Chất đạm có trong thực phẩm nào là tốt cho sức khỏe?
Đạm là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho việc hình thành các mô bên trong cơ thể. Vậy bổ sung chất đạm từ đâu và chất đạm có trong thực phẩm nào là tốt cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu ngay!
Chất đạm là một thành phần vô cùng quan trọng đối trong cơ thể con người. Nó giúp hình thành các tế bào mô và cấu tạo nên các bộ phận như cơ, da, … Vậy chất đạm có trong thực phẩm nào? Thực phẩm giàu chất đạm (protein) vô cùng phong phú, từ đạm thực vật cho tới đạm động vật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn công dụng tuyệt vời của chất đạm và chất đạm có trong thực phẩm nào .
Chất đạm có trong thực phẩm nào là tốt cho sức khỏe? – Ảnh minh họa: Internet
Chất đạm có tác dụng gì?
Trước tiên, cùng tìm hiểu xem chất đạm có những công dụng gì nhé. Mỗi axit amin trong protein (chất đạm) đều có những vai trò riêng mà không thể thay thế cho nhau và không có một loại chất dinh dưỡng nào thay thế được đạm. Do đó, bữa ăn càng đa dạng với nhiều loại đạm thay đổi nhau sẽ giúp cơ thể bổ sung đầy đủ và cân bằng nhất. Cụ thể, các axit amin trong đạm có những chức năng sau:
Cấu thành các mô tế bào mới: các axit amin trong đạm là thành phần cấu tạo nên huyết cầu tố, diêu tố và kích thích tố, phục hồi các mô bị tổn thương, hỗ trợ kích thích quá trình tạo ra sữa mẹ cho con bú đồng thời bổ sung năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
Chất đạm có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người – Ảnh minh họa: Internet
Điều hòa sự cân bằng chất lỏng, dung hòa nồng độ axit và tính kiềm trong cơ thể. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất dinh dưỡng giữa các tế bào và huyết quản. Các axit amin là thành phần cấu tạo nên các gen di truyền và nhiễm sắc thể. Một số axit amin còn có vai trò dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Vậy chất đạm có trong thực phẩm nào?
Nguồn chất đạm từ động vật
Thịt: Có nhiều loại thịt rất giàu chất đạm, đặc biệt là thịt bò nạc. Cứ 85gr thịt bò chứa 10% chất béo, 22gr protein nhưng chỉ 184 calo. Đậy là một loại thực phẩm giàu đạm ít béo mà bạn có thể sử dụng trong thực đơn giảm cân của mình. Ngoài ra, thịt bò còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là sắt cho người thiếu máu.
Thịt bò giàu đạm và sắt rất tốt cho người bị thiếu máu – Ảnh minh họa: Internet
Bạn nên chọn loại thịt bò nạc ít mỡ và được chăn thả ăn cỏ tự nhiên để đảm bảo dinh dưỡng và cung cấp các chất tốt cho cơ thể. Bên cạnh thịt bò, thịt gà cũng là một loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm khá cao, tăng cường sự phát triển cơ bắp mà bạn nên sử dụng trong quá trình tập luyện thể dục thể thao và ăn kiêng nhé.
Thịt chó có nhiều đạm không?
Nhiều người cũng chọn thịt chó làm món khoái khẩu vì nó nhiều đạm. Nhưng liệu có thật là thịt chó có nhiều đạm không và ăn thịt chó có tốt không là một câu hỏi mà nhiều người phân vân. Câu trả lời là có. Thịt chó có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, phốt-pho, kai…, trong đó đặc biệt là đạm, trong 100g thịt chó chứa 19g đạm. Tuy nhiên, việc ăn thịt chó nhiều sẽ khiến bạn bị chướng bụng, khó tiêu, nóng trong người do đạm (protein) là chất khó phân giải.
Hải sản: Hàm lượng chất đạm trong hải sản khá cao và tốt cho cơ thể, đặc biệt là cá bởi nhiều loại cá có chứa axit béo omega-3, vitamin A, vitamin D bên cạnh chất đạm. Các loại khác như tôm, lươn, cua cũng chứa nhiều chất đạm không kém thịt, cá.
Video đang HOT
Hải sản là nguồn thực phẩm giàu đạm – Ảnh minh họa: Internet
Trứng: Trứng cũng là một trong những thực phẩm giàu protein được nhiều bà nội trợ sử dụng trong bữa ăn hằng ngày thay cho thịt, cá. 1 quả trứng cung cấp cho cơ thể 6gr protein (đạm). Ngoài ra, trứng vịt lộn còn giàu đạm và nhiều chất kích thích sự chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể con người hơn.
