Chất cấm mới phát hiện trong chăn nuôi độc hại thế nào?
Cơ quan chức năng phát hiện ra một chất cấm mới có tên Cysteamine được sử dụng lén lút trong chăn nuôi nhằm trục lợi bất chính và có thể nguy hại tới sức khỏe con người.
Thức ăn có trộn phụ gia Cysteamine sửu dụng trong chăn nuôi có nguy hại đến sức khỏe con người. Ảnh minh họa.
Ngày 6/9, ông Phạm Tiến Dũng – Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) cho biết, mới đây, Thanh tra Bộ cùng với Chi cục Thú y TP.HCM đã kiểm tra và phát hiện nhiều lô lợn “dính” chất cấm tại các cơ sở giết mổ.
Ngoài ra, trong quá trình thanh tra, cơ quan chức năng còn phát hiện thêm một chất cấm mới có tên là Cysteamine – chất kích thích tăng trưởng, giảm lượng mỡ, tạo nạc cho vật nuôi.
“Một số cơ sở nhập khẩu và buôn bán thức ăn chăn nuôi có chứa chất Cysteamine nhưng không ghi thành phần trên nhãn mác. Ở Việt Nam, chất này thuộc chất ngoài danh mục, hạn chế nhập khẩu và cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi”, ông Dũng cho hay.
Theo ông Dũng, chất Cysteamine đã bị Liên minh châu Âu (EU) hoàn toàn cấm sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nhiều tổ chức về thú y cũng khuyến cáo chỉ dùng Cysteamine để xử ly cho những trường hợp vật nuôi riêng lẻ, cụ thể, không dùng trong chăn nuôi đại trà thương mại.
Video đang HOT
Hiện nay, tại một số nước như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan… chất Cysteamine vẫn được phép sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Chính vì thế, bằng nhiều con đường khác nhau, chất này vẫn được nhập lậu vào Việt Nam. Nhiều trang trại hay doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vẫn lén lút trộn chất này vào thức ăn để làm lợi bất chính.
Trao đổi với phóng viên, Giáo sư Vũ Duy Giảng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, về bản chất, Cysteamine rất hữu dụng đối với cả y học và ngành chăn nuôi.
Ở người, Cysteamine đã được sử dụng trong y học từ năm 1994 để điều trị bệnh một số bệnh liên quan đến thận, cơ, tuyến giáp, não và mắt. Gần đây, Cysteamine được sử dụng để điều trị những rối loạn suy giảm thần kinh do di truyền trong các bệnh Huntington và Parkinson.
Ngoài ra, Cysteamine cũng được dùng đến như một hoạt chất chống lại tác dụng độc của kim loại nặng, tác dụng độc do quá liều của acetaminophen và một số hóa chất khác.
Trong thú y, Cysteamine nếu được kết hợp sử dụng với các thuốc dexamethasone và axit ascorbic điều trị một số bệnh rối loạn trao đổi chất như bệnh thở thơm và mất tính ham ăn ở bò và ngựa; viêm vú, viêm tử cụng và mất sữa ở lợn nái.
“Tuy nhiên, Cysteamine được sử dụng như một phụ gia thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng thì những người ăn phải thịt chứa chất này trong một thời gian dài dễ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư kết tràng và tuyến tiền, suy yếu hệ thống miễn dịch…”, GS Giảng chia sẻ.
Theo GS Giảng, ở Việt Nam trước đây, Cysteamine đã từng được phép sử dụng nhưng sau đó nhận thấy chất này có liên quan tới các yếu tố kích thích hooc – môn tăng trưởng cũng như các nguy cơ sức khỏe con người, các nhà khoa học đã tư vấn và Bộ NN&PTNT quyết định cấm nhập khẩu, lưu hành và sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Bộ luật hình sự mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 quy định, người chăn nuôi dùng chất cấm, người biết rõ thực phẩm bẩn mà vẫn cố tình chế biến, cung cấp ra thị trường sẽ bị phạt 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm, thậm chí tới 20 năm hoặc có thể cao hơn nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Theo Danviet
Việt Nam: Thừa nông sản 'bẩn', thiếu nông sản sạch
Nguy cơ của ngành chăn nuôi vẫn còn rất lớn, cụ thể chính là vấn đề an toàn thực phẩm. Hiện chúng ta vẫn thừa nông sản mất vệ sinh, thiếu nông sản sạch nói chung và đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi.
