Châu Á “nóng” cuộc đua vũ trụ

Theo dõi VGT trên

Việc Hàn Quốc chuẩn bị phóng vệ tinh quân sự nội địa đầu tiên gắn trên tên lửa SpaceX cùng với việc Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công động cơ nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung mới (IRBM) đã khiến cuộc chạy đua vào vũ trụ ở châu Á đang trở nên nóng hơn.

Các nhà phân tích cũng đề cập đến việc gia tăng số vụ phóng vệ tinh quân sự ở châu Á và lưu ý rằng, sự phát triển của các công nghệ vũ trụ thương mại sẽ thúc đẩy thị trường nội địa trong lĩnh vực này.

Ám chỉ về việc mở rộng địa chính trị vào quỹ đạo, Chính phủ Hàn Quốc lưu ý rằng, quan hệ đối tác với Mỹ sẽ hình thành một liên minh không gian đảm bảo an ninh quân sự và kinh tế, cũng như tiến bộ công nghệ. Kế hoạch hợp tác phóng giữa Hàn Quốc và tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đánh dấu việc vệ tinh do thám nội địa đầu tiên của Seoul được đưa lên vũ trụ vào năm 2025, nhằm hình thành hệ thống giám sát không gian riêng ở phía trên Triều Tiên và không cần phụ thuộc vào Mỹ như trước đây.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, vệ tinh do thám của nước này sẽ được phóng bằng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào ngày 30/11. Nhà nghiên cứu danh dự tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc Lee Choon-geun cho biết, các vệ tinh do thám của Mỹ cho hình ảnh có độ phân giải cao hơn nhiều, nhưng lại vận hành theo các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Washington đôi khi không chia sẻ ảnh vệ tinh chứa thông tin nhạy cảm cao với Hàn Quốc.

Châu Á nóng cuộc đua vũ trụ - Hình 1
Triều Tiên thử nghiệm động cơ nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 14/11 cho biết Bình Nhưỡng đã tiến hành thành công các cuộc thử nghiệm trên mặt đất động cơ nhiên liệu rắn mới được phát triển cho một loại IRBM mới. Nhà phân tích cấp cao Cheong Seong-chang tại Viện Nghiên cứu Sejong cho biết tầm bắn lên tới 4.000 km của IRBM có thể tiếp cận các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa và Guam. Triều Tiên cũng mong muốn có được vệ tinh do thám riêng, nhưng chưa phóng thêm vệ tinh mới sau hai lần thử thất bại vào đầu năm nay.

Tháng 6 năm ngoái, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới đưa một vệ tinh nặng hơn một tấn lên quỹ đạo, nhằm thúc đẩy tham vọng chinh phục không gian với tên lửa Nuri tự sản xuất. Seoul cũng đặt mục tiêu phóng thêm 4 tên lửa Nuri trong 5 năm tới, hạ cánh tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2030 cũng như tăng đội vệ tinh do thám gấp 6 lần lên 130 chiếc vào năm 2030. Nhưng nhà phân tích Lee Il-woo tại Mạng lưới Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt ra câu hỏi về năng lực vệ tinh quân sự đầu tiên của Hàn Quốc. Ông cho rằng độ phân giải tương đối thấp, thậm chí còn thấp hơn cả các vệ tinh thương mại có độ phân giải cao. Ông nói: “Bên cạnh việc thu thập dữ liệu không gian từ vệ tinh, Hàn Quốc cũng cần nỗ lực rất nhiều để tăng cường khả năng lọc và phân tích những dữ liệu được thu thập đó, một lĩnh vực mà đất nước này thua xa các đối thủ tiên tiến khác”. Theo ông, với 5 vệ tinh, Hàn Quốc chỉ có thể theo dõi Triều Tiên 10 giờ mỗi ngày, rất ngắn so với khoảng thời gian cần thiết để giám sát hoạt động của các bệ phóng di động.