Sữa: Sữa không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cực kỳ dễ uống được nhiều người dùng hằng ngày, nhất là buổi sáng để cung cấp năng lượng dồi dào cho ngày mới. Sữa động vật chủ yếu từ sữa bò và sữa dê, chứa nhiều protein, chất béo và các vitamin cần thiết, nhất là đối với sự phát triển của trẻ.
Sữa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em – Ảnh minh họa: Internet
Nguồn đạm từ thực vật
Đậu: Các loại đậu, trong đó có đậu nành là một trong những thực phẩm giàu đạm ít béo. Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, có thể thay thế đạm động vật. Hơn thế nữa, đậu nành còn giúp cung cấp chất xơ và các khoáng chất giúp ngăn ngừa nguy cơ các bệnh về tim mạch và ung thư.
Vừng, lạc: Vừng, lạc chứa hàm lượng chất đạm cao, tuy nhiên ít hơn đậu đỗ. Lạc thường được rang lên để chế biến các món ăn mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng dinh dưỡng có trong nó.
Vừng, lạc giàu protein và chất béo – Ảnh minh họa: Internet
Ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên cám và mầm lúa mạch cung cấp lượng đạm (protein) dồi dào. Cứ 26g ngũ cốc chứa 6g chất đạm. Bánh mì đen từ ngũ cốc nguyên cám không còn xa lạ với những ai tập thể hình giảm cân.
Bơ đậu phộng có thực sự tốt cho sức khỏe? Chuyên gia dinh dưỡng muốn bạn nắm rõ điều này!
Theo FYI, bơ đậu phộng thực sự chỉ nên bao gồm 2 thành phần này thì mới đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Bơ đậu phộng - hay còn gọi là "người bạn đồng hành" hoàn hảo với sô cô la, thạch, chuối, táo... Bơ đâu phông đươc chon làm thành phần chính trong nhiều bữa ăn chính, đồ ăn nhẹ và món tráng miệng. Nó rất giàu chất dinh dưỡng, nhất là protein và chất béo. Nhưng chính xác thì món ăn này có gì và công dụng ra sao với sức khỏe? Dưới đây là những điều bạn cần biết về bơ đậu phộng và mức độ lành mạnh của nó.
Bơ đậu phộng là gì?
"Tất cả những gì bạn cần để làm bơ đậu phộng là đậu phộng", Keri Gans, một chuyên gia dinh dưỡng ở thành phố New York, nói với Health. Trong khi đó, "muối là tùy chọn", Gans nói, và "một số thương hiệu thêm đường, mật đường, dầu thực vật và thậm chí cả xi-rô ngô - về cơ bản - đều làm giảm thiểu giá trị sức khỏe". Tuy nhiên, bạn có thể nhận được tất cả dinh dưỡng của đậu phộng mà không cần các chất phụ gia không cần thiết.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 28g đậu phộng - một khẩu phần 1 ounce điển hình - chứa những chất sau:
- Lượng calo: 160
- Chất đạm: 7g
- Chất xơ: 1,99g.
- Đường: 1g.
- Chất béo: 14g.
- Carb: 5g.
Những lợi ích sức khỏe của bơ đậu phộng
Laura Iu, chuyên gia dinh dưỡng và trị liệu dinh dưỡng có trụ sở tại thành phố New York, nói với Health: "Đậu phộng là một nguồn cung cấp protein, chất béo, niacin, magiê, vitamin E, biotin và đồng. Là một nguồn giàu vitamin và chất dinh dưỡng, bơ đậu phộng nói chung là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn vì nhiều lý do" .
Đậu phộng là một nguồn cung cấp protein, chất béo, niacin, magiê, vitamin E, biotin và đồng.
Bơ đậu phộng có thể hỗ trợ giảm cân
Chuyên gia dinh dưỡng Iu cho biết: "Đôi khi bơ đậu phộng bị mang tiếng xấu vì hàm lượng chất béo của nó, nhưng chất béo là một thành phần thiết yếu để tạo cảm giác no. Điều này có nghĩa là ăn bánh quy hoặc trái cây với bơ đậu phộng có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn so với việc bạn chỉ ăn bánh quy hoặc trái cây" .
Hiệu ứng no này làm cho bơ đậu phộng trở thành một lựa chọn thực phẩm tuyệt vời nếu bạn có mục tiêu giảm cân.
Tốt cho cơ bắp
Gans cho biết: "Protein được tìm thấy trong đậu phộng, khoảng 8g mỗi khẩu phần, có thể giúp xây dựng và sửa chữa cơ bắp. Trong nhiều năm, nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng protein tăng lên góp phần vào sức mạnh cơ bắp và cho phép duy trì khối lượng cơ trong suốt cuộc đời".
Bơ đậu phộng cũng chứa nhiều magiê và kali, những khoáng chất cần thiết cho chức năng và sự phát triển của cơ bắp, theo tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ. Phốt pho giúp tổng hợp protein để tăng trưởng, duy trì và sửa chữa các tế bào và mô. Đậu phộng cung cấp khoảng 50% lượng phốt pho cần thiết hàng ngày của chúng ta.
