Chất nhầy – thành trì đầu tiên của hệ miễn dịch: Chúng ta đều “ghê tởm” nhưng nó cực quan trọng

Theo dõi VGT trên

Nhà sinh vật học Katharina Ribbeck giải thích về các chức năng chủ đạo của dịch trong cơ thể – và tại sao con virus corona mới lại nguy hiểm như vậy.

Chất nhầy - thành trì đầu tiên của hệ miễn dịch: Chúng ta đều ghê tởm nhưng nó cực quan trọng - Hình 1

Ảnh minh họa

SPIEGEL: Con virus corona mới có vẻ như hay tấn công vào các tế bào nhất định trong đường hô hấp. Chị nghiên cứu hướng tiếp cận nào?

Ribbeck: Tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch cơ thể là chất nhầy. Đây là một lớp dầy đặc, đến mức nó có thể giữ lại tác nhân gây bệnh cúm Influenza. Nhưng con virus Sars-Cov-2 mới này lại tạo ra một sự bất thường: nó có thể vận động thoải mái trong cái rào cản chất nhầy của chúng ta, chúng nhanh hơn nhiều, so với kích thước hạt của nó.

SPIEGEL: Con virus làm thế nào để khắc chế được chất nhầy?

Ribbeck: Hiện còn thiếu những dữ liệu chính xác, nhưng có thể, Sars-Cov-2 hạn chế được khả năng bảo vệ của chất nhầy, bằng cách nó triệt tiêu được một số hợp chất đường nhất định, thí dụ như axit sialin. Chúng tôi đang nghiên cứu xem có loại thuốc nào cản trở được điều này hay không.

SPIEGEL: Cái chất nhầy nhụa trong cơ thể bị coi là ghê tởm, tại sao lại như vậy?

Ribbeck: Tôi nghĩ, chủ yếu là do dậy dỗ. Trẻ em phần đông đều thích cái chất nhờn này. Đây là một sự quan tâm nội tại, ăn sâu trong tiềm thức đối với nước bọt, nước mũi và các chất lỏng khác trong cơ thể. Đến tuổi dậy thì những điều này tiêu biến , vì khi khôn lớn, do giáo dục về vệ sinh, người ta tiếp nhận một hình ảnh hoàn toàn khác: chất nhầy bị coi là chất thải bẩn thỉu, có gì đó ghê ghê , nếu không nói là ít nhiều nguy hiểm.

SPIEGEL: Nhưng rõ ràng là trong đờm và những giọt nước li ti có rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng.

Ribbeck: Chất nhầy là một phần của hệ thống miễn dịch con người và nó sẽ bị đào thải khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đại để nó cũng như cái lọc nước vậy, cái lọc phải định kỳ thay ra. Niêm mạc là cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn, nó không có gì để ghê tởm, cần tôn trọng nó và bảo vệ nó.

SPIEGEL: Chúng ta cần niêm mạc chỉ để tự vệ chống lại vật gây bệnh và bụi bẩn?

Ribbeck: Không phải. Không có chất nhầy chúng ta không thể ngửi, không thể nếm, không thể tiêu hóa, không thể hít thở, không thể sinh sản, không thể sống. Nước mắt thực chất là chất nhầy hòa rất lỏng, phân bổ đều trên nhãn cầu do chúng ta nháy mắt. Nhiều giác quan thấm đẫm trong chất nhầy, thí dụ mầm vị giác ở trên lưỡi hay tế bào khứu giác ở trong lỗ mũi.

SPIEGEL: Cuộc sống mà thiếu chất nhầy sẽ ra sao?

Ribbeck:Sẽ rất ngắn. Nếu không có nước bọt chúng ta không thể nuốt và không có chất nhầy phổi thì những lông mao mịn li ti không thể đẩy chất nhầy trong đường hô hấp ra ngoài bằng cách đó chống lại mầm bệnh. Trong dạ dày chất nhầy rất chắc, gần như cao su, và nó bảo vệ cơ thể trước sự tự tiêu hóa. Chất nhầy trong ruột cho các chất dinh dưỡng quan trọng đi qua đồng thời nó là môi trường sống đối với vi sinh vật hữu ích.

