Châu Á – Thái Bình Dương ráo riết chạy đua hải quân
Các nước châu Á-Thái Bình Dương đang tích cực trang bị thêm tàu quân sự và tàu ngầm hiện đại để dè chừng láng giềng và đề phòng xung đột vũ trang tiềm tàng tại khu vực.
Hàn Quốc sắp trang bị thêm tàu ngầm KSS-III để đề phòng một số nước láng giềng. Ảnh: Korea Times
Theo Defense News, 90% giao dịch thương mại thế giới đi qua bằng đường biển và phần lớn thông qua eo biển hẹp và dễ bị tấn công như Malacca, Singapore. Điều này khiến các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải đầu tư vào việc trang bị tàu quân sự và tàu ngầm nhiều hơn tất cả các quốc gia khác, ngoại trừ Mỹ.
Đô đốc Đài Loan Chen Yeong-kang hôm 15/10 cho biết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực có thể phá vỡ đường giao thông trên biển (SLOC). “Bất kỳ sự cố quân sự bất ngờ hoặc cuộc xung đột vũ trang lớn nào cũng có thể tác động đến SLOC và gây nguy hiểm cho an toàn giao thông đường biển”, ông nói.
Theo Stanley Weeks, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, do các eo biển châu Á khá hẹp và Biển Đông không có độ sâu lớn, nhiều nước trong khu vực đang tích cực mua sắm tàu tấn công nhanh, tàu hộ tống và tàu tuần tra nhanh. Ông dự đoán lực lượng hải quân và tuần duyên các nước sẽ mua thêm máy bay cánh cố định, bao gồm cả máy bay không người lái (UAV) và máy bay tuần thám biển P-3 Orion.
Các nước sẽ sở hữu thêm nhiều máy bay P-3 do mua lại từ Mỹ khi Washington bắt đầu thay thế chúng bằng P-8 Poseidon.
“Các nước chi tiêu mạnh tay nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền hải quân phát triển nhanh nhất thế giới”, Guy Stitt, chủ tịch Công ty Phân tích và Tư vấn Hải quân Quốc tế AMI cho biết.
“Hai quốc gia này không chỉ mở rộng lực lượng hải quân của họ. Họ đang chế tạo một số tàu quân sự phức tạp nhất, bao gồm tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân và tàu sân bay”, ông nói thêm
Theo Kanwa Asian Defence, Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu đóng tàu sân bay thứ hai do nước này thiết kế tại nhà máy Giang Nam, Thượng Hải. Một chiếc khác đang đóng tại Đại Liên vào năm nay và dự kiến sẽ mất 6 năm để hoàn thành. Hải quân Trung Quốc tuần trước công bố sẽ tập trung tuyển chọn các phi công có khả năng hoạt động trên các chiến đấu cơ xuất phát từ tàu sân bay.
Theo ông Stitt, Ấn Độ cũng đang tăng cường cho hải quân nhanh hơn bao giờ hết. Nước này hiện có hai tàu sân bay đang hoạt động và chuẩn bị hạ thủy tàu thứ ba.
Ông Stitt cho biết chi tiêu cho hải quân của các nước châu Á-Thái Bình Dương trong hơn một thập kỷ qua đã tăng 15%. Căn cứ vào các dự án hiện tại, Ấn Độ chi tiêu và đóng nhiều tàu mới hơn Trung Quốc. Đầu tư vào việc bổ sung tàu mới của Hàn Quốc trong hơn 10 năm qua chỉ thấp hơn Trung Quốc 2 tỷ USD. Indonesia thậm chí còn chi nhiều hơn Nhật Bản cho các thiết bị hải quân mới.
5 chương trình tăng cường hải quân lớn nhất trong khu vực gồm tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Aridhaman của Ấn Độ, tàu ngầm KSS-3 của Hàn Quốc, tàu hộ tống Sigma của Indonesia, tàu hộ tống Kamorta của Ấn Độ và tàu khu trục Aegis lớp Hobart của Australia.
Theo Bob Nugent, chuyên gia phân tích của AMI, ưu tiên hàng đầu của các nước là tàu ngầm. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam đều đang xúc tiến việc trang bị thêm tàu ngầm.
Theo WSJ, Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho biết Trung Quốc hiện sở hữu một trong những đội tàu ngầm chiến đấu lớn nhất thế giới, với 5 mẫu chạy bằng hạt nhân và ít nhất 50 mẫu dùng động cơ diesel. ONI nhận định, Trung Quốc năm nay sẽ triển khai thế hệ tàu ngầm boomer được trang bị đầy đủ các loại tên lửa hạt nhân hiện đại nhất.
