Châu Âu còn “lá bài kinh tế” nào với Nga?

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh các nước châu Âu vẫn cố gắng gây sức ép kinh tế lên Nga liên quan đến sự kiện Ukraine, dư luận rất quan tâm liệu cuộc gặp của các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính EU có thể tìm ra những biện pháp mới, những cách tiếp cận mới để thực hiện mục tiêu này.

Cuộc họp của các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Liên minh châu Âu ngày 5/4 đã thảo luận rất kỹ về việc thực thi các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt đối với Nga, về hiệu quả của các lệnh trừng phạt này và về các cách thức né tránh trừng phạt từ phía Nga hay một số đối tác của Nga.

Châu Âu còn lá bài kinh tế nào với Nga? - Hình 1
Nhiều công ty châu Âu đã rời thị trường Nga sau các lệnh trừng phạt. Ảnh: Le Monde

Các Bộ trưởng châu Âu cũng thảo luận về các tác động kinh tế của cuộc chiến tại Ukraine đối với nền kinh tế châu Âu, trong đó đặc biệt đáng chú ý là các giải pháp nhằm đối phó với việc tăng giá năng lượng và nguyên liệu đầu vào tại nhiều nước EU. Về tổng thể, cuộc họp của các Bộ trưởng Kinh tế-Tài chính EU không đề cập đến một giải pháp cụ thể nào liên quan đến việc gia tăng, giám sát hay điều chỉnh các biện pháp cấm vận đối với Nga nhưng trong tuyên bố kết luận, các Bộ trưởng Kinh tế-Tài chính châu Âu khẳng định nhóm Bộ trưởng này cùng với Uỷ ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục cam kết theo đuổi tất cả các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng trong thời gian tới.

Ngay sau đó, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen đã thông báo cho biết phía châu Âu sẽ sớm tung ra một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, bao gồm cấm việc nhập khẩu than đá từ Nga trị giá mỗi năm khoảng 4 tỷ euro; cấm các tàu hàng Nga tiếp cận các cảng biển thuộc các nước EU, cấm xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao như máy tính lượng tử, chíp bán dẫn, máy móc công nghiệp trị giá khoảng 10 tỷ euro mỗi năm sang Nga.

Châu Âu cũng có thể sẽ cấm nhập các sản phẩm khác như gỗ, hải sản, rượu. trị giá 5,5 tỷ euro mỗi năm từ Nga. Đồng thời, châu Âu cũng sẽ mở rộng trừng phạt đối với 4 ngân hàng lớn của Nga và đưa thêm nhiều cá nhân quốc tịch Nga vào danh sách đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh vào EU. Dự kiến, các nước EU sẽ nhóm họp trong ngày 6/4 để xem xét gói trừng phạt thứ 5 này và gần như chắc chắn là gói trừng phạt mới này sẽ được thông qua.

Châu Âu chia rẽ trong vấn đề cấm nhập khẩu năng lượng Nga

Sau cuộc họp của các Bộ trưởng Kinh tế – Tài chính EU, các quan chức EU đã thông báo sẽ cấm nhập khẩu than đá từ Nga và sẽ xem xét việc cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga. Như vậy, trước mắt trong số các sản phẩm năng lượng từ Nga sẽ chỉ có than đá bị cấm. Hiện mỗi năm Nga xuất khẩu khoảng 36 triệu tấn than đá, trị giá khoảng 4 tỷ euro sang các nước EU và chiếm khoảng 70% lượng than đá nhập khẩu của EU. Trong số này, các nước như Đức, Ba Lan, Italy nhập nhiều than đá nhất của Nga. Tuy nhiên, đối với châu Âu thì than đá của Nga không quan trọng bằng dầu mỏ, và đặc biệt là khí đốt. Do đó, việc cắt nguồn cung than đá từ Nga sẽ gây ra các tác động hạn chế hơn.