SPIEGEL: Điều gì sẽ xẩy ra, nếu chúng ra sản xuất quá ít chất nhầy?

Ribbeck: Điều này cực kỳ khó chịu và có thể dẫn đến chết người. Ở Đức có nhiều triệu người bị bệnh khô mắt, hóa trị cũng có thể làm nhiễu loạn sản xuất chất nhầy. Nếu tuyến nước bọt trong miệng hoạt động không đúng có thể dẫn đến bệnh khô miệng, bệnh Xerostomie. Khoảng một phần năm người cao tuổi bị chứng bệnh này. Một ví dụ khác: Chất nhầy bảo vệ dạ con chống lại sự lây nhiễm, nhưng vào những ngày nhất định nó lại để tinh trùng vượt qua.

SPIEGEL: Chất nhầy được tạo thành bởi chất gì ?

Video đang HOT

Ribbeck: Nhầy là một Hydrogel, được tạo thành trong Becherzellen (tế bào cốc) . Tên la tinh là Mucus. Mucus được tạo thành từ những sợi polymer-protein còn có tên là Mucinen. Nếu chất này được tiết vào nước nó sẽ nở phồng lên to gấp hàng trăm lần, đó chính là chất nhầy.

SPIEGEL: Có phải con người tạo ra rất nhiều chất nhầy?

Ribbeck: không phải, tất cả các loài động vật có vú đều tạo ra Mucus. Nhưng cả các loài có xương sống cũng thế, bạn đã bao giờ chạm tay vào con ếch chưa? Loại này nhờ có chất nhầy nên trơn tuột, cái chất này không những làm cho nó không bị khô da mà còn chống nhiễm trùng.

Chất nhầy có từ rất lâu đời, và cũng rất phổ biến, nó có ở sứa và đỉa biển. Ở san hô nó có hai chức năng, bổ sung nguồn thức ăn và chọn lọc những vi sinh vật có ích, giống như chức năng của chất nhầy trong ruột của người.

SPIEGEL: Các loại vật gây bệnh có tạo ra chất nhầy không?

Ribbeck: Một số loại vật gây bệnh được bao bọc bởi một lớp vỏ là chất nhầy, chúng góp phần bảo vệ mầm bệnh trước hệ miễn dịch của ký chủ và chống các chất kháng sinh. Ngay cả tế bào ung thư tự bảo vệ mình bằng chất nhầy, thậm chí thông qua chất nhầy để phát tán ung thư.

SPIEGEL: Một bài thuốc gia truyền cho hay, người ta nên liếm vết thương của mình, nói đúng theo nghĩa đen. Thực hư điều này thế nào ?

Ribbeck: Nước bọt có tác dụng gần như một loại thuốc: nó có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và kháng virus và hỗ trợ quá trình đông máu và hàn vết thương. Con vật cũng biết dùng cách liếm để chữa trị vết thương của mình. Tuy nhiên trong nước bọt cũng có nhiều loại vi sinh vật có nguy cơ gây nhiễm trùng.

SPIEGEL: Tôi nên ăn uống như thế nào để có thể tạo ra nhiều chất nhầy hữu ích ?

Ribbeck: Rất tiếc chúng ta không có bài thuốc chuẩn nào cả. Chưa có. Nhưng ai muốn có được chất nhầy khỏe mạnh thì rất đơn giản, hãy áp dụng các lời khuyên phổ biến, đó là có lối sống lành mạnh : ăn đủ chất, cân bằng, ngủ đẫy giấc và uống nhiều nước .

SPIEGEL: Nghiên cứu về chất nhầy thành trào lưu? Các ấn phẩm khoa học về chất nhấy được công bố từ đầu thế kỷ đến nay đã tăng gấp đôi , riêng trong năm 2016 đã có tới 1800 bài.

