Châu Á tăng tốc trên đường đua tiêm chủng
Một số quốc gia châu Á đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 khi các lô vaccine được bàn giao và người dân vượt qua tâm lý do dự với hy vọng các biện pháp hạn chế sẽ dần được nới lỏng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật Bản và Hàn Quốc đã vượt qua Mỹ về số người được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine và được dự báo sẽ sớm bắt kịp Mỹ về số người được tiêm mũi thứ hai. Hàn Quốc, quốc gia vốn luôn nỗ lực để có được nguồn cung cấp vaccine, đã tăng tốc chiến dịch tiêm chủng. Một quan chức cho biết nước này nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn 70% dân số được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trước tuần này.
Vượt qua những rào cản ban đầu liên quan tới logistics, Nhật Bản đã tiến hành tiêm khoảng 1 triệu mũi vaccine/ngày cho người dân kể từ giữa tháng 6, do mức độ khẩn cấp tăng lên sau khi biến thể Delta gây ra một làn sóng ca mắc và ca bệnh nghiêm trọng chưa từng có vào tháng 8.
Bác sĩ Takahiro Kinoshita, một quan chức thuộc nhóm thông tin vaccine Cov-Navi, cho rằng “điều đó rõ ràng đã thúc đẩy động lực tiêm chủng, đặc biệt là ở nhóm người trẻ tuổi và trung niên”. Trong khi đó, Thủ tướng Suga Yoshihide đánh giá diễn biến trên phản ánh nỗ lực của Nhật Bản nhằm “quay trở lại cuộc sống thường nhật”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Ấn Độ, với số ca mắc cao thứ hai thế giới, cho biết 42% trong tổng số gần 1,4 tỷ dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.
Về phần mình, Australia, quốc gia đang nỗ lực tăng tốc tiêm chủng trong nỗ lực thoát khỏi tình trạng phong toả và mở cửa trở lại biên giới, đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine cho 56% người dân. Trong một cuộc họp báo tại Canberra, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết mục tiêu 70% – 80% dân số tiêm 2 mũi vaccine là “trong tầm tay”.
Australia đang ưu tiên cung cấp vaccine cho các thành phố lớn nhất của mình, những khu vực đang áp đặt lệnh phong tỏa, để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch COVID-19 do biến thể Delta gây ra. Nước này dự kiến sẽ có đủ vaccine để hoàn tất việc tiêm chủng cho những người trên 12 tuổi vào giữa tháng 10 tới.
Ông Paul Griffin, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Queensland (Australia), nhận định mặc dù mỗi quốc gia lại có chiến lược tiêm chủng khác nhau, song động lực của châu Á phản ánh nhu cầu đối với việc tiêm chủng như một giải pháp để hướng tới việc nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Trái ngược, một số nước như Mỹ và Anh, vốn vài tháng trước đó đã chạy đua để tiêm chủng cho hàng triệu người, lại là những nước đang chưng kiến tốc độ tiêm chủng chững lại do một lượng lớn người dân từ chối tiêm chủng. Theo một cuộc thăm dò của Axios-Ipsos, mới chỉ có khoảng 62% dân số Mỹ được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Trước tình hình này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một loạt quy định tiêm chủng mới.
Trước Mỹ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã ban hành yêu cầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 bắt buộc trên diện rộng để đảm bảo có thể nối lại phần lớn các hoạt động thường nhật.
Hoạt động của các nhà máy ở châu Á chững lại do dịch bệnh
Theo tờ Wall Street Journal, hoạt động của các nhà máy trên khắp châu Á đã chững lại vào tháng 8 vừa qua, trong bối cảnh gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và thêm những quan ngại quá trình phục hồi kinh tế khu vực sẽ chững lại.
Công nhân làm việc bên trong một nhà máy ở Du Bắc, tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn nguồn tin trên cho biết các chỉ số đánh giá hoạt động sản xuất giảm mạnh tại các nền kinh tế lớn của châu Á, phần lớn bởi các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus, tình trạng tắc nghẽn ở các cảng vận chuyển và chi phí đầu vào cao hơn khiến sản xuất gặp khó khăn. Cũng có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với một số mặt hàng của châu Á đang chững lại do người tiêu dùng ở phương Tây hạn chế chi tiêu.
