Châu Á trải qua tháng 5 nắng nóng kỷ lục
Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước châu Á đang là vấn đề đáng lo ngại khi nhiều nước khu vực này liên tục phải hứng chịu đợt nắng nóng với nhiệt độ tăng cao kỷ lục vào cuối tháng 5, thời điểm thời tiết thường mát mẻ hơn khi bắt đầu mùa mưa.
Người dân mặc áo chống nắng trên đường phố tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 29/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á và nhiều nước khu vực châu Á đã ghi nhận đợt nắng nóng cực đoan và theo cảnh báo của giới chuyên gia, tình trạng thời tiết khắc nghiệt này sẽ còn tái diễn.
Bà Sarah Perkins-Kirkpatrick, nhà khoa học về khí hậu công tác tại trường Đại học New South Wales ở Australia nhấn mạnh đến thực tế nắng nóng cực đoan sẽ ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu không ngừng và không thể nói rằng con người cần phải làm quen, và ứng phó hay giảm thiểu trạng thái tự nhiên này.
Video đang HOT
Tại Trung Quốc, Thượng Hải hứng chịu một tháng 5 nóng nhất trong hơn trăm năm qua với nhiệt độ cao kỷ lục 40,2 độ C. Đợt nắng nóng này dự kiến sẽ còn kéo dài tại khu vực miền Nam trong vài ngày tới.
Ấn Độ, Pakistan và khu vực Đông Nam Á hồi tháng 4 cũng đã trải qua đợt nắng nóng nghiêm trọng, gây hư hại nặng nề về cơ sở vật chất và làm gia tăng số ca đột quỵ do nắng nóng. Bangladesh cũng trải qua đợt nóng nhất trong 50 năm qua, trong khi Thái Lan ghi nhận nhiệt độ kỷ lục 45 độ C. Kỷ lục về nhiệt độ tiếp tục được ghi nhận trong tháng 5 khi đây là tháng nóng nhất của Singapore trong 40 năm qua.
Thành viên của nhóm nghiên cứu, Chaya Vaddhanaphuti – nhà khoa học thuộc Đại học Chiang Mai (Thái Lan) nhận định đợt nắng nóng hồi tháng 4 có nguyên nhân biến đổi khí hậu cao gấp 30 lần, và đợt nắng nóng hiện nay dường như cũng chịu tác động của cùng yếu tố.
Ấn Độ và nhiều quốc gia đã triển khai một số biện pháp để giải quyết những nguy cơ đối với sức khỏe của người dân do nhiệt độ tăng cao, như mở “phòng mát” công cộng và đưa ra quy định hạn chế đối với công việc ngoài trời. Nhưng nhà khoa học Vaddhanaphuti cho rằng chính phủ các nước cần lập kế hoạch tốt hơn, đặc biệt là để bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương hơn.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol từng cảnh báo các khu vực ít hứng chịu đợt nắng nóng có thể gặp nguy cơ cao nhất, như miền Đông nước Nga cũng như thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc và khu vực lân cận.
Trong một nghiên cứu khác công bố tuần trước, các nhà khoa học cảnh báo có tới 2 tỷ người sẽ phải hứng chịu nắng nóng cực đoan nếu đà tăng nhiệt độ Trái Đất duy trì như hiện tại và dự kiến sẽ tăng trung bình 2,7 độ C trong thế kỷ này. Theo đó, Ấn Độ sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Australia sắp phải đón Giáng sinh và Năm Mới trong nắng nóng gay gắt
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, đợt nắng nóng đầu tiên của mùa Hè sẽ khiến nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C ở khắp các bang miền Nam Australia.
Lễ hội Noel Sydney. Ảnh minh họa: concreteplayground.com
Đợt nắng nóng này sẽ xuất hiện từ "Ngày tặng quà" (Boxing Day) đến Đêm Giao thừa 31/12/2022, làm tăng nguy cơ cháy cỏ. Hơn thế nữa, sau một thời gian lạnh giá gần đây, hầu hết người dân Australia vẫn chưa thích nghi được với mùa Hè, và đợt nắng nóng sắp tới chắc chắn sẽ khiến họ dễ bị ốm trong kỳ nghỉ Giáng sinh.
Đây sẽ là sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng sau một đợt lạnh kéo dài đến giữa tháng 12 vừa qua. Hiện một khối không khí nóng đáng kể đã xuất hiện ở phía Tây Bắc của Australia, và khối không khí đó sẽ tăng cường trong tuần này, sau đó lan rộng sang miền Nam Australia cho đến tuần cuối cùng của năm 2022.
Theo dự báo của Cục Khí tượng Australia, các khu vực nội địa phía Nam sẽ oi bức trong Ngày Giáng sinh với nhiệt độ lên tới 40 độ C, thậm chí là 45 độ C. Sau đó, những luồng gió khô và nóng sẽ lan xuống bang South Australia và Victoria, khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức trung bình 15 độ C.
Mặc dù nguy cơ xảy ra những vụ cháy rừng nghiêm trọng vẫn tương đối thấp sau một mùa Xuân ẩm ướt, song với nền nhiệt độ cao như vậy, cộng thêm gió tăng cường, các đồng cỏ rất dễ bắt lửa và những đám cháy sẽ nhanh chóng lan rộng, khó kiểm soát.
Nhiệt độ tăng cao được cho là "kẻ giết người thầm lặng" vì các bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng gây ra nhiều ca tử vong hơn bất kỳ thảm họa thiên nhiên nào khác. Theo tổ chức "Các bác sĩ môi trường Australia", đợt nắng nóng trước vụ cháy rừng "Ngày thứ Bảy đen tối" hồi năm 2009 đã khiến số người tử vong nhiều hơn gấp đôi so với các vụ cháy trên thực tế. Quá nóng có thể dẫn đến mất nhiệt, kiệt sức vì nóng hoặc say nắng. Tuy nhiên, có thể thực hiện những biện pháp đơn giản để tránh bị ốm trong đợt nắng nóng, đó là uống nước mát, mặc quần áo rộng, nhẹ và ở trong nhà có điều hòa nhiệt độ.
Năm 2023 sẽ nắng nóng hơn Cơ quan khí tượng Met của Anh cho hay vào năm 2023, nhiệt độ toàn cầu sẽ cao hơn ít nhất 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Người dân giải nhiệt tại một vòi nước công cộng trong thời tiết nắng nóng tại Allahabad, Ấn Độ, ngày 28/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đó, năm tới được dự báo là năm...