Hợp tác kỹ thuật với Mỹ sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Ngoại trưởng Hàn Quốc Park-jin nói rằng, “liên minh không gian” của các nước này sẽ đặt nền móng cho quan hệ đối tác quốc tế trong lĩnh vực không gian, không chỉ bao gồm an ninh mà còn an ninh kinh tế chung và công nghệ vũ trụ tiên tiến. Ông nhấn mạnh tại diễn đàn không gian Mỹ – Hàn: “Không gian ngày càng được quân sự hóa và vũ khí hóa”. Theo ông, không gian đang giống như một bàn cờ địa chính trị khổng lồ. Do đó, việc đáp ứng lợi ích và ưu tiên của các bên liên quan để đảm bảo một không gian an toàn, chắc chắn và bền vững sẽ là một thử thách phức tạp.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg cũng nhắc lại cam kết của Washington trong việc tăng cường hợp tác không gian với Seoul trên nhiều lĩnh vực. Năm 2021, Hàn Quốc đã ký Hiệp định Artemis khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tìm cách hợp nhất với các đối tác để khám phá Mặt trăng và tăng hiện diện ở hành tinh này. Seoul đã phóng tàu quỹ đạo Mặt trăng đầu tiên Korea Pathfinder trong chương trình hợp tác với NASA vào năm ngoái, mang theo ShadowCam để thu thập hình ảnh về các vùng bị che khuất vĩnh viễn gần các cực của Mặt trăng. Washington đã dỡ bỏ những biện pháp hạn chế kéo dài hàng thập kỷ đối với khả năng thử nghiệm tên lửa và rocket của Seoul – tất cả đều dựa trên công nghệ của Mỹ – trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2021, cho phép Hàn Quốc tự phát triển các phương tiện phóng.

Ông Omkar Nikam, chuyên gia về vũ trụ và quốc phòng, người đứng đầu nền tảng phân tích Access Hub, đánh giá châu Á đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt hơn các châu lục khác trong việc sản xuất vệ tinh quân sự. Nhà phân tích cho hay: “Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, tiếp theo là Australia, Hàn Quốc, New Zealand cùng các nước khác, đang nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ vũ trụ trong cả lĩnh vực vệ tinh thương mại và quân sự”.

Ông Nikam cũng cho biết, các dịch vụ vệ tinh hạ nguồn đã nhanh chóng nổi bật ở khu vực châu Á, nhưng sự phát triển thị trường thượng nguồn liên quan đến sản xuất và phóng vệ tinh lại ít rõ ràng hơn. Ông phân tích: “Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp vũ trụ thượng nguồn mang lại ưu thế cho một quốc gia nhất định, bằng cách củng cố chuỗi cung ứng trong nước và giúp các cơ quan quốc phòng phát triển tài sản của chính họ thay vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nước ngoài”. Nhiều quốc gia dự định phát triển và đầu tư chiến lược vào thị trường thượng nguồn của họ trong những năm tới. Vị chuyên gia cho rằng, sự hiện diện của các công ty như KT Sat và Intellian đã giúp thúc đẩy dấu ấn thương mại của Hàn Quốc trên thị trường vệ tinh hạ nguồn.

Điều này đã mang lại cho Seoul lợi thế trong việc xác định nhu cầu ở một số ngành dọc và từ đó mở rộng quy mô thị trường vũ trụ thượng nguồn, chẳng hạn như sản xuất vệ tinh. Ông tin rằng, mặc dù Mỹ là đồng minh chủ chốt, nhưng căng thẳng địa chính trị và vị trí của Hàn Quốc có nghĩa là nước này cần phát triển tài sản không gian quân sự có chủ quyền, tạo nền tảng vững chắc cho các công ty trong nước và hỗ trợ nhất quán cho họ thông qua các chương trình của chính phủ và quân đội.