Ribbeck: Ngày nay nhiều hãng dược phẩm và phòng thí nghiệm có chất nhầy trên ra đa của mình, vì các hợp chất đường có trong đó giúp người ta có thể rút ra kết luận về tình trạng sức khỏe. Các thầy thuốc thường xuyên xem các chỉ tiêu về máu hoặc nước tiểu, nhưng cho đến nay không ai quan tâm đến chất nhầy, mucus, để chẩn đoán bệnh. Tôi nghĩ đối với các bệnh viêm loét ruột hay đại tràng, như bệnh Morbus Crohn hay Colitis ulcerosa thì điều này sẽ có ích.

Chuyên gia cảnh báo: Những "mặt trận" Virus nCoV tấn công trên cơ thể con người

Bài báo tổng hợp gần đây trên tạp chí Science cho thấy nCoV có vẻ có khả năng tham gia trên rất nhiều mặt trận trên cơ thể con người mà họ dùng từ là "từ đầu tới chân".

Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA, Cô vân khoa hoc Ruy Băng Tim) về sự tấn công của virus SARS-CoV-2 lên cơ thể người.

Chúng tôi xin phép đăng tải bài viết này để quý vị độc giả thêm thông tin tham khảo, phòng bệnh.

Cho đến nay, mặc dù các nghiên cứu khoa học và các báo cáo lâm sàng về bệnh Covid-19 liên tục được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành nhưng hiểu biết của con người về bệnh này vẫn còn rất hạn chế, cả về cơ chế gây bệnh, hướng điều trị cũng như vaccine phòng ngừa.

Virus nCoV tuy rất nhỏ bé nhưng tác hại khôn lường ở nhiều trường hợp người bệnh trở nặng. Bài báo tổng hợp gần đây trên tạp chí Science cho thấy nCoV có vẻ có khả năng tham gia trên rất nhiều mặt trận trên cơ thể con người mà họ dùng từ là "từ đầu tới chân" (from brain to toes)...

Mặt trận chính - Hệ hô hấp

Hầu hết người nhiễm virus nCoV (SARS-CoV-2) được cho là từ đường hô hấp. Virus này xâm nhập vào mũi và cổ họng vì các tế bào ở nơi đây có nhiều thụ thể trên bề mặt tế bào có tên gọi là ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2, enzyme chuyển đổi angiotensin 2).

Virus nCoV sử dụng protein bề mặt của nó để gắn kết với những thụ thể ACE2 này như cách mà chìa khóa tra vào ổ khóa để mở cửa vào nhà, xâm nhập vào bên trong tế bào vật chủ. Khi vào bên trong, virus chiếm quyền điều khiển của tế bào, sử dụng các vật liệu sẳn có trong tế bào để tạo ra vô số các bản sao của chính nó và xâm chiếm các tế bào mới.

Trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm, virus thường nhân bản lên rất nhiều và người bệnh có thể tiết ra vô số các bản sao của nó từ các dịch của đường hô hấp, như các hạt nước bắn ra từ việc ho, hắt xì hoặc thậm chí thở, nói chuyện bình thường (đây là lý do mà chúng ta phải sử dụng khẩu trang trong mùa dịch này để bảo vệ người khác và chính mình).

Các triệu chứng có thể có trong thời điểm này là sốt, ho khan, đau họng, mất mùi và vị, hoặc đau đầu và đau cơ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp cũng cho thấy người bệnh không có triệu chứng biểu hiện!

Trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm, virus thường nhân bản lên rất nhiều và người bệnh có thể tiết ra vô số các bản sao của nó từ các dịch của đường hô hấp, như các hạt nước bắn ra từ việc ho, hắt xì hoặc thậm chí thở, nói chuyện bình thường.

Nếu hệ thống miễn dịch không đánh bại được nCoV trong giai đoạn ban đầu này, thì virus sẽ di chuyển xuống khí quản, nơi có các nhánh mỏng hơn, sâu hơn của hệ hô hấp là phổi, kết thúc là các túi khí nhỏ gọi là phế nang, mỗi nhánh được lót bởi một lớp tế bào cũng rất giàu thụ thể ACE2. Trong giai đoạn này virus có thể gây các thiệt hại nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến chết người.

