Chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch tốt
Đây là nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin dự báo chất lượng nước ngày 13/5.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, kết quả quan trắc chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch ngày 12/5 cho thấy, chỉ số chất lượng nước tại các vị trí đều ở mức tốt, các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. Tại tất cả các vị trí trạm bơm đều không bị nhiễm mặn.
lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên hệ thuông sthuyr lợi An Trạch.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Trung Trung bộ, trong tuần tới (từ ngày 14/5 – 20/5) trên địa bàn nghiên cứu có khả năng xảy ra mưa với lượng mưa dao động từ 0,8 mm đến 31,7 mm. Do đó dự báo độ mặn trên các sông trong tuần tới có xu hướng giảm hơn so với tuần trước. Tại vị trí các trạm bơm tiếp tục không xảy ra tình trạng bị nhiễm mặn; chất lượng nước tại các vị trí quan trắc nằm trong giới hạn cho phép đảm bảo cấp nước tưới cho cây lúa.
Hiện nay, trên địa bàn người dân đã gần kết thúc thu hoạch lúa vụ đông xuân, các địa phương chuẩn bị giai đoạn gieo sạ cho vụ hè thu. Vì vậy, các đơn vị có liên quan như Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi… cần tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn cũng như diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng nước; tăng cường kiểm tra kênh mương, đồng ruộng, kiểm tra lượng nước lãng phí từ các kênh tiêu của từng khu tưới để điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm nước; phối hợp với các đội thủy nông cơ sở tổ chức lấy nước đúng phiên và xử lý kịp thời những sự cố để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả nhằm cấp nước cho cây trồng vụ hè thu.
An Trạch là hệ thống thủy lợi liên tỉnh thuộc lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, bao gồm bốn đập dâng và 10 trạm bơm điện phục vụ tưới cho 9.700ha đất của 2 tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 350.000m3/ngày đêm.
Phòng tránh thiên tai trong những cơn mưa chuyển mùa
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trong những ngày gần đây, các địa phương tại khu vực BSCL đều xuất hiện mưa, trong đó khu vực ven biển Tây mưa xuất hiện nhiều với lũy tích lượng mưa từ 40-60mm.
Lũy tích lượng mưa lớn nhất ghi nhận được tại Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) xấp xỉ 60mm; tại An Ninh, Vĩnh Thuận, Vĩnh iền (tỉnh Kiên Giang) trên dưới 40mm... Mưa xuất hiện, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại vùng BSCL đang có xu hướng giảm, lưu lượng nước trên sông, rạch bắt đầu tăng lên, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong vùng.
ơn vị chức năng TP Cần Thơ tăng cường vớt rác, khai thông cống, rạch thoát nước, góp phần chống ngập nghẹt, bảo vệ môi trường.
Dự báo, từ nay đến cuối tháng 4-2021, mưa tiếp tục xuất hiện hầu khắp trên các địa phương vùng BSCL, với lượng mưa trung bình từ 40-60mm, trong đó mưa tập trung lớn nhất ở vùng Tứ giác Long Xuyên với lũy tích lượng mưa ước tính từ 60-80mm (trong đó có TP Cần Thơ).
Tuy nhiên, trong những cơn mưa cần đề phòng gió mạnh kèm theo lốc xoáy, sấm sét xuất hiện, đe dọa sinh mạng và sản xuất của người dân tại vùng BSCL. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ yêu cầu các địa phương, đơn vị chức năng của thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hộ dân chằng chống nhà cửa, hạn chế tốc mái, xiêu vẹo do mưa lớn kèm theo lốc xoáy; tổ chức khai thông dòng chảy, cống, rạch nhằm hạn chế ứ đọng nước mưa, gây ngập nghẹt đô thị; tổ chức cắt, tỉa cành cây trên vỉa hè, khu vực gần nhà, nhằm hạn chế đổ ngã do mưa giông, gây nguy hiểm cho người dân; vận động nông dân không lao động ngoài đồng trống, trú mưa ở cây cao, chòi vịt khi mưa giông xuất hiện, tránh bị sấm sét xuất hiện và đánh trúng; nhất là vào thời điểm chuyển mùa, những cơn mưa đầu mùa thường xuất hiện sấm sét, người dân cần đề phòng và tìm nơi trú ẩn khi mưa bắt đầu xuất hiện...
Nỗi lo ô nhiễm nước đầu nguồn Theo định hướng phát triển hệ thống cấp nước giai đoạn 2020-2050, TPHCM sẽ di dời các điểm khai thác nước thô lên thượng lưu hai dòng sông Sài Gòn, Đồng Nai; và trong tương lai sẽ lấy nước trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An để hạn chế tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng. Thế nhưng, hiện nay nguồn...