Video đang HOT

Về phần mình, Giáo sư quản lý ngành hàng không vũ trụ Kim Kwang-ok tại Đại học Hàng không vũ trụ Hàn Quốc cho biết Mỹ khởi động dự án Artemis bằng cách mời gọi các đồng minh, trong đó có cả Hàn Quốc, vào cuộc chạy đua phát triển không gian, trong bối cảnh cạnh tranh quân sự ngày càng gia tăng với Nga và Trung Quốc. Ông nói: “Về mặt thương mại, Mỹ đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực khám phá không gian, phát triển thành công các phương tiện phóng có thể tái sử dụng của SpaceX… chứng minh rằng ngành công nghiệp vũ trụ có hiệu quả kinh tế”.

Thị trường vũ trụ nội địa của Hàn Quốc trị giá 2,63 tỷ USD vào năm 2020, chiếm chưa đến 1% thị trường toàn cầu và vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, họ có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng cách hợp tác với ngành công nghiệp vũ trụ thống trị của Mỹ, đồng thời tận dụng các ngành sản xuất cũng như nhân lực kỹ thuật mạnh mẽ

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á

Cuộc chạy đua vào vũ trụ ở châu Á đang trở nên nóng hơn khi Hàn Quốc chuẩn bị phóng vệ tinh quân sự nội địa đầu tiên gắn trên tên lửa SpaceX.

Trong khi đó, Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công động cơ nhiên liệu rắn cho tên lửa đạn đạo tầm trung mới (IRBM).

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á - Hình 1
Cờ của Triều Tiên và Hàn Quốc tại khu vực biên giới. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, Hàn Quốc đã ám chỉ về việc mở rộng địa chính trị vào quỹ đạo. Chính phủ Seoul lưu ý rằng quan hệ đối tác với Mỹ sẽ hình thành một liên minh không gian đảm bảo an ninh quân sự và kinh tế, cũng như tiến bộ công nghệ.

Các nhà phân tích cũng đề cập đến việc gia tăng số vụ phóng vệ tinh quân sự ở châu Á. Họ lưu ý rằng sự phát triển của các công nghệ vũ trụ thương mại sẽ thúc đẩy thị trường nội địa trong lĩnh vực này.

Kế hoạch hợp tác phóng giữa Hàn Quốc và tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đánh dấu việc vệ tinh do thám nội địa đầu tiên của Seoul được đưa lên vũ trụ vào năm 2025, nhằm hình thành hệ thống giám sát không gian riêng ở phía trên Triều Tiên và không cần phụ thuộc vào Mỹ như trước đây.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, vệ tinh do thám của nước này sẽ được phóng bằng tên lửa SpaceX Falcon 9 từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào ngày 30/11.

Ông Lee Choon-geun, nhà nghiên cứu danh dự tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, cho biết các vệ tinh do thám của Mỹ cho hình ảnh có độ phân giải cao hơn nhiều, nhưng lại vận hành theo các mục tiêu chiến lược của Mỹ. Washington đôi khi không chia sẻ ảnh vệ tinh chứa thông tin nhạy cảm cao với Hàn Quốc.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 14/11 cho biết Bình Nhưỡng đã tiến hành thành công các cuộc thử nghiệm trên mặt đất động cơ nhiên liệu rắn mới được phát triển cho một loại IRBM mới.

Nhà phân tích cấp cao Cheong Seong-chang tại Viện Nghiên cứu Sejong cho biết tầm bắn lên tới 4.000 km của IRBM có thể tiếp cận các căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa và Guam.

Triều Tiên cũng mong muốn có được vệ tinh do thám riêng, nhưng chưa phóng thêm vệ tinh mới sau hai lần thử thất bại vào đầu năm nay.

Tháng 6 năm ngoái, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới đưa một vệ tinh nặng hơn một tấn lên quỹ đạo, nhằm thúc đẩy tham vọng chinh phục không gian với tên lửa Nuri tự sản xuất.

