Cháo Việt
Cơm và cháo là hai món ăn thường ngày nhất của người Việt. Người Việt thường quan niệm cơm để ăn cho “chắc bụng”, còn cháo thì ngược lại. Cháo “dễ nuốt” lại bổ dưỡng nên rất phù hợp với người đang ốm, cơ thể suy nhược…Và vì dễ ăn, lại mát nên nó cũng là món phổ biến trong mùa hè.
Ảnh: us.prttytre.net
Trước đây, người ta thường chỉ dùng hai nguyên liệu chính là gạo và nước để nấu cháo. Bây giờ, người ta nấu cùng với các nguyên liệu khác nên có đến hàng trăm món cháo khác nhau. Các loại cháo đậu, đỗ ngọt, mặn; cháo thịt, cháo ruốc, cháo sườn, cháo trai, cháo lòng, cháo gà, cháo cá… Có nhiều loại cháo đến nỗi không thể kể hết ra đây một lúc được. Ở mỗi vùng miền Việt Nam thường có những loại cháo rất ngon được nấu bằng đặc sản của địa phương.
Video đang HOT
Ảnh: comtamcali.com
Nấu cháo cũng dễ mà cũng khó. Dễ vì không cầu kì trong việc tìm nguyên liệu, phụ gia. Khó vì chỉ cần lượng nước và gạo trong nồi không tương thích là nồi cháo mất ngon ngay. Một là sẽ loãng thếch nếu đổ quá nhiều nước so với lượng gạo. Hai là sẽ vón cục, bị khê vì đổ quá ít nước. Nấu cháo cũng rèn luyện cho người ta tính kiên nhẫn. Lúc dầu khêu lửa thật to để đủ sức làm hạt gạo chao đảo trong nồi rồi nở bung ra. Sau đó, lửa phải khêu thật nhỏ để ninh cho cháo được chín nhừ, nhuyễn ra.
Để có một nồi cháo ngon lành thì lượng nước phải nhiều gấp ba lần lượng gạo. Mà muốn cháo thơm ngon thì phải nấu vào nồi chỉ dành riêng để nấu cháo thôi. Nếu nấu vào các nồi dùng để kho hay rán thì nồi cháo nấu ra sẽ mất đi hương vị đặc trưng thơm ngon của nó.
Ảnh: camnanggiadinh.com.vn
Có nhiều loại cháo dân dã, thanh bạch dường như quá quen thuộc với đời sống những người nông dân lam lũ. Đơn giản nhất là bát cháo trắng, nhà ai “sang” hơn thì cho thêm vài cọng hành tươi, thế là đã rất dậy mùi, hấp dẫn và ngon miệng rồi. Có nhà còn tận dụng cơm nguội để nấu cháo, người ta hay gọi đó là loại cháo tù. Vì gạo đã nấu chín thành cơm rồi nên lượng nước đổ vào cũng ít hơn. Loại cháo này thường ăn chung với thịt, cá kho thật mặn hay chỉ đơn giản là với mấy quả cà muối là ngon miệng rồi. Những loại cháo mộc mạc này ngày nay cũng không còn phổ biến nữa. Thay vào đó là các loại cháo bổ dưỡng do được nấu với rất nhiều nguyên liệu khác như rau, củ, quả, thịt, cá… Người ta còn ăn cháo kèm với quẩy hay có nơi ăn kèm cùng bánh đa để tăng thêm độ bùi, thơm của cháo. Những bát cháo lươn xứ Nghệ thì không thể thiếu được những miếng bánh đa giòn tan, thơm mùi vừng.
Bát cháo ngày càng được tô điểm thêm nhiều phụ gia khiến nó trở thành một món ăn phong phú và được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Không chỉ đơn thuần là thức ăn cho người bệnh, người già, trẻ nhỏ mà nó còn góp phần bổ sung thêm những nét văn hoá trong bức tranh ẩm thực Việt. Khi đời sống tinh thần của con người được nâng cao cũng là lúc người ta thưởng thức nó như một thứ nghệ thuật, một món quà ẩm thực tinh tế. Nó có mặt trong những gánh hàng rong, trên vỉa hè hay trong những nhà hàng sang trọng. Nó cũng len lỏi vào mọi tầng lớp trong xã hội bởi có một thực đơn phong phú các loại cháo thích hợp với nhiều tầng lớp khác nhau. Đơn giản có, cầu kì có. Thanh đạm có, bổ dưỡng cũng có.
Ảnh: vietcyber.com
Không ai còn lạ gì hình ảnh những nồi cháo lớn trong quán tranh liêu xiêu bên gốc đa hay trong góc chợ quê. Trên cái chõng tre nho nhỏ được bày những đĩa tép rang, bát củ cải muối… ăn kèm cháo. Các bà, các cô đi chợ vào ăn một bát lót dạ. Đám trẻ con khoái món này vì dễ ăn và lạ miệng, ngon hơn bát cơm nguội với mấy con cá khô ở nhà. Ở Hà Nội, cháo là thứ quà sáng được ưa chuộng. Nó cũng xuất hiện trong thực đơn ăn đêm của giới trẻ hay những người lao động về khuya. Chỉ là bát cháo nhỏ bé vậy thôi mà đủ sức xua đi cái nóng oi ả mùa hè hay làm ấm dạ trong những ngày đông rét buốt. Cháo vì thế mà trở thành món ăn tinh thần của người Việt, bên cạnh vô vàn các món ăn cao sang…
Theo PNO
Canh dưa cải chua bắp bò
Món bắp bò nấu cải chua khiến bữa cơm nhà bạn thêm ngon miệng. Món canh có vị ngọt thịt bò và vị chua chua dưa cải sẽ giúp bạn trung hòa những món ăn nhiều dầu mỡ.
Mức độ: Dễ
Chuẩn bị: 10 phút
Chế biến: 15 phút
Nguyên liệu:
200g bắp bò
200g dưa cải chua
2 trái cà chua
2 củ hành tím, 1 lít nước dùng, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt
Một ít hành, ngò
Các bước thực hiện:
Bước 1
Bắp bò rửa sạch, bỏ màng nhầy, luộc sơ trong nước có ít gừng đập giập, vớt ra, xắt miếng mỏng.
Dưa cải chua rửa sạch, bóp cho ra bớt nước chua, xắt nhỏ.
Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, xắt lát mỏng. Hành ngò rửa sạch, xắt nhỏ.
Bước 2
Bắc nồi nước dùng lên bếp, khi nước dùng sôi, cho bắp bò vào, để lửa riu riu, nấu đến khi bắp bò hơi mềm. Cho cải chua vào, nấu đến khi bắp bò thật mềm, cho cà chua vào, nêm hạt nêm, đường, bột ngọt. Khi canh sôi lại thì nhắc xuống.
Múc canh ra tô, rắc hành ngò lên mặt.
Mách nhỏ:
Cải chua ngon là cải chua đã "chín", cọng cải vàng trong chứ không trắng đục. Vì cải có vị chua nên khi nấu với bắp bò, sẽ giúp bắp bò mau mềm, không bị tanh.
Theo PNO
Bún om cá rô Hải Phòng Cuối tuần, để trốn cái nắng của Hà Nội, chúng tôi quyết định tổ chức chuyến &'phượt' về thăm thành phố hoa phượng đỏ . Không chỉ bị thu hút bởi vẻ đẹp sông Vị Hoàng đỏ rực phượng vĩ, bãi biển Đồ Sơn đầy nắng gió mà đặc biệt bất kỳ ai trong chúng tôi đều đã &'phải lòng' hương vị thanh...