Video đang HOT
“Các nước này đã chi 40 tỷ USD để đóng mới hoặc mua tàu ngầm, bằng gần 40% tổng chi tiêu cho hải quân của tất cả các quốc gia trong khu vực”, Nugent nói và cho biết thêm Australia, Thái Lan và Pakistan cũng đang có kế hoạch đóng hoặc mua tàu ngầm mới trong vòng 20 năm tới. Các nước khác, ví dụ như Malaysia vừa hoàn tất việc trang bị tàu ngầm quy mô lớn.
Những nước không có chương trình xây dựng hoặc hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm trong vòng 20 năm tiếp theo gồm Myanmar, Bangladesh, Philippines và Brunei.
Hàn Quốc dè chừng láng giềng
Đối mặt với mối đe dọa từ Triều Tiên và vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc đã lên kế hoạch triển khai thêm tàu khu trục Aegis và tàu ngầm tấn công hạng nặng.
Trong một hội nghị cấp cao do Bộ trưởng Quốc phòng Han Min-koo chủ trì vào tháng trước, Cơ quan Quản lý Chương trình Trang bị Quốc phòng (DAPA) đã phê duyệt kế hoạch hạ thủy ba tàu Aegis lớp Sejong Đại đế trong giai đoạn từ 2023 – 2027.
Hàn Quốc sẽ chi khoảng 4,2 tỷ USD để đóng ba tàu trang bị tên lửa dẫn đường phóng thẳng và radar SPY-1D của Lockheed Martin, có khả năng theo dõi hàng trăm máy bay trong vòng bán kính 500 km.
Để tăng cường sức mạnh dưới biển, Hàn Quốc cũng sẽ trang bị 9 tàu ngầm KSS-III tấn công hạng nặng có trọng lượng 3.000 tấn. DAPA cũng đã thông qua kế hoạch đợt II để đóng ba tàu ngầm KSS-III vào năm tới.
“Tàu ngầm KSS-III có khả năng hoạt động dưới nước tốt hơn nhiều đội tàu hiện tại”, một sĩ quan hải quân Hàn Quốc nói. “Trên hết, tàu ngầm mới sẽ đóng vai trò là vũ khí chiến lược để đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng từ Triều Tiên và các nước láng giềng. Nó sẽ được trang bị tên lửa hành trình phạm vi 1.000 km”.
Kế hoạch của Australia
Theo Wendell Minnick, Jung Sung-Ki và Niget Pittaway, biên tập viên củaDefense News, Australia rất chú trọng đến sự nổi lên của Trung Quốc trở thành một cường quốc châu Á. Nước này cũng có kế hoạch thay mới tất cả tàu chiến, tàu ngầm và tàu tiếp liệu trong hai thập kỷ tới.
Australia đã đóng tàu khu trục phòng không dựa trên tàu lớp F105 của Tây Ban Nha và vừa đưa vào hoạt động một trong hai tàu có thể làm bãi đáp cho trực thăng tải trọng 27.000 tấn. Ngoài ra, nước này đang nâng cấp hệ thống tên lửa chống tàu trên 8 tàu khu trục lớp Anzac. Những tàu này vốn được trang bị tên tên lửa dẫn đường.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston hồi tháng 6 phê duyệt hai chương trình tàu hải quân. Theo đó, Australia sẽ mua hai tàu tiếp liệu lớn của Hàn Quốc hoặc Tây Ban Nhavà đẩy nhanh tiến độ Chương trình Tàu khu trục Tương lai (Biển 5000) để thay thế các tàu Anzac cải tiến.
Australia cũng sẽ tiếp tục xúc tiến Chương trình Tàu ngầm Tương lai (Biển 1000) và đang xem xét bổ sung công nghệ từ các nhà đóng tàu nước ngoài. Australia hồi tháng 6 đề nghị Nhật hợp tác trong các dự án tàu ngầm, để sự dụng công nghệ tiên tiến của Nhật.
Phương Vũ
Theo Defense News
Hơn 600 giờ truy tìm kẻ gây ra vụ nổ mìn trên xe khách
Cuộc truy tìm ráo riết của lực lượng Công an tỉnh Nghệ An về đối tượng gửi hộp quà gây ra vụ nổ kinh hoàng trên xe khách đã thành công sau hơn 20 ngày vào cuộc.
Đối tượng Lê Đức Đệ - cùng "hộp quà" trong ngày dựng lại hiện trường khi bị bắt.
Sau khi chiếc xe khách hành trình Hà Nội - Nghệ An phát nổ khiến dư luận hoang mang, thì cũng là lúc hung thủ vẫn bặt vô âm tín. Đứng trước tình hình đó, Ban giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát ĐTTP TTXH xác lập chuyên án GN0914 để truy bắt đối tượng này. Hơn 600 giờ, đối tượng Lê Đức Đệ - kẻ đã gửi hộp quà chứa mìn gây ra vụ nổ đã bị bắt.