Nước này cũng đặt mục tiêu phóng thêm 4 tên lửa Nuri trong 5 năm tới, hạ cánh tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2030 cũng như tăng đội vệ tinh do thám gấp 6 lần lên 130 chiếc vào năm 2030.

Nhưng nhà phân tích Lee Il-woo tại Mạng lưới Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt ra câu hỏi về năng lực vệ tinh quân sự đầu tiên của Hàn Quốc. Ông cho rằng độ phân giải tương đối thấp, thậm chí còn thấp hơn cả các vệ tinh thương mại có độ phân giải cao.

Ông nói: "Bên cạnh việc thu thập dữ liệu không gian từ vệ tinh, Hàn Quốc cũng cần nỗ lực rất nhiều để tăng cường khả năng lọc và phân tích những dữ liệu được thu thập đó, một lĩnh vực mà đất nước này thua xa các đối thủ tiên tiến khác".

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á - Hình 2
Tên lửa vũ trụ Nuri do Hàn Quốc sản xuất, mang theo 8 vệ tinh, cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Naro hồi tháng 5. Ảnh: DPA

Theo ông, với 5 vệ tinh, Hàn Quốc chỉ có thể theo dõi Triều Tiên 10 giờ mỗi ngày, rất ngắn so với khoảng thời gian cần thiết để giám sát hoạt động của các bệ phóng di động.

Hợp tác kỹ thuật với Mỹ sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Ngoại trưởng Hàn Quốc nói rằng "liên minh không gian" của các nước này sẽ đặt nền móng cho quan hệ đối tác quốc tế trong lĩnh vực không gian, không chỉ bao gồm an ninh mà còn an ninh kinh tế chung và công nghệ vũ trụ tiên tiến.

"Không gian ngày càng được quân sự hóa và vũ khí hóa", Ngoại trưởng Park Jin phát biểu tại diễn đàn không gian Mỹ - Hàn tuần trước.

Theo ông Park, không gian đang giống như một bàn cờ địa chính trị khổng lồ. Do đó, việc đáp ứng lợi ích và ưu tiên của các bên liên quan để đảm bảo một không gian an toàn, chắc chắn và bền vững sẽ là một thử thách phức tạp.

Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg cũng nhắc lại cam kết của Washington trong việc tăng cường hợp tác không gian với Seoul trên nhiều lĩnh vực.

Năm 2021, Hàn Quốc năm 2021 đã ký Hiệp định Artemis khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tìm cách hợp nhất với các đối tác để khám phá Mặt trăng và tăng hiện diện ở hành tinh này.

Seoul đã phóng tàu quỹ đạo Mặt trăng đầu tiên Korea Pathfinder trong chương trình hợp tác với NASA vào năm ngoái, mang theo ShadowCam để thu thập hình ảnh về các vùng bị che khuất vĩnh viễn gần các cực của Mặt trăng.

Washington đã dỡ bỏ những biện pháp hạn chế kéo dài hàng thập kỷ đối với khả năng thử nghiệm tên lửa và rocket của Seoul - tất cả đều dựa trên công nghệ của Mỹ - trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2021, cho phép Hàn Quốc tự phát triển các phương tiện phóng.

Các thị trường vũ trụ nội địa đang phát triển

Ông Omkar Nikam, chuyên gia về vũ trụ và quốc phòng, người đứng đầu nền tảng phân tích Access Hub, đánh giá châu Á đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt hơn các châu lục khác trong việc sản xuất vệ tinh quân sự.

"Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, tiếp theo là Australia, Hàn Quốc, New Zealand cùng các nước khác, đang nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ vũ trụ trong cả lĩnh vực vệ tinh thương mại và quân sự", ông viết trên trang web của công ty truyền thông Spaceref.