Bơ đậu phộng cũng chứa nhiều magiê và kali, những khoáng chất cần thiết cho chức năng và sự phát triển của cơ bắp
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường
Gans nói: "Đậu phộng chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, thường có liên quan đến việc giảm cholesterol và bệnh tim". Đó là bởi vì khi những chất béo lành mạnh này thay thế các axit béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn, nó sẽ làm giảm mức LDL (cholesterol xấu), nhưng chỉ để lại mức HDL (cholesterol tốt), theo Thư viện Y khoa Quốc gia.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, ăn chất béo lành mạnh hơn, như chất béo có trong bơ đậu phộng, có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Cải thiện sức khỏe đường ruột
Theo đánh giá trên tạp chí Cell Host & Microbelạc hứa khoảng 2 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe đường ruột. Đó là bởi vì chất xơ trong thực phẩm tăng cường hệ vi sinh vật của bạn (tất cả các vi khuẩn sống trong ruột của bạn), điều chỉnh tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch và giảm viêm".
Có đặc tính chống ung thư
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bơ đậu phộng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như resveratrol, phytosterois và p-coumaric acid, có thể giúp chống lại ung thư. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), một chất dinh dưỡng chống oxy hóa khác được tìm thấy trong cả đậu phộng và bơ đậu phộng là vitamin E, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, thường là tiền thân của sự phát triển ung thư.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bơ đậu phộng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như resveratrol, phytosterois và p-coumaric acid, có thể giúp chống lại ung thư.
Ăn bơ đậu phộng có gặp tác dụng phụ không?
Những rủi ro phổ biến và nghiêm trọng nhất liên quan đến dị ứng đậu phộng. Theo Mayo Clinic, nếu bạn bị dị ứng đậu phộng, hệ thống miễn dịch sẽ nhầm các protein trong đậu phộng là những kẻ xâm lược có hại.
Để tấn công những "kẻ xâm lược" này, cơ thể bạn giải phóng các chất hóa học vào máu có thể gây ra các triệu chứng như phản ứng da (nổi mề đay, mẩn đỏ hoặc sưng tấy), ngứa, co thắt cổ họng, khó thở, các vấn đề tiêu hóa (chuột rút, tiêu chảy hoặc nôn mửa). Liên quan nhất là sốc phản vệ, một phản ứng đe dọa tính mạng cần tiêm ngay epinephrine (adrenaline) và có thể phải đến phòng cấp cứu.
Ngoài dị ứng, Iu cảnh báo hãy tránh xa các nhãn hiệu ít tốn kém hơn trên kệ quảng cáo là bơ đậu phộng "không cần khuấy", vì họ thường sử dụng dầu cọ như một thành phần phổ biến để ngăn tách dầu. Mặc dù dầu cọ sẽ không gây hại cho bạn, nhưng việc sản xuất dầu cọ tạo ra nguy cơ toàn cầu đối với môi trường.
Iu cho biết: "90% lượng dầu cọ trên thế giới đến từ việc đốt cháy rừng nhiệt đới, chiếm chỗ của người dân bản địa và các loài có nguy cơ tuyệt chủng, góp phần tạo ra khí nhà kính" .
Những rủi ro phổ biến và nghiêm trọng nhất liên quan đến dị ứng đậu phộng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng loại bơ đậu phộng nào?
Một lần nữa, các loại bơ đậu phộng lành mạnh nhất thường được coi là loại "tự nhiên" - những loại có chứa đậu phộng, có thể có muối và không co thêm gì khác.
Gans nói: "Tôi đề nghị với khách hàng của mình rằng họ nên tìm thương hiệu đâu phông ma chi co đâu phông, không co thêm gi khac, đơn giản và dễ hiểu như vậy thôi. Tuy nhiên, vị giác của bạn có thể sẽ là yếu tố quyết định" .
Nhưng nếu bạn cảm thấy táo bạo và sáng tạo, thì còn có một lựa chọn lành mạnh và hiệu quả hơn nữa, Iu nói: Hãy tự làm. "Tất cả những gì bạn cần là một chiếc máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm, đậu phộng và một chút muối. Chỉ cần kiên nhẫn để nó kết hợp với nhau".
4 sai lầm tai hại khi dùng nước mắm Nước mắm là gia vị không thể thiếu với các món ăn, tuy nhiên, không phải bà nội trợ nào cũng biết sử dụng đúng cách. Nước mắm chứa nhiều chất đạm, chúng ở dạng các Amino Axit và Polipeptit mà hai chất này có khả năng cung cấp năng lượng và giữ ấm cơ thể khi uống 1-2 ngụm nước mắm ngon...