Châu Âu phải đánh bài ngửa với Anh
Cuộc họp thượng đỉnh châu Âu tại Brussels trong 2 ngày 18 và 19/2 là thời điểm các nước EU và Anh ngửa bài về các điều kiện liên quan đến Brexit.
“Đây là một trong những thời khắc quan trọng nhất trong lịch sử Liên minh châu Âu” – Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker nói với báo chí trước khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) bước vào Hội nghị thượng đỉnh 2 ngày tại Brussels với nội dung chính là Brexit – kế hoạch trưng cầu ý dân của Vương quốc Anh về việc nước này sẽ ở lại hay rời khỏi EU.
Thủ tướng Anh David Cameron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker (Ảnh AP).
Sau một thời gian dài của những cuộc thương lượng, mặc cả và gây sức ép, đây là thời khắc quyết định, khi cả hai bên, EU và và Anh phải ngửa bài để tìm ra một thỏa thuận trước khi nước Anh dự kiến trưng cầu dân ý về Brexit trong tháng 6 tới.
Khi đặt chân đến Brussels, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố: “Tôi sẽ chiến đấu cho Anh quốc. Nếu có một thỏa thuận tốt, tôi sẽ chấp nhận, nhưng tôi sẽ không chấp nhận một thỏa thuận không đáp ứng được đòi hỏi của người dân Anh”.
Phát biểu này tóm gọn đầy đủ ý đồ chiến lược bao lâu nay của chính phủ Anh: không muốn rời EU nhưng dùng mối đe dọa Brexit để bằng mọi cách buộc Brussels nhượng bộ và trao cho Anh quốc những quyền lợi đặc biệt mà các thành viên khác không có.
Cho đến thời điểm này, chiến lược nói trên của ông David Cameron đang mang lại kết quả khi EU, bị tê liệt bởi cuộc khủng hoảng người tị nạn và tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài suốt 7 năm qua, lo sợ rằng việc nước Anh rời bỏ Liên minh châu Âu sẽ khiến toàn bộ khối này khủng hoảng trầm trọng, thậm chí là sụp đổ.
Video đang HOT
Hôm 2/2 vừa qua, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã cho công bố những nhượng bộ mà Brussels chấp nhận để đổi lại việc nước Anh ở lại trong EU.
Cụ thể, như những gì được phát đi từ Brussels và London thì để tránh một Brexit, các quan chức châu Âu đã đồng ý trên nguyên tắc 2 đòi hỏi rất quan trọng với London là: một, London có quyền xem xét lại các quyết định của liên minh tiền tệ (eurozone) và hai, London có quyền cắt 4 năm trợ cấp xã hội cho những gia đình nhập cư, để tránh việc lạm dụng chính sách trợ cấp xã hội.
Một ngày trước Hội nghị thượng đỉnh Brussels, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công khai ủng hộ đòi hỏi này từ phía Anh vì cho rằng đó là những đòi hỏi “chính đáng”.
Đòi hỏi tiếp theo, như cách diễn đạt của nước Anh là một “phanh khẩn cấp” cho phép nước Anh hạn chế việc tự do lưu thông trong khối và việc những người nhập cư lợi dụng việc du lịch đến Anh rồi ở lại trái phép và tận dụng chính sách an sinh xã hội của nước này.
Ngoài hai đòi hỏi này, phía Anh còn muốn được miễn trừ đối với điều khoản “xây dựng một liên minh ngày càng chặt chẽ hơn” được quy định trong Hiệp ước Roma năm 1957. London cho rằng quy định này là một sự ép buộc về việc hòa nhập chính trị mà nước này vẫn luôn phản đối và mỗi nước nên có một cách hòa nhập khác nhau, theo các con đường khác nhau chứ không thể tất cả đều chung một con đường. Theo cách diễn giải này, London muốn Nghị viện các nước vẫn giữ được quyền tự chủ trước Nghị viện châu Âu.
Nhiều chính trị gia châu Âu đang phẫn nộ là dường như Brussels đang nhượng bộ quá nhiều và chấp nhận những đòi hỏi cải cách như đúng yêu cầu của London, bất chấp thực tế là các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ và phản đối Brexit trong dân chúng Anh khá ngang nhau và rất sít sao.
Nhiều chính trị gia ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ba Lan… cho rằng Brussels đang bị London biến thành con tin với mối đe dọa Brexit, một kịch bản mà nếu xảy ra sẽ là thảm họa đối với châu Âu nhưng cũng là thảm họa với chính nước Anh./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Áp lực bủa vây Putin
Các lãnh đạo tham dự hội nghị G20 đồng loạt thúc ép Tổng thống Nga cùng tham gia và góp phần chấm dứt xung đột ở Syria saukhi Paris bị khủng bố liên hoàn tối 13/11.