Việc này cũng thể hiện rất rõ các tính toán thận trọng từ phía nhiều nước châu Âu. Bất chấp các sức ép từ Mỹ, từ Ukraine, từ Ba Lan và nhiều nước khác trong EU, một số nước như Đức, Hà Lan… vẫn đang cương quyết không chấp nhận việc cắt bỏ ngay lập tức toàn bộ nguồn cung năng lượng từ Nga. Trong số này, chính phủ Đức đã thừa nhận rằng nếu nước Đức ngay lập tức cắt bỏ dầu mỏ và khí đốt từ Nga thì hậu quả kinh tế mà nước Đức phải gánh chịu sẽ vô cùng nghiêm trọng, kinh tế Đức có thể rơi vào suy thoái lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua và hậu quả mà Đức phải chịu sẽ còn lớn hơn Nga. Do đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck… đều nhiều lần khẳng định Đức không chấp nhận phương án này. Đức đã đồng ý sẽ loại bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng Nga nhưng cho rằng điều này cần phải được tiến hành từng bước, không thể làm ngay lập tức. Đây là một bài toán khó với nhiều nước châu Âu.

Các nước phương Tây như Mỹ, 3 quốc gia Baltic hay một số nước như Ba Lan… mang thái độ thù địch mạnh mẽ với Nga và cũng không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng từ Nga nên luôn kêu gọi đối đầu quyết liệt, chấm dứt mọi quan hệ với Nga trong khi các nước như Đức, hay kể cả Pháp, vẫn muốn tìm cách đối thoại với Nga để chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine. Đây là lúc mà các quốc gia buộc phải tính toán để đảm bảo lợi ích quốc gia của mình một cách tốt nhất, và do đó, sẽ không có một giải pháp nào có thể làm hài lòng tất cả các nước EU. Việc này càng kéo dài, sự chia rẽ trong nội bộ EU sẽ càng lớn hơn.

Châu Âu có thể “cắt đứt tất cả mối quan hệ kinh tế với Nga”?

Hiện tại, vấn đề châu Âu phụ thuộc quá lớn vào nguồn năng lượng của Nga đã được thảo luận quá nhiều, nhưng ngoài năng lượng Nga còn là một cường quốc thế giới về một số kim loại quý như nickel hay một số sản phẩm nông nghiệp như lúa mỳ, phân bón… Do đó, việc cắt đứt tất cả các mối quan hệ kinh tế với Nga không phải muốn là làm được. Về lý thuyết đương nhiên châu Âu có thể cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga.

Vấn đề là hiệu quả và hậu quả của hành động đó. Toàn bộ các lệnh trừng phạt mà phương Tây nhằm vào Nga hiện nay, ở quy mô mà Nga cho là có thể gọi là “ chiến tranh kinh tế tài-chính” toàn diện, có mục đích lớn nhất là trừng phạt hành động quân sự của Nga ở Ukraine và răn đe Nga sớm chấm dứt cuộc chiến. Nhưng cho đến thời điểm này, mục đích này đang thất bại, hay chính xác hơn là chưa đạt được. Bất chấp các lệnh trừng phạt ồ ạt với quy mô chưa từng thấy từ phương Tây, Nga vẫn không thể hiện bất cứ ý định nào về việc chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt mà nước này đang tiến hành tại Ukraine, chừng nào chưa hoàn tất các mục tiêu về quân sự-chính trị. Do đó, trừng phạt kinh tế từ phương Tây hoàn toàn không răn đe được Nga.

Tiếp theo, tác động lên nền kinh tế Nga của các lệnh trừng phạt này cũng chưa như phương Tây kỳ vọng. Đồng rúp Nga đã trở lại với giá trị ngang bằng thời điểm trước khi nổ ra cuộc chiến tại Ukraine. Các tính toán mới đây từ hãng tin Blomberg cho thấy trong năm 2022, xuất khẩu năng lượng của Nga có thể đạt mức trên 320 tỷ USD, cao hơn 30% so với năm 2021. Hiện mỗi ngày châu Âu vẫn phải chi khoảng 800 triệu euro để nhập khẩu năng lượng Nga. Do đó, cần phải chờ một thời gian nữa, có thể là 6 tháng-1 năm, thậm chí là vài năm nữa, phương Tây mới có thể hy vọng kinh tế Nga suy sụp như các tuyên bố từ các nước này.

