Châu Âu phóng thành công tên lửa Vega-C
Sau vài ngày trì hoãn, sáng 6/12, công ty Arianespace đã phóng thành công tên lửa Vega-C từ vùng lãnh thổ Guiana thuộc Pháp.
Sau vài ngày trì hoãn, sáng 6/12, công ty Arianespace đã phóng thành công tên lửa Vega-C từ vùng lãnh thổ Guiana thuộc Pháp. Ảnh minh họa: REUTERS
Tên lửa Vega-C đã cất cánh mang theo vệ tinh Sentinel-1C trong khuôn khổ chương trình quan sát Trái Đất Copernicus của Liên minh châu Âu (EU). Vệ tinh Sentinel-1C sẽ sử dụng radar để theo dõi môi trường Trái Đất, giúp cung cấp các dữ liệu về khí hậu và các thông tin khác cho chính phủ và doanh nghiệp. Đây là lần phóng đầu tiên của tên lửa này kể từ tháng 12/2022, khi chuyến bay thương mại của Vega-C gặp thất bại, dẫn đến mất 2 vệ tinh.
Theo kế hoạch ban đầu, chuyến bay của Vega-C đáng lẽ diễn ra vào ngày 3/12 tại sân bay vũ trụ Kourou, vùng lãnh thổ Guiana. Vụ phóng đã bị hoãn một ngày để kiểm tra thêm các kết nối điện của tầng trên. Tuy nhiên, vào ngày 4/12, chỉ vài giờ trước khi phóng, Arianespace quyết định hoãn thêm 24 giờ, do sự cố cơ khí khiến việc rút dàn phóng di động không thể thực hiện được.
Video đang HOT
Vega-C do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Italy (ASI) hợp tác phát triển. Vega C là phiên bản nâng cấp của tên lửa Vega, được thiết kế để mang các vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo. Tên lửa thế hệ mới này được phát triển nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường vũ trụ đối với các nhiệm vụ phóng vệ tinh nhỏ, với khả năng phóng các tải trọng lên tới 2-3 tấn vào quỹ đạo gần Trái Đất.
Theo ông Toni Tolker-Nielsen, Giám đốc vận tải không gian của ESA, Vega-C sẽ có 4 lần phóng vào năm sau và 5 lần tiếp theo vào năm 2026.
Liên minh châu Âu phân bổ quỹ cho các dự án mua sắm quốc phòng
Ủy ban châu Âu cho biết sẽ phân bổ 60 triệu euro (63,6 triệu USD) cho mỗi dự án trong khuôn khổ 'Chương trình tăng cường công nghiệp quốc phòng châu Âu thông qua mua sắm chung (EDIRPA).'
Cờ của Liên minh châu Âu (EU). (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14/11 thông báo tài trợ cho 5 dự án mua sắm quốc phòng chung.
Trong một tuyên bố, Ủy ban châu Âu cho biết sẽ phân bổ 60 triệu euro (63,6 triệu USD) cho mỗi dự án trong khuôn khổ "Chương trình tăng cường công nghiệp quốc phòng châu Âu thông qua mua sắm chung (EDIRPA)." Như vậy, tổng số tiền mà EU dành cho EDIRPA tăng lên 300 triệu euro (316,33 triệu USD).
Theo Ủy ban châu Âu, trong số 5 dự án thuộc EDIRPA được lựa chọn tài trợ có dự án mua sắm hệ thống phòng không và tên lửa, xe bọc thép hiện đại và đạn dược.
Các dự án này liên quan đến 20 quốc gia, trong đó một số nước sẽ lần đầu tiên tham gia các dự án mua sắm quốc phòng chung của khối.
Bà Margrethe Vestager, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh đây là lần đầu tiên EU sử dụng ngân sách để hỗ trợ các quốc gia thành viên mua sắm chung các sản phẩm quốc phòng.
Bà cho rằng chính sách này sẽ cải thiện ngân sách quốc phòng cho các quốc gia, tăng cường khả năng tương tác giữa các lực lượng vũ trang châu Âu và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng của EU.
Trước đó, hồi tháng 3, EU đã vạch kế hoạch đầy tham vọng, thống nhất tạo lập quỹ 100 tỷ euro nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng và tìm cách giúp các quốc gia thành viên thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào Mỹ.
Các kế hoạch của EU tập trung vào việc hợp lý hóa chính sách mua sắm vũ khí của 27 quốc gia thành viên EU và tăng cường sản xuất vũ khí, trị giá hàng tỷ USD./.
Triều Tiên tung hình ảnh phóng tên lửa chiến lược "mạnh nhất thế giới" Triều Tiên công bố hình ảnh nước này phóng vũ khí Hwasong-19 mà Bình Nhưỡng mô tả là "tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới". Vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19 vào ngày 31/10 (Ảnh: KCNA). Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 1/11 đưa tin Bình Nhưỡng đã phô trương sức mạnh quân sự bằng vụ thử...