Chất lượng không khí nhiều tỉnh thành miền Bắc rất xấu
Ngày 15-1, cùng với thời tiết rét buốt thì chất lượng không khí tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành Bắc bộ rơi vào trạng thái rất xấu.
Theo quan sát của phóng viên, Hà Nội cả ngày luôn mù mịt, thậm chí vào thời điểm 7-8 giờ sáng trời vẫn khá tối khiến nhiều phương tiện tham gia giao thông phải bật đèn chiếu sáng.
Trong khi đó, hệ thống quan trắc tự động của Sở TN-MT Hà Nội ghi nhận, chỉ số chất lượng không khí AQI phần lớn ở mức màu đỏ (151-200) hoặc màu tím (201-300), thậm chí có nhiều nơi màu nâu (AQI trên 300) – mức rất nguy hại cho sức khỏe con người. Đáng lưu ý, qua hệ thống quan trắc PAM Air ghi nhận ô nhiễm không khí không chỉ ở Hà Nội mà còn khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ cho thấy, chỉ số AQI có nơi trên 400 – ngưỡng rất xấu, vô cùng nguy hại cho sức khỏe.
Video đang HOT
Theo một số chuyên gia môi trường, không khí tại nhiều tỉnh thành miền Bắc ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân chủ yếu thời tiết lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm, khói bụi không thể phát tán lên cao hoặc bị đẩy đi xa. Cùng với đó, hoạt động phát thải từ nhiều nguồn như giao thông, xây dựng, công nghiệp, hoạt động dân sinh trong điều kiện khí tượng không thuận lợi cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Dự báo, ô nhiễm không khí có thể kéo dài liên tục và ngày càng nghiêm trọng cho đến khi nước ta đón đợt gió mùa Đông Bắc mạnh tràn về vào khoảng ngày 17-1.
UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo về việc triển khai các biện pháp cải thiện chỉ số chất lượng không khí trên địa bàn. Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở TN-MT vận hành ổn định hệ thống quan trắc môi trường, cung cấp thông tin diễn biến chất lượng không khí liên tục tới các cơ quan báo chí để phục vụ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.
Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức ra quân từ đầu năm 2021 để kiểm tra, đôn đốc, vận động người dân không đốt rơm rạ, không tái sử dụng bếp than tổ ong, rà soát vận động các cơ sở sản xuất bếp than, than tổ ong chuyển đổi loại hình kinh doanh nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện
Chiêu 15-1, tai Ha Nôi, Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tổ chức Hội nghị tổng kết toàn quốc công tác vận động HMTN năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu phat biêu y kiên tai Hôi nghi.
Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; Ban Chỉ đạo Vận động HMTN các cấp đã nỗ lực, phấn đấu, có nhiều sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo; nhận được sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân. Toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được 1.405.336 đơn vị máu, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh; tỷ lệ HMTN đạt 99%; tỷ lệ dân số hiến máu gần 1,5%, số người hiến máu nhắc lại đạt 50%...
Công tác tuyên truyền, vận động HMTN được đẩy mạnh sâu rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, nhất là vào thời điểm có các ca bệnh Covid-19 tại cộng đồng, nâng cao rõ rệt nhận thức, quan niệm của người dân về HMTN, đồng thời tạo được ý thức trách nhiệm, tự giác và chủ động của người dân trong việc tham gia hiến máu.
Ban Chỉ đạo các cấp đã tổ chức được hơn 13.100 cuộc tuyên truyền, vận động về HMTN với 1.665.462 lượt người tham dự. Nhiều chiến dịch truyền thông và sự kiện hiến máu tình nguyện được tổ chức sáng tạo, thành công như: Chiến dịch vận động HMTN dịp Tết, "Lễ hội Xuân hồng"...
Phat biêu y kiên tai Hôi nghi, đông chi Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động HMTN nhân manh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo và đầu tư nhiều nguồn lực cho các hoạt động an toàn truyền máu nói chung và công tác vận động HMTN nói riêng. Qua đo, nhận thức của toàn xã hội về lợi ích của HMTN đã có chuyển biến tích cực; lượng máu vận động và tiếp nhận được ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đã góp phần quan trọng bảo đảm công tác an toàn truyền máu và cứu chữa cho hàng triệu người bệnh cần truyền máu.
Bên cạnh các kết quả rất đáng ghi nhận, công tác vận động HMTN hiện nay ở nước ta vẫn còn một số khó khăn, thách thức, đó là: Tình hình diễn biến của dịch bệnh, thiên tai, thảm họa; nhu cầu sử dụng máu và các chế phẩm của máu tiếp tục tăng hàng năm; công tác tuyên truyền, vận động hiến máu còn bị gián đoạn tại một số thời điểm, chưa liên tục... Vi vây, đông chi mong muôn, tai Hôi nghi, cac đai biêu tiêp tuc đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tạo chuyển biến về chất lượng, tính hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo trong công tác HMTN trong giai đoạn tới với mục tiêu đáp ứng đủ máu cho cấp cứu, điều trị người bệnh trong cả nước và dự phòng trong thiên tai, dịch bệnh.
Phòng, chống tham nhũng - dấu ấn nổi bật Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, cùng với những thành tựu "rất quan trọng" và "khá toàn diện" trên các lĩnh vực, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là một trong những điểm sáng, là dấu ấn nổi bật, với những chuyển biến rất tích cực, nâng cao rõ rệt về chất. Nhiều sai phạm tại Dự án mở rộng...