Trong lúc đó, tác động từ cuộc chiến tại Ukraine và các lệnh trừng phạt trả đũa lẫn nhau với Nga khiến châu Âu đang rơi vào khủng hoảng năng lượng, đối mặt nguy cơ lạm phát. Việc cắt đứt hoàn toàn quan hệ kinh tế với Nga sẽ chỉ càng khiến tình hình phức tạp hơn. Quan trọng nhất, là khi quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở bên bờ vực sụp đổ như hiện nay, việc cắt đứt quan hệ kinh tế sẽ chỉ càng khiến căng thẳng leo thang, nguy cơ đối đầu toàn diện sẽ ngày càng lớn hơn. Khi các cầu nối về kinh tế bị phá bỏ, hai bên sẽ chỉ còn một lựa chọn là đối đầu, mà khả năng lớn sẽ là bằng chiến tranh, với các hậu quả thảm khốc hơn nhiều./.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 476.788 trường hợp mắc COVID-19 và 7.168 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 250 triệu ca, trong đó trên 5 triệu người không qua khỏi.

Video đang HOT

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Surabaya, Đông Java, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 6/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 249.797.998 ca, trong đó có 5.052.163 người tử vong.

Cuộc sống bình thường mới đang đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng lắng dịu. Từ đầu tháng 11, hàng loạt quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày có xu thế tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này.

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Anh, Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất, trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 2
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 226 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và trên 73.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 5/11, thế giới có 121 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 97 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới đang làm chậm quá trình "bình thường mới" ở một số nước.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 773.617 ca tử vong trong tổng số trên 47 triệu ca bệnh. Tiếp đó là Ấn Độ với 459.880 ca tử vong trong số trên 34 triệu ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 609.015 ca tử vong trong số trên 21 triệu ca. Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 608 người tử vong. Tiếp đến là Bosnia-Herzegovina với 357 người và CH Bắc Macedonia với 345 người/100.000 dân.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Ljubljana, Slovenia, ngày 4/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có hơn 1,5 triệu ca tử vong trong hơn 46 triệu ca mắc COVID-19. Châu Âu có hơn 75,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,4 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận hơn 1,1 triệu ca tử vong trong hơn 79,1 triệu ca mắc. Bắc Mỹ có hơn 1,1 triệu ca tử vong trong hơn 56 triệu ca. Châu Phi ghi nhận hơn 219.100 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là hơn 3.600 người.

Tại châu Á, Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ rút ngắn thời gian cách ly phòng dịch COVID-19 xuống còn 3 ngày đối với những doanh nhân nước ngoài đã tiêm vaccine đầy đủ khi họ nhập cảnh vào nước này kể từ ngày 8/11 tới.

Điều kiện đối với những người nước ngoài nhập cảnh này là phải hoàn thành tiêm chủng 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, loại vaccine đã được Nhật Bản phê duyệt và phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh. Doanh nghiệp tại Nhật Bản phải chịu trách nhiệm quản lý hành vi, di chuyển của người đó trong thời gian 3 ngày tự cách ly. Sang ngày thứ 4, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 thì người nhập cảnh được bắt đầu tham gia các hoạt động bình thường, bao gồm đi lại, ăn uống cũng như sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Quốc gia Đông Bắc Á này cũng sẽ khôi phục việc nhập cảnh với những người cư trú lâu dài, bao gồm sinh viên và các thực tập sinh kỹ thuật theo diện nội trú.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 4
Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tới nhà xác tại một bệnh viện ở Kiev, Ukraine ngày 9/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Australia, hai bang đông dân nhất của nước này là New South Wales (NSW) và Victoria ngày 5/11 đã nối lại hoạt động đi lại với nhau sau khi đạt tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao.

Lần đầu tiên trong nhiều tháng, các du khách NSW, trong đó có cả những người chưa tiêm vaccine, có thể đến bang Victoria mà không cần cách ly hay xét nghiệm, nhưng họ vẫn cần giấy phép đi lại và chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Người dân bang Victoria đã tiêm đủ liều vaccine được tự do ra/vào bang NSW, trừ trường hợp từng đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Trong khi đó, người dân bang Victoria từ 16 tuổi trở lên và chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 không được phép đến bang NSW.