Với chức năng thông thường của phổi, oxy đi qua phế nang vào các mao mạch, sau đó oxy được đưa đến phần còn lại của cơ thể. Nhưng khi hệ thống miễn dịch chiến đấu với virus nCoV, chính trận chiến này đã làm hư hại hệ thống vận chuyển oxy này.

Các tế bào bạch cầu tiền tuyến nhận biết sự hiện diện của kẻ xâm lược đã giải phóng các phân tử gọi là chemokine, để triệu tập thêm các tế bào miễn dịch khác hỗ trợ tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus.

Cuộc chiến của các tế bào miễn dịch tiết ra rất nhiều phân tử cytokine gây viêm (hay còn gọi là cơn bão cytokine) để lại một vô vàng các chất lỏng và tế bào chết, thứ dịch mà chúng ta hay gọi thông thường là "mủ".

Sự tích tụ mủ trong phổi gây nên bệnh lý cơ bản của viêm phổi, với các triệu chứng tương ứng như ho, sốt, thở gấp, thở cạn. Do vậy, việc cung cấp oxy trong những trường hợp chuyển biến xấu như vậy là rất quan trọng và cho thấy nhiều bệnh nhân khỏi bệnh chỉ nhờ vào sự trợ thở (chứ không phải thuốc).

Chuyên gia cảnh báo: Những mặt trận Virus nCoV tấn công trên cơ thể con người - Hình 1

Mặt trận ở tim

Làm thế nào virus tấn công tim và mạch máu vẫn còn là một điều chưa được hiểu rõ nhưng ngày càng nhiều bằng chứng từ các báo cáo khoa học gần đây cho thấy đây là một hiện tượng khá phổ biến. Một bài báo đăng vào tháng 3 trên " JAMA Cardiology" đã ghi nhận tổn thương tim ở gần 20% bệnh nhân trong số 416 bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong một nghiên cứu khác ở Vũ Hán, 44% trong số 36 bệnh nhân nhập viện phải điều trị ở phòng hồi sức đặc biệt (ICU) bị rối loạn nhịp tim. Những hiện tượng ảnh hưởng đến tim do Covid-19 dường như nguyên nhân đến từ máu.

Theo một bài báo khoa học đăng vào tháng 4 trên tạp chí chuyên ngành "T hrombosis Research", trong số 184 bệnh nhân COVID-19 phải điều trị trong phòng hồi sức đặc biệt ở Hà Lan, 38% có máu đông bất thường và gần một phần ba đã có cục máu đông.

Các cục máu đông có thể vỡ ra và rơi vào phổi, ngăn chặn các động mạch quan trọng gây tắc phổi (pulmonary embolism). Các cục máu đông từ động mạch cũng có thể làm tắc các mạch máu trong não, gây ra đột quỵ.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để hiểu chính xác những gì gây ra tổn thương tim mạch do Covid-19. Có thể nào virus có thể tấn công trực tiếp vào niêm mạc của tim và mạch máu, giống như cách chúng tấn công mũi và phế nang (nơi rất giàu thụ thể ACE2)? hoặc có lẽ do thiếu oxy, sự hỗn loạn trong phổi, làm ảnh hưởng gián tiếp đến các tổn thương mạch máu?

Hiểu rõ được những điều này có lẽ sẽ giúp giải thích lý do tại sao bệnh nhân có sẵn bệnh về mạch máu như: bệnh tiểu đường và huyết áp cao sẽ có nguy cơ đối mặt với nguy cơ bệnh Covid-19 trở nên nghiêm trọng cao hơn.

Dữ liệu gần đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về bệnh nhân nhập viện ở 14 tiểu bang cho thấy khoảng một phần ba bị bệnh phổi mãn tính nhưng cũng gần bằng con số này là người mắc bệnh tiểu đường và một nửa là bị huyết áp cao.

