Châu Âu hoài nghi về kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine
NATO được cho là vẫn đang hoài nghi về tính khả thi của ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine.
Lính Ukraine bắ.n lựu pháo về phía các lực lượng Nga ở khu vực Zaporizhzhia ngày 11/1 (Ảnh: Reuters).
Theo báo The Times của Anh, Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang rất chia rẽ về dự định triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình do phương Tây giữ vai trò chỉ đạo ở Ukraine nếu như đạt được một thỏa thuận ngừng bắ.n giữa Kiev và Moscow.
Theo The Times, Đức phản đối ý tưởng này, một phần bởi Berlin không muốn đưa ra cam kết trước các cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 2 này.
Các quốc gia Baltic và Ba Lan, những nước ủng hộ Kiev mạnh mẽ nhất trong suốt cuộc xung đột Nga – Ukraine, được cho là đang lo ngại về việc một kế hoạch triển khai quân như vậy sẽ làm phân tán sự tập trung cũng như nguồn lực của NATO, khiến năng lực phòng thủ của họ sẽ bị “hở sườn”.
Video đang HOT
Anh, Pháp và các nước Bắc Âu là những quốc gia hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình của phương Tây ở Ukraine. Tuy nhiên, ngay cả ở những quốc gia này, nhiều quan chức cũng tỏ ra lo ngại EU không thể thực thi chiến dịch nếu như không có sự tham gia của Mỹ.
Báo The Times dẫn một nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết, sự tham gia của Washington là điều cần thiết bởi họ “có tất cả các khả năng mà châu Âu đang thiếu”, gồm cả “năng lực trả đũa ở quy mô lớn nếu cần”.
Mặc dù vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố Washington sẽ không gửi quân hoặc cung cấp tiề.n viện trợ cho một sứ mệnh như vậy.
Các nước châu Âu ủng hộ Kiev được cho là cũng cảm thấy “khó chịu” trước việc Tổng thống Ukraine Zelensky gần đây yêu cầu triển khai tối thiểu 200.000 lính gìn giữ hòa bình, một con số mà EU rất khó đáp ứng đơn độc.
Về phần mình, Moscow đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình do phương Tây chỉ huy ở Ukraine. Hồi đầu tuần, nhà ngoại giao cấp cao Nga Rodion Miroshnik đã cảnh báo bất cứ một lực lượng quân sự nào như vậy được đưa tới Ukraine mà không có sự chấp thuận của Nga sẽ được xem như “một mục tiêu quân sự hợp pháp”.
“Nếu Nga không chấp nhận, ý tưởng đó sẽ chế.t yểu và nếu Mỹ không đồng tình, ý tưởng đó cũng sẽ không thành công”, một quan chức quân sự phương Tây thừa nhận.
Ngày 31/1, ông Aleksey Zhuravlev – Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga cảnh báo, Điện Kremlin có thể coi việc triển khai binh lính NATO trên quy mô lớn ở Ukraine là mối đ.e dọ.a đáng kể đối với Nga, thậm chí ở mức đủ nghiêm trọng buộc Moscow phải tính tới phương án động viên thêm quân số.
Một số quan chức EU cho rằng, một lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc phi phương Tây, gồm binh lính đến từ các quốc gia trung lập hơn như Ấn Độ, Bangladesh hoặc Trung Quốc có thể là một giải pháp khả dĩ hơn. Họ lập luận, giải pháp này sẽ không cần tới sự tham gia của Mỹ và dễ chấp nhận hơn với Moscow.
Tháng 12 năm ngoái, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đều vô nghĩa ở thời điểm này vì ông Zelensky đã ký một đạo luật cấm mọi cuộc đàm phán với ban lãnh đạo Nga hiện tại.
Cục Tình báo Đối ngoại của Nga cũng từng cảnh báo về viễn cảnh phương Tây có thể sử dụng lực lượng gìn giữ hòa bình nhằm “chiếm đóng” Ukraine và chỉ để “câu giờ” cho một cuộc xung đột mới với Moscow.
Hội nghị Thụy Sĩ kêu gọi các bên đối thoại giải quyết xung đột Ukraine
Đại diện 80 phái đoàn tham dự hội nghị về Ukraine ở Thụy Sĩ khẳng định hòa bình chỉ có thể được lập lại ở Ukraine khi có sự đối thoại giữa tất cả các bên liên quan.
Hội nghị hòa bình Ukraine do Thụy Sĩ tổ chức đã kết thúc hôm 16/6 với việc đại diện 80 phái đoàn đến từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế kí tuyên bố chung, trong đó nêu rõ, "để đạt được hòa bình ở Ukraine cần có sự tham gia và đối thoại của tất cả các bên".
Tổng thống Ukraine và lãnh đạo các nước, tổ chức tham gia sự kiện ở Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
Tuyên bố sau hội nghị cũng khẳng định cam kết của các nước tham gia "với các nguyên tắc chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả quốc gia, trong đó có Ukraine, trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận", thông tấn Nga Interfax trích dẫn.
Tuyên bố kêu gọi các bên trong xung đột Nga - Ukraine trao trả toàn bộ tù binh và cho phép tr.ẻ e.m "bị đưa đi bất hợp pháp trở về nhà"; đảm bảo khả năng tàu bè có thể tiếp cận các cảng biển ở biển Đen và biển Azov để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc.
Nhóm các quốc gia này cũng cho rằng, Ukraine cần được trao quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cơ sở cung cấp khoảng 1/5 sản lượng điện của Ukraine trước khi chiến sự nổ ra và hiện do Nga kiểm soát.
Khoảng 100 phái đoàn đến từ các quốc gia và tổ chức quốc tế tham dự hội nghị ở Thụy Sĩ, theo Interfax. Tuy nhiên, một số quốc gia đã không kí tuyên bố chung như Ấn Độ, Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nam Phi, Thái Lan, Indonesia hay Mexico.
Giới chuyên gia nhận định hội nghị hòa bình kéo dài hai ngày ở Thụy Sĩ có thể không mang lại nhiều tác động cụ thể tới việc chấm dứt xung đột do Nga không tham gia sự kiện.
Cùng ngày, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết Ukraine nên xem xét điều kiện mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hôm 14/6, trong đó có từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân khỏi 4 vùng lãnh thổ mà Nga tuyên bố sáp nhập cuối năm 2022.
"Diễn biến trên tiề.n tuyến cho thấy tình hình đang tiếp tục xấu đi đối với Ukraine", ông Peskov nói. "Một chính trị gia đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của bản thân sẽ cân nhắc đến đề xuất như vậy".
Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine Theo nghị sĩ cấp cao Nga Aleksey Zhuravlev, Moscow có thể sẽ coi việc triển khai trên diện rộng binh lính NATO ở Ukraine là mối đ.e dọ.a trực tiếp. Ông Alexey Zhuravlev, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga (Ảnh: RT). Theo nghị sĩ Aleksey Zhuravlev, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Duma...