Hiện 89,1% người dân NSW ở độ tuổi từ 16 trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi 82% người dân bang Victoria từ 12 tuổi trở lên đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Ngày 5/11, NSW ghi nhận 249 ca nhiễm COVID-19 mới và 3 ca tử vong, trong khi bang Victoria ghi nhận 1.343 ca mắc COVID-19 và 10 ca không qua khỏi.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 5
Người dân giải nhiệt tránh nóng tại một hồ nước ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Mỹ, chính quyền thành phố New York và các tổ chức nghiệp đoàn đại diện cho hơn 70.000 người lao động đã đạt được một thỏa thuận về việc bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong đó có nội dung về miễn trừ và chính sách cho nghỉ việc. Nghiệp đoàn District Council 37, một trong các nghiệp đoàn tham gia thỏa thuận, cho biết theo thỏa thuận, những người lao động không xuất trình được chứng nhận đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 sẽ có 2 lựa chọn là thôi việc hoặc nghỉ việc.

Những người không có chứng nhận do không nộp đơn xin miễn tiêm vaccine hoặc đã bị từ chối miễn trừ sẽ bị xếp vào diện nghỉ không lương từ ngày 1-30/11. Trong thời gian này, họ vẫn được hưởng các lợi ích về chăm sóc y tế. Thỏa thuận trên đạt được trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng ngày tuyên bố các quy định nghiêm ngặt nhằm thúc đẩy hàng chục triệu người lao động Mỹ tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ có hiệu lực vào ngày 4/1/2022.

Các biện pháp này nhằm vào các doanh nghiệp có hơn 100 nhân viên cũng như các nhân viên y tế và các nhà thầu liên bang, theo đó, mọi nhân viên phải tiêm mũi cuối cùng vaccine ngừa COVID-19 hoặc phải xuất trình xét nghiệm virus SARS-CoV-2 hằng tuần.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 6
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 4/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Ở châu Âu, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn. Các quan chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lưu ý số ca nhiễm mới COVID-19 tại châu lục này đã tăng 55% trong 4 tuần vừa qua, bất chấp các chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh, coi đây là sự cảnh báo đối với các khu vực khác trên thế giới.
Bỉ đã ghi nhận số ca nhiễm và nhập viện tăng trở lại các mức đã khiến nước này phải áp đặt phong tỏa vào tháng 10/2020.

Trước tình hình này, Mỹ đã khuyến cáo công dân không nên đến trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Bỉ. Số liệu của viện y tế Sciensano của Bỉ cho thấy số ca nhiễm mới trung bình hằng ngày trong 14 ngày qua là 6.728 ca, tăng 36% so với tuần trước đó. Trung bình 164 bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện hằng ngày trong 7 ngày qua, tăng 31%, và 343 bệnh nhân phải điều trị tích cực. Bỉ đã phải áp đặt phong tỏa lần thứ hai hồi tháng 10/2020, vài ngày sau khi ghi nhận số ca nhập viện ở mức cao tương tự.

Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ lây nhiễm ngày 4/11 đã vượt mức 50 ca/100.000 dân, trở lại ngưỡng mà Bộ Y tế nước này xác định là "nguy cơ trung bình", chỉ 4 tuần sau khi cơ quan này hạ mức xuống "nguy cơ thấp". Hơn 80% dân số Tây Ban Nha đã được tiêm chủng đầy đủ và nước này đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế đi lại và hoạt động xã hội, tuy vẫn duy trì yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang tại các không gian kín.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 7
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Cailungo, San Marino, Italy, ngày 29/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Số bệnh nhân COVID-19 phải cấp cứu tại Italy đã tăng 12,9% trong tuần từ ngày 27/10-2/11, đi ngược lại xu hướng giảm đều đặn từ cuối tháng 8/2021. Số ca mắc mới cũng tăng 16,6% và số bệnh nhân phải nhập viện tăng 14,9%. Số ca tử vong vì COVID-19 trong tuần trước là 257 người, tăng nhẹ so với 249 người của tuần trước. Các cơ quan y tế Italy đang khuyến nghị việc tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả các nhóm có nguy cơ cao và những người trên 60 tuổi cũng như nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, số đối tượng được tiêm mũi này cho đến nay vẫn chưa được mở rộng.

