Châu Âu: Kiểm soát chặt người nhập cư
Nỗi lo sợ làn sóng người nước ngoài nhập cư đang trở thành mối bận tâm của châu Âu, trừ khi nền kinh tế của châu lục này cực kỳ cần đến họ.
Ba cảnh tượng diễn ra từ một mùa đông đầy xáo trộn ở châu Âu: trong một khu chợ trung tâm ở Florence vào tháng 12, một phần tử thiên hữu cực đoan vũ trang với khẩu súng Magnum 357 đã giết hai người Senegal nhập cư và làm cho ba người khác bị thương, sau đó hắn dùng súng tự sát. Ở Brussels, một người Hà Lan đã chặn những thành viên EU người Bulgaria và Rumania từ lối vào các nước khu vực Schengen – khu vực có 26 nước, nơi những người châu Âu có thể đi lại tự do mà không cần hộ chiếu – viện dẫn nỗi lo tham nhũng và tội phạm. Tại thành phố cảng Toulon của nước Pháp, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã mở màn chiến dịch tranh cử của ông vào mùa xuân này với những cảnh báo rằng châu Âu đang bị phơi bày quá nhiều, khi châu lục “mở cửa đón những luồng gió” hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và người nhập cư từ Đông Âu và xa hơn nữa.
Một số quốc gia thành viên EU không cho người nhập cư Rumania đi vào khu vực không cần hộ chiếu của châu Âu
Sự cự tuyệt thẳng thừng nhất đối với người nhập cư năm 2010 là từ Thủ tướng Đức Merkel. Bà nói rằng nước Đức chào đón nhiều người nhập cư nhưng dự án chủ nghĩa đa văn hóa của Đức đã bị “thất bại, hoàn toàn thất bại”. Quốc hội đã thông qua những đạo luật quảng bá cho điều gọi là tính đồng nhất quốc gia, với nước Pháp và Bỉ đều cấm mạng che mặt của phụ nữ Hồi giáo, về phần Hà Lan đòi hỏi những người nhập cư học thuộc những bài học về ngôn ngữ và văn hóa Hà Lan.
Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Pháp Sarkozy là đồng minh lớn nhất của bà Merkel trong việc thúc đẩy sự thống nhất tài chính chặt chẽ hơn. Tại Pháp, ông trở thành người bảo vệ cho những giá trị của nước Pháp trước làn sóng nhập cư đến từ Đông Âu và các xứ sở khác. Năm 2010, chính phủ của ông đã trục xuất hàng trăm người Bulgaria và người Rumania từ những trại tạm cư trên khắp nước Pháp. Và trong mùa xuân vừa qua, ông đã ra lệnh đóng cửa biên giới đối với hàng trăm người Bắc Phi.
Những cuộc tranh cãi về nhập cư qua biên giới đã nổ ra ở khắp nơi. Sau khi những người Bulgaria và Rumania bị cấm vào khu vực Schengen trong mùa thu này, thành viên của EU Rumania đã trả đũa với cái mà truyền thông Hà Lan gọi là “cuộc chiến của những bông hoa”, bằng cách chặn những xe tải chở hoa tulip Hà Lan ở biên giới, viện cớ theo dõi nhiễm trùng vi khuẩn.
Một cuộc nghiên cứu của Ủy ban châu Âu (EC) dự đoán rằng châu Âu sẽ cần 56 triệu người nhập cư vào năm 2050 để làm cân bằng sự sút giảm lực lượng lao động nội địa. “Để kích thích sự phát triển, chúng ta cần những người có kỹ năng tốt nhất, bất kể họ đến từ nơi đâu”, ủy viên hội đồng EU Malmstrom nói. Câu hỏi là liệu những nhà lãnh đạo các quốc gia có thể hội đủ sự can đảm để nói với những công dân của họ như thế không?
Theo CATP
Pháp không làm ngơ về tình trạng bạo lực ở Syria
Theo AFP, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngày 20/1 tuyên bố Paris sẽ không làm ngơ hay cho phép Tổng thống Syria Bashar al-Assad trấn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên khắp nước này.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. (Nguồn: Getty Images)
Ông Sarkozy nhấn mạnh: "Chúng tôi không thể chấp nhận việc giới cầm quyền ở Damascus trấn áp tàn bạo người dân, cuộc trấn áp vốn đã đẩy cả nước này vào tình trạng hỗn loạn và chính tình trạng hỗn loạn sẽ tiếp tay cho các phần tử cực đoan."Tháng trước, do chịu áp lực quốc tế, Tổng thống Assad đã phải cho phép các quan sát viên Liên đoàn Arập (AL) vào Syria, đồng thời cam kết rút binh sĩ về các doanh trại. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn.
Tổ chức theo dõi nhân quyền ngày 19/1 dẫn báo cáo của các nhà hoạt động Syria cho biết đã có 506 dân thường bị lực lượng an ninh sát hại và thêm 490 người bị bắt giữ kể từ thời điểm các quan sát viên AL tới Syria./.
Cùng ngày, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã cảnh báo rằng bất cứ hành động can thiệp bằng quân sự nào của nước ngoài nhằm vào chương trình hạt nhân Iran sẽ châm ngòi cho "chiến tranh và hỗn loạn" trên toàn Trung Đông, thậm chí vượt ra cả khu vực này.
Phát biểu trước các nhà ngoại giao cấp cao tại Paris, ông Sarkozy nói: "Pháp sẽ làm tất cả để tránh can thiệp bằng quân sự. Hành động như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề mà sẽ gây ra chiến tranh và bất ổn ở khắp Trung Đông và có lẽ cả thế giới."
Pháp là một trong số nước phương Tây bày tỏ mạnh mẽ nhất chủ trương trừng phạt kinh tế để buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân, song Paris lại phản đối những kêu gọi của một số nhân vật diều hâu ở Mỹ và Israel tiến hành không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Theo Paris, thay vì can thiệp quân sự, có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt "cứng rắn hơn nữa" nhằm vào chính quyền Tehran./.
Theo TTXVN
Các phần tử cực đoan lên kế hoạch nắm quyền Libya Các nhóm Hồi giáo cực đoan trong lực lượng nổi dậy Libya đã tiết lộ kế hoạch lật đổ chính phủ hậu Gadhafi và thành lập một nhà nước Hồi giáo tại quốc gia Bắc Phi này. Theo Washington Times, các quan chức thuộc cơ quan tình báo Mỹ đang đẩy mạnh giám sát các phần tử Hồi giáo trong lực lượng đối...