Vụ nổ gây hoang mang dư luận
Như tin đã đưa, khoảng 10 giờ 40 phút ngày 30/9, chiếc xe giường nằm chạy tuyến Vinh- Hà Nội mang BKS: 29B1- 056.71đang lưu thông trên Quốc lộ 1A, trên xe có 11 người gồm 8 hành khách và 3 lái, phụ xe. Khi chiếc xe này vừa chạy đến địa phận xóm 1 thuộc xã Nghi Long, Nghi Lộc thì bất ngờ phát nổ. Vụ nổ được cho là xuất phát từ một hộp quà của một thanh niên gửi từ bến xe Vinh trước đó 9 ngày.
Hậu quả 3 người của nhà xe gồm phụ xe Thái Viết Hảo (SN 1979) trú tại xóm 14, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, lái xe Trần Văn Tam (SN 1980) - trú tại khối phường Hưng Dũng, TP Vinh và lái xe Phan Đình Ninh (SN 1975) - trú xã Nghi Vạn - là tài xế điều khiển xe lúc gặp nạn bị thương nặng. Chiếc xe bị hư hỏng gây thiệt hại ước tính khoảng 116 triệu đồng. Rất may 8 hành khách còn lại trên xe không bị thương. Ngày sau vụ việc, cơ quan chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, người bị thương được đi cấp cứu kịp thời.
Anh Trần Văn Quý, trú phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, một phụ xe khác của chiếc xe khách bị mìn nổ trên cho hay: vào tối 21/9, trong lúc chiếc xe chuẩn bị xuất bến có một thanh niên ôm hộp quà đến hỏi xe có gửi hàng về Thanh Hóa không? Do xe chạy đường mòn Hồ Chí Minh tuyến Vinh - Hà Nội nên anh Quý trả lời chiều hôm sau mới gửi được hàng. Người gửi hộp quà đồng ý và đưa cho phụ xe 45.000 đồng tiền cước. Khi hỏi địa chỉ người gửi và người nhận, thanh niên này bảo đã ghi đầy đủ trên hộp quà, gọi theo số điện thoại đó sẽ có người ra nhận.
Chỉ vì ghen ăn tức ở, Đệ đã dùng mìn chế tạo để phá nát chiếc xe khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.
Đến khoảng 14 giờ 30 phút ngày 22/9, khi xe chạy từ Hà Nội về TP Vinh, vừa đến địa phận Thanh Hóa, anh Quý liền lấy điện thoại gọi theo số mà người gửi ghi trên hộp giấy nhưng người bắt máy là một phụ nữ nói giọng miền Nam bảo là lộn số và không nhận hộp quà này.
Mãi đến sáng 30/9, xe 29B1-05671 do anh Tam điều khiển xuất phát từ bến xe Vinh, anh Hảo làm phụ xe. Xe chạy đến cổng bệnh viện Lao thuộc xã Nghi Vạn thì đón thêm anh Ninh. Lúc này anh Tam đổi lái cho anh Ninh. Trên đường chạy ra Quốc lộ 1A, anh Hảo nói với anh Tam: Có cái loa khách gửi nhưng không ai nhận, cho bây luôn. Nghe thế, anh Hảo liền mở hộp quà ra thì thấy đúng là chiếc loa nhưng không có thẻ nhớ. Anh liền hỏi mượn chiếc thẻ nhớ của một hành khách tên Hà rồi cắm vào loa.
Khi anh Hảo vừa cắm phích điện của loa vào ổ cắm trên xe thì chiếc loa phát nổ ngay lập tức. Sức ép vụ nổ làm cả ba người của nhà xe đều bị thương nặng, chiếc xe khách cũng bị phá nát nhiều chỗ. Rất may 8 hành khách trên xe không ai bị thương.
Hơn 20 ngày truy tìm kẻ gửi hộp quà bí ẩn
Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, cộng với thông tin nhiều chiều khiến dư luận không tránh khỏi hoang mang và đều thiên về nhận định là do tranh dành khách giữa các nhà xe dẫn đến mâu thuẫn và bị trả thù.
Đứng trước tình hình đó, Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Nghệ An nhanh chóng phối hợp cùng công an Nghi Lộc xác lập chuyên án GN 0914 để điều tra, làm rõ. Các mẫu vật chứng thu giữ tại hiện trường được Viện khoa học kỷ thuật hình sự giám định có kết quả là vụ nổ là do loại mìn tự chế gây ra, Công an Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án "giết người" để truy tìm hung thủ.
Sau hơn 20 ngày truy xét, bán chuyên án phát hiện nghi can Lê Đức Đệ, 25 tuổi, trú khối 15, phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai với nhiều nghi vấn nhất.
Chiếc xe khách phát nổ tan tành sau khi Đệ "gửi hàng".