Ngày 5/11 tại Pháp, với 118 phiếu thuận và 89 phiếu chống, Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật gia hạn việc sử dụng "thẻ xanh vaccine" tới ngày 31/7/2022 trong nỗ lực kiếm chế sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Với việc phê chuẩn này, Thủ tướng Pháp sẽ có quyền ban hành sắc lệnh bắt buộc phải xuất trình "thẻ xanh vaccine" tại một số nơi nhất định tùy theo tình hình dịch bệnh. Nhà lãnh đạo Pháp cũng có thể hạn chế hoặc cấm hoạt động đi lại, ra lệnh đóng cửa các cửa hàng và những nơi công cộng, thậm chí có thể ban hành lệnh giới nghiêm hay phong tỏa.

Tại Pháp, "thẻ xanh vaccine"chứng nhận người có thẻ này đã tiêm 2 liều vaccine hoặc gần đây mới khỏi bệnh COVID-19 hay có xét nghiệm âm tính. Kể từ ngày 21/7, việc xuất trình thẻ này là bắt buộc đối với các cuộc tụ tập có sự tham gia của hơn 50 người tại những trung tâm văn hóa và giải trí như rạp chiếu phim, nhà bảo tàng.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 8
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Đức ngày 5/11 đã nhất trí sẽ tiến hành tiêm mũi tăng cường cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, giới chức y tế Đức cũng yêu cầu tiến hành xét nghiệm bắt buộc tại các cơ sở dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, cũng như thắt chặt kiểm soát các biện pháp phòng dịch.

Phát biểu tại Hội nghị tổ chức ở thành phố Lindau (bang Bayern), Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn cho biết Bộ trưởng y tế liên bang và các bang đã thống nhất sẽ tiến hành tiêm chủng mũi tăng cường cho mọi người đã tiêm mũi thứ hai ít nhất 6 tháng, không chỉ nhóm người trên 70 tuổi và nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế như khuyến nghị của Ủy ban Tiêm chủng thường trực (STIKO). Bộ trưởng Spahn nhấn mạnh Đức cần tăng tốc với mũi tiêm tăng cường nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 4 hiện nay khi tốc độ lây nhiễm đang nhanh chóng gia tăng.

Cùng ngày, Chính phủ liên bang Đức đã kêu gọi thận trọng và kiểm soát nhất quán các quy định phòng dịch khi đại dịch có xu hướng bùng phát mạnh khi mùa Đông đang tới. Theo thông báo ngày 5/11 của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), trong vòng 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 37.120 ca mắc mới - mức cao nhất từ đầu dịch, và 154 ca tử vong.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 9
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại một trường học ở tỉnh Narathiwat, Thái Lan, ngày 15/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 5/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 26.357 ca mắc COVID-19 và 499 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 13.331.372 ca, trong đó trên 280.800 người tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á sau vài tuần hạ nhiệt hiện đang có xu thế đi ngang trong mấy ngày qua. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối, chỉ còn Philippines chứng kiến xu thế ca tử vong tăng trở lại. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tại một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Lào và Việt Nam.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 10
Phun khử trùng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, "quốc gia vạn đảo" ghi nhận trên 500 ca bệnh mới và chỉ có 19 ca tử vong.

Diễn biến dịch đã bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, dù số ca tử vong vẫn cao. Ngày 5/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 260 trường hợp. Malaysia một ngày qua số ca mắc mới cũng tăng nhẹ, với xấp xỉ 5.000 trường hợp, trong khi có 47 ca tử vong. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 1.057 ca bệnh và 17 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế đi ngang.

Trong khi đó, Thái Lan hiện là điểm dịch nóng nhất Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 5/11 ghi nhận thêm trên 8.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 80 người.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại - Hình 11
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surakarta, Indonesia, ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 78 bệnh nhân mới và 5 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.

Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, tất cả các nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju AirHàn Quốc khôi phục hộp đen ghi lời nói cuối cùng của phi hành đoàn Jeju Air
16:02:44 02/01/2025
Yếu tố giúp 2 tiếp viên sống sót thần kỳ trong thảm kịch máy bay Hàn QuốcYếu tố giúp 2 tiếp viên sống sót thần kỳ trong thảm kịch máy bay Hàn Quốc
11:26:56 02/01/2025
Tai nạn máy bay Hàn Quốc: Hoàn tất trích xuất dữ liệu ghi âm buồng láiTai nạn máy bay Hàn Quốc: Hoàn tất trích xuất dữ liệu ghi âm buồng lái
20:05:04 01/01/2025
Châu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua UkraineChâu Âu phản ứng trái chiều khi ngừng chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine
21:08:13 01/01/2025
Cú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju AirCú sốc của người chứng kiến từ đầu đến cuối thảm kịch máy bay Jeju Air
17:00:20 02/01/2025
Chàng trai nổi loạn xăm kín mặt, suốt 6 năm không xin được việcChàng trai nổi loạn xăm kín mặt, suốt 6 năm không xin được việc
22:25:24 02/01/2025
Thế hệ Beta: Khởi đầu một kỷ nguyên con người mới từ 2025Thế hệ Beta: Khởi đầu một kỷ nguyên con người mới từ 2025
11:07:03 02/01/2025
Điểm chung trong vụ xe tải khủng bố ở New Orleans và xe Tesla nổ ở Las VegasĐiểm chung trong vụ xe tải khủng bố ở New Orleans và xe Tesla nổ ở Las Vegas
14:32:23 02/01/2025

Tin đang nóng

Công an cảnh báo không phát tán clip nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghenCông an cảnh báo không phát tán clip nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen
13:29:51 03/01/2025
Khởi tố hình sự vụ nghi đánh ghen gây xôn xao ở Cần ThơKhởi tố hình sự vụ nghi đánh ghen gây xôn xao ở Cần Thơ
13:26:16 03/01/2025
Lê Tuấn Khang thông báo ông Chín - nhân vật vào vai "thứ dữ bên cồn" qua đời, gửi gắm 5 chữ xót xaLê Tuấn Khang thông báo ông Chín - nhân vật vào vai "thứ dữ bên cồn" qua đời, gửi gắm 5 chữ xót xa
14:15:57 03/01/2025
Tổng giám đốc Công ty House Land bán dự án "ma" cho 140 người, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồngTổng giám đốc Công ty House Land bán dự án "ma" cho 140 người, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
15:29:45 03/01/2025
Tài sản của Brad Pitt và Angelina Jolie sau vụ ly hôn kéo dài 8 nămTài sản của Brad Pitt và Angelina Jolie sau vụ ly hôn kéo dài 8 năm
15:04:58 03/01/2025
Công an khám xét nhà mẹ của "đại gia kim cương"Công an khám xét nhà mẹ của "đại gia kim cương"
16:53:09 03/01/2025
Bắt tạm giam bà Giáp Thị Sông Hương, chủ mái ấm Hoa HồngBắt tạm giam bà Giáp Thị Sông Hương, chủ mái ấm Hoa Hồng
15:35:01 03/01/2025
Nổ tàu chở dầu trên sông Bôi, 3 người bị thươngNổ tàu chở dầu trên sông Bôi, 3 người bị thương
15:39:34 03/01/2025

Tin mới nhất

Top 7 thành phố châu Âu đáng đầu tư bất động sản nhất

Top 7 thành phố châu Âu đáng đầu tư bất động sản nhất

18:33:59 03/01/2025
Dưới đây là danh sách 7 thành phố châu Âu đáng đầu tư bất động sản nhất năm 2025, dựa trên dữ liệu từ công ty cung cấp thông tin bất động sản toàn cầu Global Property Guide.
Cựu Phó Thủ tướng Anh rời nhóm chính sách toàn cầu của Meta

Cựu Phó Thủ tướng Anh rời nhóm chính sách toàn cầu của Meta

18:31:55 03/01/2025
Cựu Phó Thủ tướng Clegg gia nhập Meta từ cuối năm 2018, vào thời điểm công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, nhưng cũng phải đối mặt với hậu quả của vụ bê bối xâm phạm quyền riêng tư liên quan đến Cambridge Analytica.
Tình trạng thiếu nguồn lực khiến nhiều bác sĩ Anh cảm giác kiệt quệ

Tình trạng thiếu nguồn lực khiến nhiều bác sĩ Anh cảm giác kiệt quệ

18:29:56 03/01/2025
Chính phủ Công đảng đang ưu tiên cải thiện dịch vụ của Cơ quan Y tế quốc gia, trong đó tập trung giải quyết tình trạng ngày càng nhiều bệnh nhân phải chờ đợi điều trị và tìm cách giữ chân các nhân viên y tế.
EU xác nhận nguồn cung khí đốt ở châu Âu vẫn ổn định

