Châu Âu dự kiến phóng hai vệ tinh tạo nhật thực toàn phần theo yêu cầu
Các nhà khoa học châu Âu đang chuẩn bị phóng hai vệ tinh được thiết kế để tạo ra nhật thực toàn phần theo yêu cầu.
Hiện tượng nhật thực toàn phần nhìn từ Piedra del Aquila, tỉnh Neuquen, Argentina. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan Vũ trụ châu Âu ( ESA) sẽ phóng tàu vũ trụ Proba-3 trong vài tuần tới, liên quan đến việc đưa một cặp vệ tinh bay theo đội hình gần nhau quanh quỹ đạo Trái Đất.
Hai vệ tinh này sẽ được kết nối bằng tia laser và cảm biến ánh sáng. Một vệ tinh sẽ chặn tầm nhìn Mặt Trời của chiếc còn lại, tạo ra nhật thực kéo dài trong nhiều giờ. ESA cho biết việc quan sát những lần nhật thực này sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu Mặt Trời và hiểu về cách nó có thể gây gián đoạn cho đường dây điện, vệ tinh GPS và các công nghệ khác trên Trái Đất.
Video đang HOT
ESA tin rằng sứ mệnh này cũng sẽ đóng vai trò tiên phong cho các chuyến bay vũ trụ khác hỗ trợ nghiên cứu về sóng hấp dẫn, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời và hố đen.
ESA đã dành hơn 10 năm để lên kế hoạch cho sứ mệnh này, bao gồm việc phát triển một loạt các cảm biến phức tạp giữ cho hai vệ tinh được khóa chặt với nhau với độ chính xác nhỏ hơn một millimet khi chúng bay quanh Trái Đất cách nhau 144 m.
Giám đốc dự án Proba-3 – ông Damien Galano, nói với tờ Observer: “Khi hai vệ tinh ở đúng quỹ đạo, một vệ tinh sẽ thả đĩa che phủ tầm nhìn Mặt Trời của vệ tinh thứ hai và do đó tạo ra nhật thực kéo dài tới sáu giờ mỗi ngày”.
Ông Francisco Diego tại Đại học College London (Anh) cho biết, trên Trái Đất, trung bình nhật thực toàn phần xảy ra khoảng 2 năm một lần và các nhà khoa học thường phải di chuyển quãng đường dài, phụ thuộc vào thời tiết để nghiên cứu chúng, trong khi việc quan sát chỉ có thể diễn ra trong vài phút. Điều đó không cung cấp nhiều thời gian để các nhà khoa học có quan sát chi tiết
Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu vành nhật hoa của Mặt Trời xuất hiện trong nhật thực bởi nhiệt độ của nó. Bề mặt Mặt Trời có thể đạt 6.000 độ C, trong khi nhiệt độ của vành nhật hoa vào khoảng 1 triệu độ. Bằng cách tạo ra nhật thực kéo dài hàng giờ, Proba-3 sẽ tạo dữ liệu giúp giải quyết bí ẩn này.
Ông Diego bổ sung: “Chúng ta sẽ có thể nghiên cứu vành nhật hoa một cách chi tiết và lâu dài, tạo ra thông tin giải thích tại sao nó lại nóng như vậy trong khi bề mặt của Mặt Trời lại tương đối ‘mát mẻ’. Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu được cách Mặt Trời ảnh hưởng đến thời tiết vũ trụ”.
Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa
Báo Le Monde của Pháp ngày 28/6 đưa tin Tổ chức Khai thác vệ tinh khí tượng châu Âu (EUMETSAT) đã hủy kế hoạch sử dụng tên lửa Ariane 6 do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phối hợp với tập đoàn ArianeGroup thực hiện, để chuyển sang hợp tác với công ty SpaceX của Mỹ.
Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Endurance của SpaceX, thực hiện sứ mệnh đưa phi hành đoàn Crew-5 lên Trạm ISS, ngày 5/10/2022. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra khi chỉ còn 2 tuần nữa là tới thời điểm Arianespace - công ty con của ArianeGroup - tiến hành vụ phóng đầu tiên của Ariane 6, dự kiến vào ngày 9/7 tới. Đây được xem là đón giáng mới nhất nhằm vào nỗ lực không gian của châu Âu, sau 4 năm trì hoãn đối với dự án Ariane 6. Hệ thống phóng tên lửa này ban đầu được lên kế hoạch phóng vào năm 2020, nhưng đại dịch COVID-19 và nhiều vấn đề kỹ thuật khiến hệ thống này không thể hoạt động.
Theo báo Le Monde, hội đồng điều hành EUMETSAT đã yêu cầu ban giám đốc đại diện cho tổ chức gồm 30 quốc gia thành viên này sử dụng tên lửa Falcon 9 của SpaceX để phóng vệ tinh thời tiết MTG-S1.
Điều này đồng nghĩa với việc EUMETSAT quyết định hủy bỏ hợp đồng đã ký với Arianespace cách đây 4 năm. Le Monde không nêu chính xác lý do khiến EUMETSAT quay lưng với Arianespace để "bắt tay" SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk.
Trong một chia sẻ trên nền tảng LinkedIn, Giám đốc điều hành cơ quan vũ trụ CNES (Pháp) - ông Philippe Baptiste đánh giá đây là điều "đáng thất vọng đối với những nỗ lực không gian của châu Âu, vào thời điểm mà tất cả các cường quốc phát triển sứ mệnh không gian ở lục địa này, cũng như Ủy ban châu Âu đang kêu gọi phóng vệ tinh châu Âu trên các bệ phóng châu Âu".
Hiện dự án Ariane 6 của châu Âu đang thua kém đáng kể nếu so với tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Ariane 6 đã được đặt hàng triển khai tổng cộng 30 nhiệm vụ tính đến thời điểm này, với tần suất phóng dự kiến 9 lần/năm. Trong khi đó, tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã lên kế hoạch thực hiện 144 lần phóng chỉ riêng trong năm 2024.
Một ưu điểm khác khiến Falcon 9 vượt trội hơn so với Ariane 6 là tên lửa của SpaceX có thể tái sử dụng.
NASA nhận lệnh từ Nhà Trắng thiết lập giờ tiêu chuẩn cho mặt trăng Nhà Trắng vừa chỉ đạo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thiết lập giờ tiêu chuẩn cho mặt trăng trước khi chuyển sang giai đoạn triển khai những chương trình kế tiếp trong nỗ lực đưa con người quay về vệ tinh tự nhiên của trái đất. Mỹ đang đặt mục tiêu đưa người quay lại mặt trăng. Ảnh NASA Theo...