủng đầu tiên.
Xe tải đỗ trên cao tốc M20 gần Folkestone, Kent, Anh, sau lệnh cấm của Pháp hôm 21/12. Ảnh: AP.
Tổng thống Pháp Emanuel Macron hôm 20/12 thậm chí còn thực hiện động thái quyết liệt hơn, khi cấm du khách Anh nhập cảnh và đóng cửa đường hầm biên giới Eurotunnel qua eo biển Manche trong ít nhất 48 giờ. Lệnh cấm của Pháp lập tức gây ra cảnh tượng hỗn loạn ở biên giới Anh, khi hàng nghìn xe tải không thể băng qua eo biển để vào lục địa.
Các xe tải bị dồn ứ bên ngoài cảng Dover của Anh sau đó đã được nhà chức trách phân luồng tới sân bay Manston bỏ hoang gần đó, nơi có thể chứa tới 4.000 xe. Mỗi ngày có khoảng 10.000 xe tải đi qua cảng Dover, chiếm gần 20% sản lượng thương mại của Anh.
Các công ty vận tải hậu cần cũng cảnh báo sẽ có nhiều xe tải chở nhu yếu phẩm như thực phẩm và đồ uống từ châu Âu sẽ không thể thực hiện hành trình tới Anh do lệnh cấm này.
Ian Wright, CEO của Liên đoàn Thực phẩm và Đồ uống Anh, tối 20/12 cảnh báo lệnh cấm "có khả năng gây gián đoạn nghiêm trọng tới nguồn cung cấp thực phẩm tươi cho nước Anh vào Giáng sinh" bởi "lái xe tải không muốn tới đây vì sợ mắc kẹt lại".
Bất chấp rủi ro với nguồn cung thực phẩm của Anh, Alex Veitch, tổng giám đốc Công ty Hậu cần Anh, khuyến cáo người dân không nên mua sắm hoảng loạn. "Người mua hàng không nên tích trữ hàng hóa, bởi các nhà bán lẻ sẽ cố gắng hết sức đảm bảo hàng hóa trong hệ thống, bao gồm thực phẩm tươi", ông nói.
Andrew Opie, giám đốc mảng thực phẩm của Hiệp hội Bán lẻ Anh, cho biết các nhà bán lẻ đã dự trữ hàng hóa chuẩn bị cho Brexit và có thể ứng phó được tình hình trước mắt.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps sáng 21/12 thừa nhận nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thực phẩm tăng lên nếu Pháp gia hạn lệnh cấm đối với người và phương tiện đến từ Anh.
Hệ thống siêu thị Sainsbury sáng 21/12 cảnh báo các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu dễ hỏng như trái cây, súp lơ, bông cải xanh và rau diếp sẽ thiếu hụt nếu lệnh cấm được áp dụng quá 48 giờ.
Sự hỗn loạn tại biên giới Anh diễn ra chỉ 10 ngày trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp Brexit, khi các đợt kiểm tra mới đối với hàng hóa đến và đi từ EU tại các cảng của Anh có thể tăng thời gian chờ và dẫn tới thiếu hụt nguồn cung.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh chiều 21/12 cho biết những người lái xe tải mắc kẹt ở Anh do lệnh cấm vận chuyển hàng hóa đã được trợ cấp dụng cụ vệ sinh và thực phẩm.
Anh đã ghi nhận hơn 2 triệu ca nhiễm và hơn 67.000 ca tử vong vì Covid-19, cao thứ hai châu Âu, sau Italy. Bộ trưởng Y tế Matt Hancock ngày 20/12 cho biết chính phủ phải áp lệnh phong tỏa dịp Giáng sinh ở thủ đô London và phía đông nam đất nước do chủng nCoV mới đã "vượt tầm kiểm soát".
1/5 dân số thế giới sẽ phải chờ vaccine COVID-19 tới năm 2022 Ít nhất 1/5 dân số thế giới có thể không được tiếp cận với vaccine COVID-19 cho đến năm 2022. Y tá tại Florida được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech sau khi loại vaccine này được cấp phép sử dụng. Ảnh: AP Dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Y tế Cộng đồng Bloomberg Johns Hopkins,...