Cuộc đua vũ trụ nóng dần ở châu Á - Hình 3
Thứ trưởng Bộ Chính sách Quốc phòng Hàn Quốc Heo Tae-keun (trái) và ông Vipin Narang, Phó trợ lý chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quan sát vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào ngày 31/10. Ảnh: EPA-EFE/Yonhap

Ông Nikam cho biết các dịch vụ vệ tinh hạ nguồn đã nhanh chóng nổi bật ở khu vực châu Á, nhưng sự phát triển thị trường thượng nguồn liên quan đến sản xuất và phóng vệ tinh lại ít rõ ràng hơn.

Ông viết: "Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp vũ trụ thượng nguồn mang lại ưu thế cho một quốc gia nhất định, bằng cách củng cố chuỗi cung ứng trong nước và giúp các cơ quan quốc phòng phát triển tài sản của chính họ thay vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nước ngoài". Nhiều quốc gia dự định phát triển và đầu tư chiến lược vào thị trường thượng nguồn của họ trong những năm tới.

Ông Nikam nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng sự hiện diện của các công ty như KT Sat và Intellian đã giúp thúc đẩy dấu ấn thương mại của Hàn Quốc trên thị trường vệ tinh hạ nguồn. Điều này đã mang lại cho Seoul lợi thế trong việc xác định nhu cầu ở một số ngành dọc và từ đó mở rộng quy mô thị trường vũ trụ thượng nguồn, chẳng hạn như sản xuất vệ tinh.

Ông Nikam tin rằng mặc dù Mỹ là đồng minh chủ chốt, nhưng căng thẳng địa chính trị và vị trí của Hàn Quốc có nghĩa là nước này cần phát triển tài sản không gian quân sự có chủ quyền, tạo nền tảng vững chắc cho các công ty trong nước và hỗ trợ nhất quán cho họ thông qua các chương trình của chính phủ và quân đội.

Giáo sư quản lý ngành hàng không vũ trụ Kim Kwang-ok tại Đại học Hàng không vũ trụ Hàn Quốc cho biết Mỹ khởi động dự án Artemis bằng cách mời gọi các đồng minh, trong đó có cả Hàn Quốc, vào cuộc chạy đua phát triển không gian, trong bối cảnh cạnh tranh quân sự ngày càng gia tăng với Nga và Trung Quốc.

Ông nói với This Week in Asia: "Về mặt thương mại, Mỹ đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực khám phá không gian, phát triển thành công các phương tiện phóng có thể tái sử dụng của SpaceX... chứng minh rằng ngành công nghiệp vũ trụ có hiệu quả kinh tế".

Thị trường vũ trụ nội địa của Hàn Quốc trị giá 2,63 tỷ USD vào năm 2020, chiếm chưa đến 1% thị trường toàn cầu và vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.

Tuy nhiên, họ có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng cách hợp tác với ngành công nghiệp vũ trụ thống trị của Mỹ, đồng thời tận dụng các ngành sản xuất cũng như nhân lực kỹ thuật mạnh mẽ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybaraTranh cãi về quyết định tránh thai, triệt sản loài capybara
22:37:37 18/02/2025
Cố chụp ảnh tự sướng cùng cá mập, nữ du khách bị mất 2 tayCố chụp ảnh tự sướng cùng cá mập, nữ du khách bị mất 2 tay
22:55:58 17/02/2025
Ông Trump lên tiếng sau khi Ukraine cảnh báo Nga sẽ tấn công NATOÔng Trump lên tiếng sau khi Ukraine cảnh báo Nga sẽ tấn công NATO
00:56:15 18/02/2025
Khủng hoảng trứng ở Mỹ: Giá trứng cao kỷ lục, xuất hiện nạn "trứng tặc"Khủng hoảng trứng ở Mỹ: Giá trứng cao kỷ lục, xuất hiện nạn "trứng tặc"
08:12:31 18/02/2025
Thông số kỷ lục của dự án cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới, nối Mỹ và Ấn ĐộThông số kỷ lục của dự án cáp ngầm dưới biển dài nhất thế giới, nối Mỹ và Ấn Độ
16:58:34 18/02/2025
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú Elon Musk trong Chính phủ MỹNhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú Elon Musk trong Chính phủ Mỹ
07:22:41 19/02/2025
Ông Trump và tinh thần "nước Mỹ trên hết" đến "nước Mỹ ở mọi nơi"Ông Trump và tinh thần "nước Mỹ trên hết" đến "nước Mỹ ở mọi nơi"
20:47:35 17/02/2025
Phát biểu của ông Trump về 'người cứu đất nước' gây xôn xaoPhát biểu của ông Trump về 'người cứu đất nước' gây xôn xao
22:19:00 18/02/2025

