Chatbot mới nhất của OpenAI khiến người dùng Trung Quốc phát cuồng
Chatbot OpenAI mới nhất đã tạo ra sự hứng thú đối với những tín đồ về công nghệ ở Trung Quốc trong tuần qua.
Chatbot mới nhất của OpenAI khiến người dùng Trung Quốc phát cuồng (Ảnh: SCMP)
Chatbot OpenAI mới nhất đã tạo ra sự hứng thú đối với những tín đồ về công nghệ ở Trung Quốc trong tuần qua mặc dù dịch vụ này chính thức không có sẵn cho người dùng Trung Quốc.
ChatGPT, giải đáp các câu hỏi của người dùng, là một dự án từ OpenAI, một phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) có trụ sở tại San Francisco được thành lập vào năm 2015 bởi một nhóm các cá nhân và tổ chức, bao gồm cả Giám đốc điều hành hiện tại Sam Altman. Elon Musk của Tesla cũng là một trong những người sáng lập đầu tiên.
ChatGPT là sản phẩm mới nhất trong một loạt AI mà công ty gọi là GPT, từ viết tắt của Generative Pre-Trained Transformer.
Các cuộc thảo luận liên quan đến ChatGPT đã trở thành xu hướng trên các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc, nhiều người dùng tại Trung Quốc đã hào hứng chia sẻ cuộc hội thoại giữa mình và chatbot lên mạng xã hội – sau khi họ sử dụng các phần mềm fake VPN để có thể sử dụng dịch vụ.
Người dùng có thể làm rất nhiều thứ với chatbot này, ví dụ như việc yêu cầu nó tạo ra một đoạn mã code, tìm kiếm lời khuyên trong cuộc sống hay chỉ đơn giản là tán gẫu với nó.
Video đang HOT
Phản ứng tích cực từ người dùng ở Trung Quốc, quốc gia đang cố gắng phát triển thành cường quốc AI toàn cầu, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với các ứng dụng AI hữu ích từ người dùng internet thông thường. Một người dùng Weibo có tên Wangluobei đã chia sẻ một bức ảnh chụp màn hình anh ấy yêu cầu chatbot giúp anh ấy sửa bài báo cáo hàng tuần trở nên chi tiết hơn, anh ấy nói rằng “đây chắc chắn là điều cần thiết đối với những người làm việc trong ngành internet”.
Theo Altman, dịch vụ này đã trực tuyến vào ngày 30 tháng 11 và vượt mốc 1 triệu người dùng sau sáu ngày. Hệ thống sử dụng deep learning để tạo ra văn bản giống con người, được thiết kế để giúp việc nói chuyện với chatbot trở nên tự nhiên và giống như đang tương tác với một người thật.
Sự tiến bộ của ChatGPT trong những năm qua đã khiến Elon Musk phải thốt lên rằng “nó tốt một cách đáng sợ” và cảnh báo rằng “chúng ta cần đề phòng khi công nghệ AI ngày một thông minh”.
Lần cuối cùng người dùng internet Trung Quốc hào hứng với một chatbot là gần một thập kỷ trước vào năm 2014, khi Microsoft ra mắt Xiaoice, một chatbot dựa trên “khuôn khổ điện toán cảm xúc” từng được công ty ca ngợi là hiện tượng chatbot ở Trung Quốc.
Chatbot của gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Seattle ban đầu đã gây ấn tượng với hàng triệu người dùng Trung Quốc, những người đã tìm đến chatbot này để xin lời khuyên xoay quanh các vấn đề về cuộc sống và các mối quan hệ. Tuy nhiên, hệ thống này bị phát hiện chỉ trích chính phủ Trung Quốc trong một số tương tác và đã bị cấm vào năm 2019. Nhóm phát triển Xiaoice sau đó đã tách ra thành lập công ty riêng để tiếp tục vận hành chatbot này. Kết quả là Xiaocie đã không lấy lại được “ánh hào quang” như lúc mới phát hành.
Sự thất sủng của Xiaoice là một câu chuyện cảnh báo cho các dịch vụ AI như ChatGPT, chứng minh rằng sự thích thú của người dùng đối với các chatbot AI chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Một số người dùng đã nhận thấy rằng ChatGPT đôi khi đưa ra những câu trả lời nghe quá nghiêm túc cho những câu hỏi rất đơn giản. Công ty đã thừa nhận chatbot “đôi khi đưa ra những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa”, đồng thời nói thêm rằng việc khắc phục sự cố là một thách thức.