EU xác nhận nguồn cung khí đốt ở châu Âu vẫn ổn định

18:24:47 03/01/2025
Các công ty năng lượng địa phương cũng đã tạm dừng hệ thống sưởi và cung cấp nước nóng cho người dân. Trước tình hình này, Ba Lan đã kêu gọi tăng cường hỗ trợ cho Moldova.
Vấn đề người di cư: Báo động số người thiệt mạng trên biển để đến châu Âu

Vấn đề người di cư: Báo động số người thiệt mạng trên biển để đến châu Âu

18:22:51 03/01/2025
Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) công bố ngày 1/1, ít nhất 2.200 người tị nạn và người di cư được ghi nhận là đã tử vong hoặc mất tích ở Địa Trung Hải vào năm ngoái.
Tổng tài sản của 500 người giàu nhất thế giới vượt mức 10.000 tỷ USD

Tổng tài sản của 500 người giàu nhất thế giới vượt mức 10.000 tỷ USD

18:20:07 03/01/2025
CEO Nvidia Jensen Huang cũng gia tăng khối tài sản thêm 76 tỷ USD (73,4 tỷ euro) nhờ sự bùng nổ của công nghệ AI. Nvidia thậm chí trở thành công ty giá trị nhất thế giới trong một thời gian ngắn khi giá cổ phiếu gần như tăng gấp ba.
LHQ cân nhắc đưa nhóm HTS ra khỏi danh sách khủng bố

LHQ cân nhắc đưa nhóm HTS ra khỏi danh sách khủng bố

18:10:39 03/01/2025
Về phần mình, Ngoại trưởng Quintin cho biết Bỉ có thể giúp dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Damascus, nhưng sẽ dựa trên những bước đi tiếp theo mà chính phủ lâm thời Syria thực hiện.
Nghị sĩ Đức lên án Ukraine, kêu gọi khởi động đường ống khí đốt Nord Stream 2

Nghị sĩ Đức lên án Ukraine, kêu gọi khởi động đường ống khí đốt Nord Stream 2

18:08:47 03/01/2025
Kết thúc bài biết của mình, bà Sevim Dagdelen kêu gọi chính quyền Đức ngừng "tặng tiền mặt" cho Kiev sau khi Ukraine chấm dứt hợp đồng cho phép trung chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ nước này và "cuối cùng hãy khởi động Nord Stream!"...
Axios: Mỹ thảo luận các phương án tấn công cơ sở hạt nhân của Iran

Axios: Mỹ thảo luận các phương án tấn công cơ sở hạt nhân của Iran

18:06:34 03/01/2025
Theo các nguồn tin, cuộc họp đã diễn ra cách đây một tháng, nhưng trong khi Tổng thống Biden và đội ngũ của ông thảo luận về nhiều lựa chọn và kịch bản, vẫn không có quyết định nào được đưa ra.
Châu Âu dần 'vắng bóng' nguồn năng lượng Nga

Châu Âu dần 'vắng bóng' nguồn năng lượng Nga

17:56:21 03/01/2025
Ukraine từ năm 2025 sẽ không còn nhận trung chuyển khí đốt từ Nga, qua đó cắt đường vận chuyển nguồn năng lượng đến các nước châu Âu.
Đồng hồ thông minh có thể hỗ trợ bỏ thuốc lá?

Đồng hồ thông minh có thể hỗ trợ bỏ thuốc lá?

17:52:40 03/01/2025
Một nghiên cứu từ Đại học Bristol (Anh) chỉ ra việc phát triển phần mềm cảm biến trên đồng hồ thông minh giúp phát hiện khi nào người dùng hút thuốc lá có thể hỗ trợ quá trình bỏ thuốc.
Đài Bắc muốn 'trao đổi lành mạnh' với Bắc Kinh

Đài Bắc muốn 'trao đổi lành mạnh' với Bắc Kinh

17:50:07 03/01/2025
Lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức hôm nay 1.1 tuyên bố ông hoan nghênh các cuộc trao đổi bình đẳng, lành mạnh và có trật tự với Trung Quốc đại lục, theo Reuters.