Tại Malaysia, hầu hết các nhà sản xuất đã được yêu cầu giảm công suất, trừ khi ít nhất 80% công nhân nhà máy đã được tiêm phòng. Trung Quốc tạm thời đóng cửa bến chính ở cảng Ninh Ba-Chu Sơn đông đúc thứ 3 thế giới vào tháng trước (hiện tại bến này đã mở cửa trở lại). Tại Trung Quốc, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Caixin - chỉ số đo lường hoạt động của các nhà máy tư nhân - đã giảm lần đầu tiên trong tháng 8 kể từ khi nền kinh tế nước này bắt đầu quá trình phục hồi vào tháng 4/2020. Chỉ số này đã giảm xuống còn 49,2 điểm so với mức 50,3 điểm trong tháng 7 (ngưỡng 50 phân định giữa suy giảm và tăng trưởng). Trong khi hoạt động sản xuất của Hàn Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 8, chỉ số phụ về sản lượng lần đầu tiên giảm xuống dưới 50 điểm trong 1 năm qua, do tình trạng thiếu nguyên liệu và thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài.
Theo dữ liệu mới nhất của hãng IHS Markit, hoạt động của các nhà máy tại 7 quốc gia Đông Nam Á cũng giảm trong tháng 8. Chỉ số PMI của 7 nước này đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, xuống còn 44,5 điểm.
Diễn biến dịch bệnh ở các nước châu Á có thể báo hiệu những vấn đề mà các nhà nhập khẩu các mặt hàng từ châu Á phải đối mặt, nhất là những nước có nhu cầu cao đối với đồ chơi hay chất bán dẫn. Khi ngày càng có nhiều nhà máy gặp khó khăn để duy trì hoạt động đầy đủ, người mua càng khó tìm được nguồn sản phẩm họ cần trong ngành công nghiệp phụ trợ và điều này có thể gia tăng áp lực lạm phát trên toàn thế giới.
Ông Alex Holmes, chuyên gia kinh tế về các thị trường mới nổi tại Capital Economics ở Singapore, cho biết: "Sự gián đoạn do dịch bệnh đã góp phần làm tăng sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ tình trạng thiếu chất bán dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao". Ông Holmes lưu ý rằng nhiều quốc gia ở Đông Nam Á là nhà cung cấp hàng hóa trung gian như các linh kiện dùng để sản xuất hàng điện tử tiêu dùng và ô tô. Ông nhấn mạnh tất cả những điều này có nghĩa là những nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể sớm cải thiện.
Một số vấn đề sản xuất có thể sẽ được cải thiện khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên. Trung Quốc dường như đã ngăn chặn được một đợt bùng phát ngắn của dịch COVID-19 vào đầu mùa Hè vừa qua. Vào đầu tháng 8, Malaysia - một nhân tố trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu - cho biết nước này sẽ nới lỏng các hạn chế đi lại đối với những người được tiêm chủng đầy đủ ở một số khu vực đã có khoảng một nửa dân số được tiêm chủng đầy đủ. Các nhà chức trách ở Indonesia cũng cho biết sẽ nới lỏng một số hạn chế vì các ca lây nhiễm tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, so với các nền kinh tế giàu có hơn ở phương Tây, nhiều quốc gia châu Á khác, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn thiếu nguồn lực và tầm ảnh hưởng để vượt lên dẫn trước trong việc tiêm chủng do tình trạng thiếu vaccine. Một số nhà kinh tế lo ngại nếu các quốc gia châu Á giảm bớt biện pháp hạn chế nhưng chưa thể tăng tốc độ tiêm chủng, thì có thể đối mặt với rủi ro số ca nhiễm mới gia tăng và tình trạng thiếu lao động do người dân bị cách ly ở nhà hoặc từ chối làm việc.
Những dữ liệu mới nhất cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với một số hàng hóa đang bắt đầu giảm khi người tiêu dùng ở phương Tây hạn chế chi tiêu mua sắm vì quan ngại sự lây lan của biến thể Delta. Mặc dù nhu cầu giảm liên tục có thể giúp các nhà máy châu Á đáp ứng dễ dàng hơn, giảm bớt một số vấn đề trong chuỗi cung ứng, nhưng điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của khu vực, vốn được hỗ trợ bởi nhu cầu xuất khẩu cao hơn dự kiến.
Trung Quốc chỉ trích liên minh tình báo Ngũ Nhãn "lỗi thời" Trung Quốc chỉ trích nhóm liên minh tình báo Ngũ Nhãn gồm các nước Mỹ, Australia, Anh, Canada và New Zealand là "lỗi thời", trong lúc đang có những lời kêu gọi nhóm này kết nạp thêm thành viên. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Hàn Quốc Chung Eui-yong trong cuộc gặp tại thủ đô Seoul ngày 15/9 (Ảnh:...