Tin đang nóng

Lý do ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá": Quá sốc để nói ra?Lý do ly hôn của "Tiểu Long Nữ - Dương Quá": Quá sốc để nói ra?
06:24:04 19/02/2025
Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?Sau màn chia tay đầy căng thẳng với MLee, Quốc Anh có động thái... né Tiểu Vy?
06:28:34 19/02/2025
Sao nữ Vbiz hé lộ thông tin về chồng giấu mặt, đã lên kế hoạch có con thứ 2Sao nữ Vbiz hé lộ thông tin về chồng giấu mặt, đã lên kế hoạch có con thứ 2
06:54:28 19/02/2025
Sao Việt 19/2: Minh Hằng gợi cảm, Hồ Quang Hiếu làm tiệc đầy tháng con traiSao Việt 19/2: Minh Hằng gợi cảm, Hồ Quang Hiếu làm tiệc đầy tháng con trai
07:26:57 19/02/2025
Phim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước raPhim Trung Quốc quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nữ chính đẹp mê mẩn, nam chính đúng chuẩn "xé truyện" bước ra
06:05:18 19/02/2025
Dạy con học lớp 1, ông bố đọc méo mồm mãi không được một vần: "Thôi học lại cùng con đi!"Dạy con học lớp 1, ông bố đọc méo mồm mãi không được một vần: "Thôi học lại cùng con đi!"
07:02:28 19/02/2025
Sao Hoa ngữ 19/2: Trần Hiểu có thể ra đi tay trắng sau khi ly hônSao Hoa ngữ 19/2: Trần Hiểu có thể ra đi tay trắng sau khi ly hôn
07:57:11 19/02/2025
Sao Hàn 19/2: Yoo Ah In được trả tự do, con gái Lee Dong Gun xinh như búp bêSao Hàn 19/2: Yoo Ah In được trả tự do, con gái Lee Dong Gun xinh như búp bê
07:54:54 19/02/2025

Tin mới nhất

Phương Tây đối mặt với tình trạng thiếu hụt uranium do cạnh tranh từ Trung Quốc và Nga

Phương Tây đối mặt với tình trạng thiếu hụt uranium do cạnh tranh từ Trung Quốc và Nga

07:21:42 19/02/2025
Điều này cho thấy rằng nhiều công ty trong ngành điện hạt nhân và năng lượng ở phương Tây vẫn chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu hụt uranium.
Hàn Quốc điều tra DeepSeek vì chuyển dữ liệu người dùng cho bên thứ ba

Hàn Quốc điều tra DeepSeek vì chuyển dữ liệu người dùng cho bên thứ ba

07:11:50 19/02/2025
DeepSeek vốn là công ty con của quỹ đầu tư High-Flyer và đã tạo được danh tiếng với các mô hình AI hiệu quả về chi phí nhưng có hiệu suất cao, như DeepSeek-V3 và DeepSeek-R1.
Bất ngờ với vật liệu Trung Quốc sử dụng trong cầu vượt biển dài nhất thế giới