Mặt trận ở thận

Trong cuộc chiến trong đại dịch Covid-19 thì ngoài máy hỗ trợ thở thì máy chạy thận cũng khá quan trọng vì thận cũng là nơi các tế bào thể hiện dồi dào các thụ thể ACE2, trở thành một mục tiêu khác của virus. Trong một nghiên cứu sử dụng kính hiển vi điện tử đã cho thấy sự hiện diện của virus trong các tế bào ở thận từ các bệnh nhân đã tử vong vì bệnh Covid-19.

Theo một báo cáo khoa học, 27% trong số 85 bệnh nhân nhập viện ở Vũ Hán bị suy thận. Một báo cáo khác cho biết 59% trong số gần 200 bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Trung Quốc, các tỉnh Hồ Bắc và Tứ Xuyên có protein và 44% có máu trong nước tiểu, cả hai đều là dấu hiệu tổn thương thận. Bệnh nhân Covid-19 có tổn thương thận cấp tính sẽ có xác xuất chết cao hơn gấp 5 lần so với bệnh nhân khác.

Bức tranh lớn về sự tàn phá mà COVID-19 gây ra trên cơ thể con người hiện nay vẫn chỉ là một bản phác thảo với nhiều điểm mờ. Sẽ mất nhiều năm nghiên cứu miệt mài để hiểu rõ về nó, từ đó có thể vẽ một bức tranh sắc nét và chân thật hơn.

Mặt trận ở não

Các thụ thể ACE2 hiện diện trong vỏ thần kinh và thân não (cortex and brain stem) nhưng vẫn chưa rõ trong trường hợp nào virus xâm nhập vào não và tương tác với các thụ thể này. Trong đại dịch do virus SARS năm 2003 cho thấy virus có thể xâm nhập vào tế bào thần kinh và đôi khi gây ra viêm não.

Vào tháng 4, một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành " International Journal of Infectious Diseases", từ một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản, đã cho thấy dấu vết của nCoV trong dịch não tủy của một bệnh nhân Covid-19 gây viêm màng não và viêm não, cũng cho thấy nó có thể xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương.

Tuy nhiên những yếu tố khác cũng có thể gây tổn hại cho não như " cơn bão cytokine"có thể gây sưng não, và hiện tượng máu đông như nói phía trên có thể gây ra đột quỵ.

Mặt trận ở ruột

Một bài báo khoa học đăng trên tạp chí " The American Journal of Gastroenterology" tường thuật lại một ca bệnh hồi đầu tháng 3, một phụ nữ 71 tuổi ở Michigan đã trở về từ một chuyến du thuyền trên sông Nile với triệu chứng tiêu chảy ra máu, nôn mửa và đau bụng. Ban đầu các bác sĩ nghi ngờ bà ta bị một bệnh đường ruột phổ biến, chẳng hạn như do Salmonella.

Nhưng sau khi thấy bà bị ho, các bác sĩ đã lấy mẫu ở mũi bằng tăm bông và cho thấy dương tính với nCoV. Mẫu phân cũng dương tính với RNA virus, các dấu hiệu tổn thương đại tràng cũng được nhìn thấy qua nội soi. Ca này được chẩn đoán là nhiễm trùng đường tiêu hóa do coronavirus.

Cho đến nay, RNA virus được tìm thấy ở khoảng 53% mẫu phân của bệnh nhân Covid-19. Sự hiện diện của virus trong đường tiêu hóa làm tăng lo ngại rằng nó có thể truyền qua phân.

Nhưng hiện nay vẫn chưa rõ liệu phân có chứa virus nguyên vẹn có khả năng truyền nhiễm hay chỉ có RNA và protein của virus và chưa có bằng chứng nào cho thấy việc truyền nhiễm virus qua đường phân là quan trọng.

Những mặt trận khác

Ngoài ra, có tới một phần ba số bệnh nhân nhập viện bị viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt mặc dù cho đến nay không rõ rằng virus có thể xâm nhập nhiễm trực tiếp vào mắt hay không.