Khi Post kiểm tra ChatGPT, nó đã đưa ra những câu trả lời rất khác nhau bằng tiếng Trung và tiếng Anh khi được hỏi cùng một câu hỏi về cơ cấu chính trị và tình trạng dân chủ của Trung Quốc. Bản thân ChatGPT đã giải thích rằng đây là một mô hình ngôn ngữ được đào tạo – khả năng trả lời các câu hỏi của nó dựa trên quá trình đào tạo mà nó trải qua và kho kiến thức mà nó sở hữu.
Chatbot ChatGPT 'hot' nhất hiện nay có gì đặc biệt?
ChatGPT đã có hơn 1 triệu người dùng thử chỉ trong vòng một tuần ra mắt. Đây là sản phẩm của một công ty trí tuệ nhân tạo do tỷ phú Elon Musk đồng sáng lập.
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong các công nghệ mới nổi ngày càng tiến bộ nhanh chóng. Hãng OpenAI vừa giới thiệu sản phẩm mới nhất, chatbot ChatGPT, cho công chúng thử nghiệm từ ngày 30/11. Chatbot là phần mềm được thiết kế để trò chuyện với con người dựa trên các dữ liệu mà người dùng đưa ra.
AI tiến bộ vượt bậc trong các ứng dụng mới. (Ảnh: Reuters)
Sam Altman, đồng sáng lập kiêm CEO OpenAI, chia sẻ, chỉ trong vòng 1 tuần, hơn 1 triệu người đã sử dụng ChatGPT.
Ai sở hữu OpenAI?
Công ty phát triển và nghiên cứu OpenAI do hai nhà đầu tư Sam Altman và tỷ phú Elon Musk thành lập vào năm 2015, hoạt động với mục đích phi lợi nhuận. OpenAI cũng huy động vốn từ các tên tuổi khác như nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel. Năm 2019, hãng lập thêm một pháp nhân khác để kinh doanh.
Musk rời Ban quản trị OpenAI năm 2018. Ông khen ngợi hiện tượng ChatGPT là "tốt một cách đáng sợ". Dù vậy, ông đã tạm dừng cho OpenAI truy cập cơ sở dữ liệu Twitter sau khi biết được OpenAI dùng nó để "đào tạo" công cụ.
OpenAI hoạt động như thế nào?
Theo OpenAI, mô hình ChatGPT được đào tạo bằng kỹ thuật máy học có tên Học tăng cường từ Phản hồi của người dùng - Reinforcement Learning from Human Feedback (RLHF). Công ty khẳng định ChatGPT có thể mô phỏng các đoạn hội thoại, trả lời câu hỏi, nhận khuyết điểm, thách thức những tiên đề không chính xác và từ chối yêu cầu không hợp lý.
Ban đầu, các huấn luyện viên AI là con người sẽ cung cấp cho mô hình các cuộc hội thoại, trong đó, họ đóng cả hai vai - người dùng và trợ lý AI. Phiên bản botchat đang thử nghiệm hiện nay cố gắng hiểu câu hỏi do người dùng đặt ra và phản hồi bằng những câu trả lời chuyên sâu giống như con người dưới định dạng hội thoại.
ChatGPT có thể dùng làm gì?
ChatGPT có thể sử dụng trong các ứng dụng thực tế như tiếp thị kỹ thuật số, sáng tạo nội dung trực tuyến, trả lời câu hỏi của khách hàng, thậm chí còn giúp tìm lỗi (bug) trong code.
Bot phản hồi được nhiều loại câu hỏi trong khi bắt chước phong cách của con người.
Có vấn đề gì với ChatGPT hay không?
Cũng như nhiều giải pháp AI khác, ChatGPT không hoàn hảo. OpenAI thừa nhận xu hướng phản hồi bằng các câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa. Công ty đang tìm cách khắc phục.
AI cũng có thể phân biệt đối xử dựa trên gương mặt, giới tính, văn hóa. Các "ông lớn" như Google, Amazon đều gặp phải vấn đề này khi thử nghiệm AI. Tại một số công ty, con người phải can thiệp và sửa chữa khuyết điểm của AI.
Bất chấp nhiều lo lắng, nghiên cứu về AI vẫn duy trì sức hút. Đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp phát triển và vận hành AI tăng lên gần 13 tỷ USD năm ngoái. Tính đến tháng 10/2022, đã có 6 tỷ USD được rót vào, theo dữ liệu từ PitchBook.
AI nói chuyện như người khiến Elon Musk bất ngờ AI ChatGPT gây ấn tượng với Elon Musk sau khi kể một câu chuyện gần giống với tình huống mà tỷ phú này đang gặp phải. Chat GPT được công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo OpenAI xây dựng dựa trên nền tảng mô hình xử lý ngôn ngữ GPT-3, có khả năng đối thoại qua lại và thực hiện "sáng tác"...