Có thể bạn quan tâm

Báo Trung: Nữ diễn viên tố 1 sao nam thu phí học diễn xuất hơn 500 triệu đồng rồi gạ tình hàng loạt học viên, quay lén clip nóng

Báo Trung: Nữ diễn viên tố 1 sao nam thu phí học diễn xuất hơn 500 triệu đồng rồi gạ tình hàng loạt học viên, quay lén clip nóng

Sao châu á

18:04:42 03/01/2025
Sau Triệu Lộ Tư, Trương Tụng Văn đang là cái tên được chú ý ở showbiz Trung Quốc. Nam diễn viên này là người mở bát bê bối cho ngành giải trí Hoa ngữ vào đầu năm 2025
Á hậu Quỳnh Nga tiết lộ định hướng sau Miss Charm

Á hậu Quỳnh Nga tiết lộ định hướng sau Miss Charm

Sao việt

18:01:58 03/01/2025
Sau khi giành ngôi á hậu 2 tại Miss Charm 2024, Quỳnh Nga tất bật với lịch trình quảng bá văn hóa, du lịch cùng tân hoa hậu, á hậu 1.
Người đàn ông có gần 100 tỷ đồng nhưng chỉ sống bằng phiếu giảm giá, miễn phí

Người đàn ông có gần 100 tỷ đồng nhưng chỉ sống bằng phiếu giảm giá, miễn phí

Netizen

17:28:08 03/01/2025
Với xe đạp mua bằng phiếu giảm giá, mỗi ngày ông lão 75 tuổi chạy khắp Tokyo đổi voucher trước khi hết hạn, ông sống bằng phiếu giảm giá, miễn phí dù có 97 tỷ đồng.
Phi công sân bay Muan: Trước giờ tôi cứ tưởng rào chắn bê tông là đống đất

Phi công sân bay Muan: Trước giờ tôi cứ tưởng rào chắn bê tông là đống đất

17:01:31 03/01/2025
Tôi đã nhìn thấy cấu trúc này từ trên cao trong vô số lần cất và hạ cánh, và luôn nghĩ rằng đó chỉ là một đống đất. Chưa bao giờ tôi nghĩ nó được làm bằng bê tông - vị phi công nói.
Jennifer Aniston từng ủng hộ Jolie - Pitt trước khi phát hiện cặp đôi ngoại tình

Jennifer Aniston từng ủng hộ Jolie - Pitt trước khi phát hiện cặp đôi ngoại tình

Sao âu mỹ

16:57:46 03/01/2025
Jennifer Aniston chia sẻ rằng mình đã gặp Angelina Jolie lần đầu tiên ngay trước khi cô phát hiện nữ diễn viên Tiên hắc ám ngoại tình với Brad Pitt.
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm đơn giản mà ngon

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm đơn giản mà ngon

Ẩm thực

16:43:19 03/01/2025
Bữa cơm đơn giản mà ngon. Không cầu kỳ nhưng bữa cơm này rất được lòng mọi người vì món nào cũng ngon miệng, dễ ăn.
Dùng điện thoại khi điều khiển ô tô bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng

Dùng điện thoại khi điều khiển ô tô bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng

Pháp luật

15:48:26 03/01/2025
Từ 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Đáng chú ý, nhiều lỗi vi phạm bị tăng mức phạt, trong đó có hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô, xe máy.
Cháy lớn tiệm spa ở TPHCM, 2 mẹ con leo mái tôn qua nhà hàng xóm thoát thân

Cháy lớn tiệm spa ở TPHCM, 2 mẹ con leo mái tôn qua nhà hàng xóm thoát thân

Tin nổi bật

15:45:50 03/01/2025
Lửa đỏ rực bao trùm tiệm spa rồi lan sang nhà dân liền kề ở TPHCM. Người mẹ cùng con trai 7 tuổi kịp thoát ra ngoài an toàn nhờ leo mái tôn qua nhà hàng xóm.
Tử vi năm 2025 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình gặp thách thức lớn

Tử vi năm 2025 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình gặp thách thức lớn

Trắc nghiệm

15:34:12 03/01/2025
Không cần phải chi số tiền lớn để được khám phá bí ẩn vận mệnh và khai sáng tương lai từ các chuyên gia tử vi hàng đầu.Giờ đây, việc xem tử vi miễn phí, chỉ vài thao tác đơn giản không ngờ mở ra cơ hội