Sáng ngày 24/10, phối hợp cùng công an thị xã Hoàng Mai, ban chuyên án đã tiến hành bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở cùng như nơi làm việc của Lê Đức Đệ. Tại ki-ốt kinh doanh của đối tượng tại phường Quỳnh Thiện, ban chuyên án đã thu giữ thuốc nổ cùng các vật chứng liên quan đến việc chế tạo mìn. Đối tượng được di lý về cơ quan CSĐT công an Nghệ An để đấu tranh mở rộng.
Tại cơ quan điều tra, ban đầu Đệ phủ nhận toàn bộ hành vi liên can. Nhưng trước những chứng cứ rõ ràng, Đệ đã thừa nhận tội lỗi của mình. Theo lời khai ban đầu của Lê Đức Đệ, trong quá trình làm trần thạch cao và lắp bóng đèn trang trí, hắn cho rằng mình bị Lê Công Tùng (SN 1985) trú tại xóm 10, Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai chơi xấu như thường xuyên báo giá thấp hơn khiến hắn không thể làm ăn. Dù chưa từng gặp mặt, Đệ nung nấu tìm cách trả thù.
Ngày 19/9, Lê Đức Đệ dùng vỏ chai nước giải khát C2 cắt làm đôi rồi bỏ thuốc nổ công nghiệp A-mô-nít cùng hai kíp nổ vào. Rồi dùng giấy trắng và băng keo bịt kín dán lại cẩn thận. Rồi Đệ lấy chiếc loa nghe nhạc tháo một đầu và cho quả mìn tự tạo vào trong. Sau khi đấu dây kíp mìn vào phía sau công tắc điện của chiếc loa, hắn đóng loa lại như cũ và đem giấu vào hộp các-tông bên ngoài ghi là hộp bóng điện rạng đông.
Lúc 18 giờ ngày 21/9, Đệ thuê phòng tại một nhà nghỉ thuộc địa bàn phường Hưng Dũng, TP Vinh để bắt đầu thực hiện âm mưu của mình. Vừa nhận phòng, hắn lập tức dùng giấy trắng, bút lông và ghi trên hộp các-tông: Loa nghe nhạc Box, người nhận: Cơ sở sản xuất cửa nhựa Window Tùng Bách. Địa chỉ: Cây xăng dầu Trường Lâm, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, kèm theo số điện thoại của Tùng là 0972.702.567.
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lâm - GĐ CA tỉnh Nghệ An trao thưởng cho ban chuyên án đã ráo riết vào cuộc điều tra, truy tìm và hơn 600 giờ đã tìm ra thủ phạm.
Hơn 7 giờ tối cùng ngày 21/9, Đệ đi xe máy của mình lên tòa nhà dầu khí thuộc phường Quang Trung và cẩn thận gửi xe máy tại đó để tạo chứng cứ giả. Tại đây, hắn lên 1 chiếc taxi và yêu cầu chở đến Bưu điện tỉnh Nghệ An. Khi định gửi theo đường chuyển phát nhanh qua bưu điện thì Đệ "chột dạ" sợ bị phát hiện vì phải điền tên người gửi. Đệ đổi ý, quay ra lên xe taxi chạy thẳng ra bến xe Vinh.
Đến bến xe Vinh, Đệ đi vào trong tìm xe để gửi gói hàng, tại đây hắn gặp anh Quý, phụ xe của chiếc xe 29B1-05671 và gửi được món hàng với giá 45.000 đồng. Chiều hôm sau, anh Quý gọi theo số điện thoại ghi trên hộp quà nhưng do nhầm giữa số 5 và số 8 nên bị lạc sang số của người khác và họ đã không nhận. Các lái xe và phụ xe cứ nghĩ địa chỉ của hộp quà là sai, cứ để trên xe để hi vọng có người đến nhận lại. Chờ mãi, đến ngày 30/9, vì tò mò, cả ba người của nhà xe đã phải gánh hậu quả đau lòng khi mở gói hàng trên.
Sau hơn 600 giờ ráo riết vào cuộc điều tra, CA tỉnh Nghệ An đã bắt giữ đối tượng Lê Đức Đệ - kẻ đã gửi hộp quà chứa mìn gây ra vụ nổ đã bị bắt. Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố bị can, đồng thời tiếp tục đấu tranh, mở rộng chuyên án.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Trung Quốc ráo riết 'săn cáo' Một chiến dịch nhằm điều tra và phong tỏa khoảng 10 tỷ USD tài sản phi pháp mà các quan tham Trung Quốc mang theo khi trốn ra nước ngoài trong thập niên qua đang được tiến hành, với trọng điểm đầu tiên ở Australia Chiến dịch "săn cáo" do đội Liên hợp cảnh sát quốc tế giữa Trung Quốc và một số...