Châu Á đẩy nhanh thanh toán điện tử
Với ưu thế thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi, thanh toán điện tử ngày càng thịnh hành trên thế giới và nhất là tại châu Á – nơi đang định hình lại lĩnh vực bán lẻ và cũng là nơi các nhà bán lẻ đang tranh giành thị trường quyết liệt nhất.
Rất nhiều hình thức thanh toán điện tử đã được áp dụng như cà thẻ, thanh toán qua Internet banking, ví điện tử… mà châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu cuộc đua khuyến khích người dân từ bỏ thói quen sử dụng tiền mặt.
Theo khảo sát người tiêu dùng toàn cầu quý 3 năm 2018 của GlobalData, 25% người tiêu dùng tại Trung Quốc hàng ngày tìm đến các cửa hàng có hỗ trợ phương thức thanh toán điện tử.
ảnh mình họa
Cuộc khảo sát còn cho thấy, tại các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương như Philippines và Trung Quốc, số người tiêu dùng ưa chuộng các cửa hàng có thanh toán điện tử gấp đôi so với trung bình toàn cầu.
Với thương mại điện tử là chìa khóa cho mua sắm hiện đại của châu Á, nền tảng thương mại điện tử khổng lồ như Apple Pay (Mỹ), Alibaba (Trung Quốc) đang giúp trải nghiệm mua sắm trở nên thuận tiện hơn bằng cách khuyến khích thanh toán di động và trực tuyến. Theo bà Iliyana Mesheva, nhà phân tích người tiêu dùng tại GlobalData, cách mua sắm của thế hệ mới cho thấy, thanh toán di động và các ứng dụng dựa trên điện thoại thông minh đang tăng nhanh chóng.
Video đang HOT
Không muốn chậm chân so với Trung Quốc và Mỹ, tập đoàn Hitachi của Nhật Bản sắp hình thành liên doanh công nghệ tài chính với Ngân hàng nhà nước Ấn Độ (SBI) để mở rộng phạm vi hoạt động tại thị trường thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển nhanh chóng của đất nước Nam Á này.
Hitachi đầu tư 26% cổ phần vào Công ty dịch vụ thanh toán SBIPS (trực thuộc SBI) để phục vụ hơn 400 triệu khách hàng với 34 ngàn tỷ rupee (482 tỷ USD) tài sản. Hitachi đã thâm nhập thị trường thanh toán của Ấn Độ từ năm 2014 và hiện đang điều hành khoảng 60.000 máy ATM và 800.000 thiết bị đầu cuối POS.
Hitachi đạt doanh thu 25 tỷ yen (231 triệu USD) trong năm tài chính 2018 và đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu, lên 50 tỷ yen vào năm tài chính 2021.
Với việc chính phủ Ấn Độ thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số, các giao dịch tại các thiết bị đầu cuối POS được dự kiến sẽ tăng hơn 4 lần trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2021. Thương mại điện tử cũng phát triển mạnh, các giao dịch dự kiến sẽ tăng lên 12,5 tỷ lượt thanh toán vào năm 2020, gấp 5 lần và giá trị thanh toán tăng gấp đôi so với năm 2017.
Dịch vụ ví điện tử hàng đầu của Ấn Độ là Paytm, hiện có khoảng 300 triệu người dùng, vào tháng 8-2018 đã nhận được khoản đầu tư từ công ty Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett. Thanh toán điện tử cho giá vé xe lửa và xe buýt cũng được dự kiến sẽ mở rộng nhanh chóng. Thị trường bùng nổ đã thu hút các công ty công nghệ từ Mỹ và châu Âu.
Tại Philippines, thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm áp đảo nhưng trong những năm gần đây, nhiều người Philippines đang bắt đầu chuyển sang thanh toán điện tử vì tính an toàn và thuận tiện.
