Châu Âu khẩn trương tích trữ trước lệnh cấm nhằm vào sản phẩm từ dầu của Nga
Châu Âu đã nhập khẩu lượng lớn dầu diesel trong thời gian qua để tích đầy các thùng chứa trước khi lệnh cấm nhằm vào các sản phẩm từ dầu của Nga có hiệu lực.
Bảng giá xăng và dầu diesel tại một trạm bán xăng ở Frankfurt, Đức ngày 25/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng lệnh cấm nhập khẩu với dầu thô Nga vận chuyển qua đường biển từ ngày 5/12/2022.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Australia cũng áp đặt mức giá trần 60 USD/thùng với dầu thô của Nga xuất khẩu bằng đường biển từ ngày 5/12.
Nga tuyên bố nước này sẽ không tuân theo mức giá trần ngay cả khi buộc phải cắt giảm sản lượng.
Video đang HOT
Bước đi tiếp theo của EU là cấm các sản phẩm dầu của Nga bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/2. Đây được coi là động thái sẽ gây thay đổi lớn đối với giao dịch dầu toàn cầu.
Các nước thành viên G7 và Australia cũng đang hình thành một cơ chế giá trần tương tự với nhiên liệu tinh chế như diesel, dầu hỏa và dầu nhiên liệu Nga từ 5/2.
Tuy nhiên, việc áp đặt giá trần với sản phẩm từ dầu phức tạp hơn nhiều so với tạo hạn chế giá đối với dầu thô bởi có rất nhiều sản phẩm từ dầu và giá của chúng thường phụ thuộc vào nơi được mua thay vì nơi chúng được sản xuất.
Theo công ty phân tích Vortexa, tính đến thời điểm này châu Âu nhập khẩu trung bình 700.000 thùng dầu diesel mỗi ngày, mức cao nhất kể từ tháng 3/2021. Điều này xuất phát từ việc các nhà giao dịch vội vã làm đầy các bể chứa trước khi lệnh cấm có hiệu lực.
Cùng thời điểm, châu Âu cũng tăng lượng nhập khẩu dầu diesel từ châu Á và Trung Đông. Nhu cầu tăng kết hợp với hành trình vận chuyển dài hơn dầu diesel đến châu Âu đồng nghĩa với việc giá cước vận tải tăng, kéo theo việc người tiêu dùng phải hứng chịu gánh nặng giá.
Ông Claudio Galimberti tại công ty nghiên cứu năng lượng Rystad đánh giá Kuwait và Saudi Arabia đã nổi lên là nhà xuất khẩu tiềm năng dầu diesel cho châu Âu thay thế Nga một khi lệnh cấm có hiệu lực.
Theo tờ Politico (Mỹ), trong tháng 12/2022, nhập khẩu dầu diesel vào châu Âu đã tăng đến mức kỷ lục 8,2 triệu tấn.
Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, một nửa số dầu diesel mà EU nhập khẩu xuất phát từ Nga.
Dầu diesel đóng vai trò quan trọng với các phương tiện đường bộ, tàu hỏa, tàu biển cùng máy móc công nghiệp và nông nghiệp.
Các nhà phân tích nhận định những dự án nhà máy lọc dầu mới sẽ nâng sản lượng dầu diesel toàn cầu, đẩy mạnh “dòng chảy” đến châu Âu vào cuối năm nay và giúp xoa dịu tình huống khó khăn.
Những dự án nổi bật bao gồm mở rộng nhà máy lọc dầu công suất 400.000 thùng mỗi ngày tại Saudi Arabia, nhà máy lọc dầu công suất 650.000 thùng mỗi ngày tại Nigeria dự kiến có sản phẩm từ quý đầu năm 2023.
Bên cạnh đó là nhà máy lọc dầu công suất 615.000 thùng/ngày ở Kuwait và nhiều dự án khác ở Trung Quốc.
Dầu thô của Nga chính thức có tên trong danh sách cấm nhập khẩu của Mỹ
Trong phát biểu ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong khi Nga đang triển khai chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine.
Tại một trạm bán xăng ở Brooklyn, New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trước đó, các hãng tin của Nga dẫn lời Phó Thủ tướng nước này Alexander Novak hôm 7/3 cảnh báo chính sách cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường toàn cầu, theo đó giá dầu sẽ tăng tới mức không thể dự đoán được, có thể lên đến 300 USD/thùng. Ông cho rằng thị trường châu Âu sẽ không thể nhanh chóng tìm ra nguồn cung thay thế dầu mỏ Nga, có thể mất hơn một năm và người tiêu dùng châu Âu sẽ phải chịu mức giá đắt đỏ hơn.
Trong khi đó, giới phân tích cho rằng quyết định trên của Mỹ sẽ làm gia tăng tác động của chiến dịch trên đối với kinh tế toàn cầu sau khi thế giới đã phải trải qua việc thiếu hụt nguồn cung và giá cả gia tăng do tác động của đại dịch COVID-19. Giá xăng tại Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và cho đến nay việc xuất khẩu năng lượng của nước này vẫn chưa bị áp đặt trừng phạt. Mặc dù Mỹ không phải là khách hàng mua dầu hàng đầu của Nga, song các đồng minh của nước này dường như phải chịu sức ép đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.
Quan chức G7: Tổ chức này sẽ áp 2 mức giá trần lên các sản phẩm từ dầu của Nga Một quan chức của G7 cho biết tổ chức này đang lên kế hoạch cho việc áp 2 mức giá trần đối với các sản phẩm từ dầu của Nga, vì có sự chênh lệch giá của các sản phẩm này. Một quan chức của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) cho biết nhóm này sẽ tìm cách đặt 2 mức...