Báo Financial Review dẫn lời Tổng thống Barack Obama nói rằng, Mỹ cùng các đồng minh, trong đó có Australia, cần phải tăng cường nỗ lực diệt trừ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông và Thủ tướng Anh David Cameron cùng lãnh đạo các nước châu Âu đã thúc ép Nga tập trung nỗ lực quân sự vào tiêu diệt IS.
Tổng thống Barack Obama (giữa) trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa, bên phải) khi họ chụp ảnh cùng với các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/11. (Ảnh:AP)
"Bầu trời đã bị che phủ bởi loạt vụ tấn công kinh hoàng ở Paris cách đây mới chỉ một ngày rưỡi", ông Obama lên tiếng tại hội nghị G20.
Australia - quốc gia có đóng góp nỗ lực quân sự lớn thứ 2 vào Syria - sẽ bàn thảo về vai trò của nước này khi Thủ tướng Malcolm Turnbull có cuộc gặp kéo dài 1 giờ đồng hồ với ông Obama ở Manila vào tối 17/11. Các nhà lãnh đạo sẽ rời Thổ Nhĩ Kỳ để đến Philippines dự hội nghị Hợp ác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Một nguồn tin chính phủ cho biết, chiến lược ở Syria, Iraq và "viễn cảnh chống khủng bố" mới sẽ chi phối các cuộc thảo luận, nhưng ở giai đoạn này, Australia không muốn được yêu cầu tăng cường quy mô đóng góp, bao gồm các chiến đấu cơ, máy bay tiếp liệu, lực lượng đặc nhiệm và huấn luyện viên quân sự.
Trong khi cuộc họp diễn ra, ở ngay bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, Không lực Pháp ráo riết oanh kích các mục tiêu IS ở Raqqa sau khi tuyên bố sẽ không khoan nhượng với những kẻ khủng bố nhằm vào Paris.
Tại hội nghị G20, ông Obama đã trực tiếp hối thúc người đồng nhiệm Nga trong cuộc gặp trực diện kéo dài 35 phút. Sau đó đến lượt Thủ tướng Anh David Cameron. Cả hai nhà lãnh đạo hy vọng Tổng thống Nga sẽ dễ bị thuyết phục hơn sau khi một máy bay chở khách của nước này bị rơi ở Thổ Nhĩ Kỳ, bởi một quả bom nghi do IS cài đặt, làm 224 người chết.
Trước hội nghị G20, ngoại trưởng các nước gặp gỡ ở Vienna đã nhất trí một kế hoạch chuyển giao cho Syria, theo đó sẽ có các cuộc bầu cử dân chủ trong khoảng 2 năm nữa.
Trở ngại chính hiện nay là mối quan hệ đồng minh giữa Nga và Tổng thống Syria Assad. Moscow sẽ không tán thành một chính phủ không có sự hiện diện của ông Assad, và trong khi Nga khẳng định đang nã bom IS ở Syria thì nước này còn bị Mỹ và đồng minh cáo buộc nhằm vào phe đối lập "ôn hòa" để yểm trợ cho chính quyền Damascus.
Trong một thông điệp, Nhà Trắng cho biết: "Tổng thống Obama và Tổng thống Putin đã nhất trí sự cần thiết phải có một sự chuyển giao chính trị do người Syria làm chủ, và dẫn dắt tiếp sau các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc làm trung gian giữa chính phủ và phe đối lập, cùng một thỏa thuận ngừng bắn".
Theo thông điệp này, Tổng thống Obama "hoan nghênh nỗ lực của tất cả các nước nhằm diệt trừ IS và nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực quân sự của Nga ở Syria tập trung vào tổ chức này".
Cũng tại hội nghị G20, Thủ tướng Cameron nói: "Chúng tôi có những bất đồng với người Nga. Nhưng tôi muốn có cuộc trò chuyện với ông Vladimir Putin, để nói rằng có một điều chúng ta cùng nhất trí. Đó là chúng ta sẽ an toàn hơn ở Nga, chúng ta sẽ an toàn hơn ở Anh, nếu chúng ta triệt phá IS. Đó là những gì chúng ta nên tập trung vào".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng lên tiếng yêu cầu phía Nga tập trung vào IS, bởi "chúng là kẻ thù thực sự của thế giới tự do".
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Nguyên nhân khiến Nga ngừng bay đến Ai Cập Theo báo The Telegraph, Nga đột ngột ra lệnh ngừng các chuyến bay đến Ai Cập sau khi cố vấn An ninh quốc gia Anh gọi điện thoại cho người đồng cấp Nga. Chưa thể biết chắc chắn lý do khiến Nga thay đổi thái độ, song ngay trước quyết định ngừng các chuyến bay đến Ai Cập tối 6-11, phía an ninh...