Bất ngờ với vật liệu Trung Quốc sử dụng trong cầu vượt biển dài nhất thế giới

06:39:15 19/02/2025
Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển công nghệ mới để tạo ra vật liệu từ tre có độ bền cao hơn, giúp củng cố vị thế của nước này trong ngành công nghiệp sinh thái thân thiện với môi trường.
Giải mã khả năng châu Âu cử binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine

Giải mã khả năng châu Âu cử binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine

06:29:56 19/02/2025
Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cho cam kết quân sự mở rộng này cũng đem đến bài toán hóc búa đối với một số quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn về ngân sách.
Các hãng xe hơi Đức, Nhật cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc tại Đông Nam Á

Các hãng xe hơi Đức, Nhật cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc tại Đông Nam Á

06:28:02 19/02/2025
Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi này. Theo Citigroup, vào năm 2023, Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 4,7 triệu ô tô, tăng gấp ba lần so với năm 2021, mặc dù 1/3 trong số chúng thuộc các thương hiệu quốc tế.
Kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng vượt trội nhờ chính sách di cư khác biệt

Kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng vượt trội nhờ chính sách di cư khác biệt

06:26:07 19/02/2025
Hơn 5.000 bác sĩ Syria cũng đang hành nghề tại Đức và việc trục xuất họ có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng trong hệ thống y tế Đức.
Nhật Bản: 3 người tử vong do ngộ độc khí gần khu nghỉ dưỡng khoáng nóng

Nhật Bản: 3 người tử vong do ngộ độc khí gần khu nghỉ dưỡng khoáng nóng

06:22:44 19/02/2025
Theo thông báo, những người này được tìm thấy trong cuộc tìm kiếm một nhà quản lý khoảng 60 tuổi và 2 nhân viên khoảng 50 và 60 tuổi thuộc một khách sạn ở khu vực Takayu Onsen của thành phố Fukushima.
Núi lửa Lewotobi Laki-laki xảy ra 3 đợt phun trào mạnh

Núi lửa Lewotobi Laki-laki xảy ra 3 đợt phun trào mạnh

06:19:10 19/02/2025
Các đợt phun trào đã tạo nên cột tro bụi cao từ 400-900 m so với đỉnh núi hoặc khoảng 2.000 đến 2.484 m so với mực nước biển. Cột tro bụi có màu xám, dày và trôi về phía Đông Bắc.
Cánh cửa hé mở

Cánh cửa hé mở

06:14:03 19/02/2025
Đa số giới quan sát cho rằng sự kiện này không chỉ là một bước ngoặt trong quan hệ song phương, mà còn là một tín hiệu quan trọng đối với các vấn đề ổn định chiến lược toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng...
Mỹ, Hàn, Nhật ra tuyên bố chung về Triều Tiên

Mỹ, Hàn, Nhật ra tuyên bố chung về Triều Tiên

22:51:02 18/02/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc gặp đầu tiên với Ngoại trưởng Hàn Quốc Choe Tae-yul và Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi bên lề Hội nghị An ninh Munich diễn ra ở Đức ngày 15.2.
Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

22:48:17 18/02/2025
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.
Sập mỏ vàng ở Mali, 48 người chết

Sập mỏ vàng ở Mali, 48 người chết

22:45:13 18/02/2025
AFP hôm qua dẫn lời giới chức Mali cho hay ít nhất 48 người đã thiệt mạng trong vụ sập một mỏ vàng trái phép ở miền tây nước này ngày 15.2.