Các báo cáo khác cho thấy tổn thương gan: hơn một nửa số bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở hai trung tâm ở Trung Quốc có nồng độ men gan tăng cao cho thấy tổn thương ở gan hoặc ống mật.

Nhưng theo một số chuyên gia cho rằng sự tổn thương do gan có thể là do sử dụng thuốc trong quá trình điều trị hoặc hệ thống miễn dịch phản ứng quá mạnh.

Tóm lại, bức tranh lớn về sự tàn phá mà COVID-19 gây ra trên cơ thể con người hiện nay vẫn chỉ là một bản phác thảo với nhiều điểm mờ. Sẽ mất nhiều năm nghiên cứu miệt mài để hiểu rõ về nó, từ đó có thể vẽ một bức tranh sắc nét và chân thật hơn.

Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA, Cô vân khoa hoc Ruy Băng Tim)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình
22:17:19 19/11/2024
Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view
22:43:19 19/11/2024
Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ
22:38:07 19/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm

13:46:38 17/11/2024
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation, những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng choleste...

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Có thể bạn quan tâm

Lạc lối giữa những đồng hoa dã quỳ bất tận ở ngoại ô Đà Lạt

Du lịch

07:29:20 20/11/2024
Từ cuối tháng 10 đến tháng 12, những triền đồi, cung đường ở ngoại ô Đà Lạt khoác lên mình lớp áo màu vàng ươm của hoa dã quỳ nở rộ tạo nên một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp.

Sao nam hạng A như củ hành, càng bóc càng ra phốt: Hết keo kiệt với fan, còn hành hạ thú nuôi

Sao châu á

07:24:34 20/11/2024
Việc Junsu qua lại với đối tượng nhiều vấn đề, làm streamer ứng dụng 18+ và nghiện ma túy khiến nhiều fan thất vọng và quay lưng lại với nam idol.

Hoài Linh bị một nữ MC bắt đi lấy nước, bê ghế và phản ứng ra sao?

Sao việt

06:10:52 20/11/2024
Hoài Linh được cái dù bị tôi đối xử như vậy nhưng mặt vẫn tỉnh bơ, không so đo hay cằn nhằn - MC Kỳ Duyên chia sẻ.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

Thế giới

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh

Góc tâm tình

06:00:06 20/11/2024
Nếu không được đồng nghiệp thông báo công ty không có chuyến công tác thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết anh đang lừa dối mình.

Đặc sản Nam Định vào mùa, nhanh tay làm ngay món gỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng, không ăn quá phí

Ẩm thực

05:52:03 20/11/2024
Củ niễng không chỉ thơm ngon mà còn rất linh hoạt trong chế biến, có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như củ niễng xào trứng, xào thịt bò, hay nấu canh chua, gỏi củ niễng...

Mỹ nam diễn đỉnh đến mức như "xé truyện bước ra", chỉ 1 cái nhíu mày mà viral khắp cõi mạng

Hậu trường phim

05:49:36 20/11/2024
Vĩnh Dạ Tinh Hà đã lên sóng những tập cuối cùng vào ngày 17/11 nhưng sức hút của nam chính Mộ Tử Kỳ (Đinh Vũ Hề) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sắc vóc gợi cảm của 'gái một con' Minh Hằng

Người đẹp

05:48:13 20/11/2024
Người hâm mộ nhận xét ca sĩ, diễn viên Minh Hằng trông mặn mà, có sức sống hơn so với thời con gái. Mẹ một con sở hữu thân hình với vòng 1 đầy đặn, vòng 3 gợi cảm.

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

Phim Việt chưa chiếu đã leo top 1 phòng vé, nữ chính là Hoa hậu gây sốc vì xấu khó tin

Phim việt

22:32:14 19/11/2024
19h tối nay ngày 19/11, Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng sẽ khởi chiếu trên toàn quốc, hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn những tín đồ điện ảnh nói chung và phim kinh dị nói riêng.