Châu Âu bỏ phiếu về cách kiểm soát Big Tech
Các nhà lập pháp châu Âu hôm 22.11 đã tiến hành bỏ phiếu xây dựng luật mới nhằm kiềm chế các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, theo Bloomberg.
Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (Digital Markets Act – DMA) của Liên minh châu Âu (EU) luôn được kỳ vọng sẽ tấn công các ông lớn công nghệ Mỹ như Google, Facebook, Amazon, Apple và Microsoft, nhưng bây giờ nó sẽ bao gồm cả Booking.com và sau này có thể thêm thị trường trực tuyến Zalando, Alibaba.
Đề xuất trong lá phiếu hôm 22.11 bao gồm: buộc các ứng dụng nhắn tin cạnh tranh cho phép người dùng trò chuyện trên nhiều nền tảng, yêu cầu sự đồng ý của người dùng để đặt một ứng dụng hoặc cửa hàng ứng dụng làm mặc định, và xem xét có nên cấm một số công ty nhắm mục tiêu quảng cáo đến trẻ vị thành niên hay không.
Các nhà lập pháp châu Âu đã dành nhiều năm để tìm cách kiềm chế các hãng công nghệ lớn trên thế giới
Ngoài ra, EU còn muốn hạn chế hoạt động sáp nhập “trong một khoảng thời gian giới hạn”, nếu các công ty vi phạm vào đề xuất được thiết kế để ngăn chặn việc doanh nghiệp mua lại đối thủ trước khi nó có thể trở thành mối đe dọa. Cựu nhân viên của Facebook Frances Haugen nhận xét kế hoạch của EU có tiềm năng trở thành “tiêu chuẩn vàng trên toàn cầu”.
Cuối năm 2020, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất DMA để nhắm vào hành vi chống cạnh tranh, và Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (Digital Services Act – DSA) tập trung xử lý nội dung bất hợp pháp. Các nhà lập pháp của khối đã dành thời gian sau đó để đấu tranh về những vấn đề như công ty nào phải chịu trách nhiệm, và liệu EU có bất công với các doanh nghiệp Mỹ vì đặt ngưỡng chịu trách nhiệm quá cao hay không.
Hình phạt do vi phạm các quy tắc, chẳng hạn như nhắm mục tiêu quảng cáo đến trẻ vị thành niên, có thể dẫn đến khoản tiền phạt lên tới 20% doanh thu hằng năm trên toàn cầu, cao hơn nhiều so với mức phạt chống độc quyền hiện tại của EU. Một số nhà lập pháp cánh tả cho rằng nên bao gồm hơn 25 “công ty kỹ thuật số độc quyền”, trong khi đó thành viên bên đối lập chỉ khuyến khích đưa bốn hoặc năm công ty vào danh sách kiểm soát. “Ủy ban có thể bắt đầu với Google và Facebook, rồi đến Amazon và Apple, sau đó sẽ là Microsoft và Booking”, nhà lập pháp cánh hữu người Đức Andreas Schwab nói.
Video đang HOT
Mặc dù có nhiều vấn đề khác nhau, nhưng tranh luận gay gắt hơn cả là về DSA. Các nghị sĩ vẫn đang tìm cách giải quyết nội dung có hại và cách hạn chế việc nhắm mục tiêu quảng cáo. Một số nhà lập pháp cánh tả thậm chí thúc đẩy lệnh cấm hoàn toàn đối với quảng cáo được nhắm mục tiêu.
EC phụ trách viết quy tắc được bỏ phiếu hôm 22.11, còn các thành viên còn lại của Nghị viện châu Âu sẽ ký vào tháng tới. Động thái này cho phép việc đàm phán giữa EC và khối 27 quốc gia bắt đầu vào năm tới, bàn về việc công ty nào nên được đưa vào bộ quy tắc mới tiếp theo.
Big Tech chạy đua vũ trụ ảo
Nhiều hãng công nghệ lớn như Apple, Facebook, Microsoft đã lên kế hoạch xây dựng các sản phẩm phục vụ xu hướng metaverse.
Theo giới chuyên gia, các doanh nghiệp dường như đã nhận thấy một loạt tiềm năng mới từ vũ trụ ảo, từ việc bán phần cứng và phần mềm để hỗ trợ truy cập metaverse, cho đến hàng hóa, dịch vụ và quảng cáo ảo trong thế giới kỹ thuật số.
"Đối với các lãnh đạo công nghệ, metaverse đang nổi lên như một bước thay đổi mang tính thế hệ về cách thức tương tác và thương mại kỹ thuật số ở thời đại tiếp theo. Người ủng hộ cho rằng thế giới kỹ thuật số mới sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày, không khác gì sự xuất hiện của Internet hay iPhone", WSJ bình luận.
Hình ảnh mô tả CEO Meta Mark Zuckerberg cầm cờ Mỹ ngồi trên ván lướt sóng (trái) trong vũ trụ ảo metaverse.
Đầu tư cho metaverse
Các công ty công nghê bắt đầu vạch ra kế hoạch kinh doanh trong metaverse. Tuần trước, Microsoft cho biết sẽ trình làng loạt công cụ phục vụ tham vọng vũ trụ ảo của họ trong thời gian tới, nhưng giá cả vẫn chưa được tiết lộ. Ví dụ, ứng dụng Teams dự kiến tích hợp tính năng sử dụng hình đại diện kỹ thuật số tùy chỉnh vào năm sau.