Có thể bạn quan tâm

Hết lòng chăm con dâu ở cữ, nghe được cuộc trò chuyện giữa cô ấy và mẹ đẻ, tôi quyết định về quê

Hết lòng chăm con dâu ở cữ, nghe được cuộc trò chuyện giữa cô ấy và mẹ đẻ, tôi quyết định về quê

Góc tâm tình

09:10:16 19/02/2025
Ngày biết tin con dâu mang thai, tôi hạnh phúc đến mức không nói nên lời. Cả đời tôi chỉ có một đứa con trai, giờ đây nó sắp làm cha, gia đình nhỏ lại chuẩn bị đón thêm 1 thành viên mới.
Chuyên gia phong thủy điểm tên 4 con giáp nhiều lộc nhất năm Ất Tỵ: Sự nghiệp thăng hoa, tiền bạc dư dả

Chuyên gia phong thủy điểm tên 4 con giáp nhiều lộc nhất năm Ất Tỵ: Sự nghiệp thăng hoa, tiền bạc dư dả

Trắc nghiệm

09:00:32 19/02/2025
Hãy xem bạn có nằm trong những con giáp dưới đây không nhé. Top 3 con giáp có đường tài lộc tốt nhất trong tháng 3 Lộc lá ngập tràn tháng 2 Âm lịch: 4 con giáp
Bà mẹ là cựu học sinh giỏi Tỉnh chê bài đọc trong SGK, hội phụ huynh ngán ngẩm: Chị đã mất 1 phần tuổi thơ!

Bà mẹ là cựu học sinh giỏi Tỉnh chê bài đọc trong SGK, hội phụ huynh ngán ngẩm: Chị đã mất 1 phần tuổi thơ!

Netizen

09:00:04 19/02/2025
Chuyện các phụ huynh có con học tiểu học bắt lỗi sách giáo khoa không phải là chuyện mới. Thỉnh thoảng, trong các hội nhóm dành cho cha mẹ học sinh lại có người đăng đàn chê là bài này dở, bài kia không phù hợp.
3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có

3 loại cá 'tốt không kém cá hồi', ở Việt Nam chợ nào cũng có

Sức khỏe

08:33:38 19/02/2025
Thêm vào đó, cá trích được đánh giá là một trong những loại cá chứa lượng thủy ngân thấp nhất nên đây là nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
Lạc lối về với hoa mận trắng muốt trên cao nguyên Bắc Hà

Lạc lối về với hoa mận trắng muốt trên cao nguyên Bắc Hà

Du lịch

08:28:47 19/02/2025
Lập xuân, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) lại bừng lên sắc trắng tinh khôi của hoa mận. Khắp các triền đồi, thung lũng, những cành mận khẳng khiu bỗng chốc phủ kín hoa, tạo nên khung cảnh thơ mộng như tranh vẽ.
Phát hiện hình ảnh u uất đáng thương của "Tiểu Long Nữ" trước màn công bố ly hôn chấn động showbiz

Phát hiện hình ảnh u uất đáng thương của "Tiểu Long Nữ" trước màn công bố ly hôn chấn động showbiz

Sao châu á

08:28:14 19/02/2025
Trần Nghiên Hy của hiện tại được cho là lấy lại tinh thần, nhan sắc và ổn định cuộc sống mới. Trước đó, trong thời gian ly thân Trần Hiểu, cô xuất hiện trầm mặc, tiều tụy
Việt Nam đăng quang Nam vương Du lịch Thế giới 2025

Việt Nam đăng quang Nam vương Du lịch Thế giới 2025

Sao việt

08:19:42 19/02/2025
Hưng Nguyễn (sinh năm 1998) vượt qua 24 thí sinh khác để đoạt danh hiệu Mister Tourism World - Nam vương Du lịch Thế giới 2025.
CHÍNH THỨC: Na Tra 2 xô đổ "thành trì" cuối cùng để đi vào lịch sử, quá điên rồ!

CHÍNH THỨC: Na Tra 2 xô đổ "thành trì" cuối cùng để đi vào lịch sử, quá điên rồ!

Hậu trường phim

08:04:33 19/02/2025
Sau khi vượt mặt Vua Sư Tử để tiến vào top 10 phim điện ảnh có doanh thu cao nhất mọi thời đại, Na Tra 2 mới đây đã tiếp tục xô đổ thêm 2 thành trì khác mang tên Jurassic World và Inside Out 2.