Đó là thông tin ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) nhận định về thực trạng ngành chăn nuôi trong nước tại buổi họp báo giới thiệu Hội chợ triển lãm Vietstock năm 2016.
Theo ông Dương, lĩnh vực chăn nuôi thời gian qua đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng chăn nuôi bình quân đạt 4,5-5%/năm. Tổng sản lượng thịt của Việt Nam năm 2015 là 4,8 triệu tấn, tổng sản lượng sữa đạt 723,2 nghìn tấn, sản lượng trứng các loại đạt 8,87 tỷ quả.
So với cùng kỳ năm 2015, 6 tháng đầu năm 2016, tổng sản lượng thịt của cả nước đạt gần 3,65 triệu tấn (tăng 5.3%), tổng sản lượng sữa tươi đạt 492,7 nghìn tấn (tăng 9%), sản lượng trứng các loại gần 6.62 tỷ quả (tăng 5,5%).
Chất cấm, kháng sinh vẫn là mối lo ngại lớn của ngành chăn nuôi Việt Nam
Còn về vấn đề quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi bước đầu đạt được kết quả quan trọng trong công tác kiểm soát chất cấm trong thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, qua kiểm tra năm 2015, phát hiện có 2,5% mẫu thức ăn trong các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và 3,5% mẫu thức ăn chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi có chất cấm. Đến nay, qua kiểm tra không còn phát hiện mẫu thức ăn chăn nuôi nào có chứa chất cấm.
Đối với mẫu nước tiểu lợn tại các trang trại chăn nuôi và lò mổ: năm 2015 phát hiện 16,7% mẫu có dương tính với chất cấm; đến tháng 5/2016 còn 2,2% mẫu dương tính với chất cấm. đến tháng 6 và tháng 7/2016 không còn phát hiện mẫu nước tiểu dương tính với chất cấm.
Ông Dương nhấn mạnh, trong năm 2016 cũng có những trọng tâm quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm. Trong đó, cao trào nhất là cách đây nửa năm nổi lên vấn đề chất cấm trong chăn nuôi. Nhưng khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Cao Đức Phát cùng phát động thì các bộ ngành, chính quyền địa phương vào cuộc rất nhanh.
Sau 5-6 tháng về cơ bản chúng ta đã kiểm soát được vấn đề chất cấm trong chăn nuôi. Đây là kết quả bước đầu. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn còn rất nhiều bởi vàng ô, salbutamol là chất dùng trong công nghiệp nên chỉ cần cơ quan chức năng không quyết liệt là dân lại tái sử dụng.
"Nếu chúng ta không có sản phẩm chăn nuôi sạch và an toàn thì nguy cơ sẽ mất đi thị trường trong nước. Còn với thị trường hội nhập, nếu sản phẩm vẫn còn chất cấm, kháng sinh thì chúng ta rất khó cạnh tranh", ông Dương nhận định.
Cũng theo ông Dương, hội chợ triển lãm Vietstock năm 2016 với chủ đề "Nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi" diễn ra trong thời gian tới sẽ là nơi để các doanh nghiệp, hiệp hội giới thiệu những tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của thế giới để phục vụ cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Bên cạnh đó, giải thưởng Vietstock sẽ tôn vinh, khích lệ những tổ chức có bước tiến vượt bậc cũng như đóng góp tích cực trong sự phát triển chung của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Theo Vietnamnet
Ăn gì cũng chết, người Việt mắc ung thư nhanh nhất thế giới GS.TS Nguyễn Bá Đức, PCT Hội Ung thư Việt Nam nói với Góc nhìn thẳng về mối lo Việt Nam đang tăng ung thư nhanh nhất thế giới mà nguyên nhân chính từ việc "ăn gì cũng chết". 15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đã tăng gấp đôi (từ 69.000 ca lên 150.000 ca) và dự kiến...