"Khi nói về metaverse, chúng ta đang mô tả cả một nền tảng mới và một loại ứng dụng mới, tương tự cách nói về web và các trang web vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước", Satya Nadella, CEO Microsoft, nói.
Trong khi đó, Facebook đổi tên thành Meta và phát triển các giải pháp liên quan đến thực tế ảo tăng cường. Công ty cũng bán kính Oculus với giá 299 USD và đang nghiên cứu nhiều thiết bị AR, VR khác.
Các hãng công nghệ lớn khác cũng có sản phẩm VR, AR tương tự. Snap hiện bán kính AR với giá 380 USD, trong khi Microsoft phát triển kính HoloLens nhắm đến người dùng doanh nghiệp, với giá rẻ nhất là 2.975 USD. Apple được cho là thử nghiệm mẫu kính AR, dự kiến ra mắt năm 2024. Theo hãng nghiên cứu IDC, thị trường thiết bị thực tế ảo toàn cầu sẽ tăng hơn 50% trong năm nay, dự kiến xuất xưởng tổng cộng 9 triệu thiết bị. Đến 2025, con số này có thể đạt 28,7 triệu thiết bị.
Hãng chip Nvidia đầu tháng này cũng tung ra phần mềm Omniverse Enterprise với các công cụ mô phỏng môi trường ảo dựa trên AI. Công ty kỳ vọng đây sẽ là nền tảng để hình thành và kết nối giữa thế giới ảo và thực.
"Tôi khá chắc chắn rằng, Omniverse hoặc metaverse có tiềm năng trở thành một nền kinh tế mới, lớn hơn nền kinh tế hiện tại của chúng ta", Jensen Huang, CEO Nvidia, phát biểu tại cuộc họp báo cáo tài chính của công ty đầu tháng 11.
Một người trải nghiệm kính VR trong sự kiện Microsoft Build 2021 hồi tháng 5.
Lisa Su, CEO của AMD, hôm 9/11 cho biết Meta đã chọn chip của công ty cho các trung tâm dữ liệu dựa trên điện toán đám mây. Trong khi đó, một số nhà phát triển game như Roblox, Epic Games bắt đầu thử nghiệm các buổi hòa nhạc ảo và các hình thức game nhập vai miễn phí, cũng như bán một số vật phẩm ảo trên nền tảng của mình.
Các công ty nhỏ hơn cũng đang sẵn sàng cho metaverse. Hồi tháng 10, công ty tư vấn Accenture PLC cho biết đã mua 60.000 kính Oculus để đào tạo nhân viên mới. Nike đã nộp đơn đăng ký bản quyền về việc bán sản phẩm của mình dưới dạng phiên bản kỹ thuật số từ tháng trước.
Tăng cường trải nghiệm mua sắm
Giới phân tích đánh giá, metaverse sẽ cung cấp cách thức mua sắm mới, tạo ra tiềm năng lớn để thúc đẩy doanh số. "Tôi nghĩ, thương mại điện tử thời gian tới sẽ rất điên rồ, vì bạn sẽ thấy hàng hóa ảo trực quan và rất thực. Thay vì nhìn vào hình ảnh nhàm chán, bạn có thể xoay sản phẩm, ngắm nghía chúng như ngoài đời thực trước khi quyết định mua", Brent Thill, nhà phân tích về lĩnh vực công nghệ tại ngân hàng đầu tư Jefferies, nhận xét.
Theo WSJ, khoảng 80 tỷ USD được chi hàng năm cho hàng hóa ảo trong game. Với metaverse, con số này sẽ tăng lên gấp nhiều lần do số lĩnh vực được hỗ trợ không giới hạn.
Mark Zuckerberg - người ủng hộ gần như tuyệt đối với metaverse - nói các lĩnh vực quảng cáo và mua sắm trực tuyến thế hệ mới sẽ không còn bị chi phối bởi một doanh nghiệp. Nhận xét của ông nhắm đến Apple - công ty kiểm soát App Store và tính phí 30% doanh thu với các nhà phát triển bán sản phẩm trên kho ứng dụng này.
"Tôi tin sự thiếu lựa chọn và mức phí cao đang ngăn cản sự đổi mới, hạn chế sự sáng tạo của mọi người và kìm hãm nền kinh tế Internet", Zuckerberg nói tại sự kiện của công ty tuần trước.
Tuy vậy, việc xây dựng metaverse cũng đi kèm chi phí cao. Meta cho biết sẽ chi 10 tỷ USD cho vũ trụ ảo và dự kiến tăng 80% vốn so với hiện tại cho các hạng mục như cơ sở hạ tầng mạng và trung tâm dữ liệu trong năm tới.
"Hy vọng của chúng tôi là trong một thập kỷ tới, metaverse sẽ tiếp cận một tỷ người, mang về hàng trăm tỷ USD từ thương mại kỹ thuật số, đồng thời tạo việc làm cho hàng triệu người sáng tạo và nhà phát triển", Zuckerberg cho biết.
Nga quyết mạnh tay với Big Tech của Mỹ Facebook, Google và các hãng công nghệ lớn khác của Mỹ phải đối mặt với mức tiền phạt cao hơn ở Nga khi nước này hạn chế quyền truy cập thông tin trực tuyến. Các công ty công nghệ Mỹ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng ở Nga Theo Bloomberg, cơ quan giám sát truyền thông liên bang Roskomnadzor trong...