Theo khảo sát của công ty thẻ Mastercard, hơn 90% người thanh toán điện tử cho biết, an toàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất để họ mua hàng trực tuyến. Vì vậy, cùng với việc đẩy nhanh tính thuận tiện trong thanh toán, các công ty đa quốc gia đang ngày càng hoàn thiện công nghệ bảo mật để đảm bảo an toàn cho việc thanh toán điện tử, nhất là với những giao dịch có số tiền lớn.
Theo sggp
Visa và Mastercard đề xuất giảm phí cà thẻ khi thanh toán ở EU
Visa và Mastercard đã đề xuất cắt giảm phí cho các cửa hàng đối tác chấp nhận thẻ mà khách du lịch dùng thẻ của hai 'đại gia' thẻ tín dụng lớn nhất thế giới này thanh toán các giao dịch tại EU.
Một nguồn tin thân cận cho hay Visa và Mastercard đã đề xuất cắt giảm phí cho các cửa hàng đối tác chấp nhận thẻ mà khách du lịch dùng thẻ của hai "đại gia" thẻ tín dụng lớn nhất thế giới này thanh toán các giao dịch tại Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực nhằm ngặn chặn nguy cơ bị phạt sau một cuộc điều tra chống độc quyền kéo dài.
Tuy nhiên, nguồn tin trên nói rằng thậm chí sau khi cắt giảm, các khoản phí mà các cửa hàng phải trả khi họ chấp nhận thanh toán thẻ, một nguồn thu cho các ngân hàng, vẫn cao hơn các khoản phí của thẻ EU.
Ủy ban châu Âu (EC) đã đấu tranh trong hơn một thập niên qua để giảm cái gọi là chi phí trao đổi và khuyến khích thương mại xuyên biên giới và thương mại trực tuyến. Các nhà quản lý của Mỹ cũng đã bày tỏ sự không hài lòng đối với những kiểu phí như vậy.
Các nhà bán lẻ nói rằng phí trao đổi được tính là một chi phí ẩn và các công ty thẻ đã phải trả hàng tỷ USD để giải quyết các vụ kiện tụng tập thể liên quan đến thao túng phí sử dụng thẻ.
(Nguồn: chasingtargets.eu)
Theo đơn kiện, thì phí cà thẻ, khoản thu nhằm bù đắp việc xử lý giao dịch ghi nợ và ghi có các khoản thanh toán, là do các công ty thẻ quy định và được các ngân hàng phát hành thẻ khấu trừ trên mỗi giao dịch. Và điều này vô hình trung đã khiến những người bán lẻ phải gánh chịu các chi phí đó.
Visa, nhà điều hành mạng lưới thanh toán lớn nhất thế giới mà nằm trong tầm ngắm của EC hồi tháng 8/2017, đã tính phí cà thẻ của khách du lịch nước ngoài cao quá mức khi chúng được sử dụng ở châu Âu.
Trong khi đó, EU cho biết mức phí được tính cho các nhà bán lẻ khi họ chấp nhận thẻ Visa được cấp bên ngoài EU có thể làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ cho tất cả người tiêu dùng.
Mastercard đã cảnh báo rằng đơn vị này có thể bị phạt hơn 1 tỷ USD nếu bị kết tội vi phạm các quy định chống độc quyền của EU, nhưng con số này có thể ít hơn nếu có một cuộc thương lượng.
EC dự kiến sẽ tiếp nhận ý kiến phản hồi từ các nhà bán lẻ và các nhóm người tiêu dùng trước khi quyết định có chấp nhận đề nghị từ Visa và Mastercard hay không./.
Theo Báo Mới
Grab có thương vụ đầu tiên ngoài Đông Nam Á với Mastercard Startup gọi xe Grab vừa có thỏa thuận hợp tác với hãng thẻ thanh toán quốc tế Mastercard để ra mắt loại thẻ trả trước - động thái giúp cả hai bên tiếp cận khách hàng theo cách mới tại khu vực Đông Nam Á, Theo Financial Times.Grab và Mastercard sẽ hợp tác phát hành loại thẻ trả trước mới, cho phép người...