“Chảo lửa” ma túy trên cao nguyên Mộc Châu
Từ nhiều năm nay, ba xã biên giới của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Lóng Sập, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa được mệnh danh là “ chảo lửa” số một về tội phạm ma túy, nhất là tội phạm vận chuyển ma túy có vũ trang. Nhiều cuộc đấu súng nảy lửa đã diễn ra.
Số heroin thu được
NHỮNG CUỘC ĐẤU SÚNG NẢY LỬA
Nằm dưới chân dãy núi Pha Luông trùng trùng điệp điệp, Lóng Luông, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa có địa hình chủ yếu là núi cao, rừng rậm, nhiều đường mòn, đường tắt qua lại biên giới. Dân cư chủ yếu là người Mông, sống rải rác bên các sườn núi, đời sống rất khó khăn, lại vốn có mối quan hệ thân tộc, dân tộc lâu đời hai bên biên giới Việt – Lào. Ở bên kia biên giới là các bản: Muống, Pưng, Huổi Hiềng thuộc cụm Huổi Hiềng, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Hầu hết đầu nậu, trùm ma túy ở khu vực này đều có mối quan hệ gia đình, dòng họ làm ăn nhiều năm với các ông chủ quanh Tam giác Vàng – trung tâm sản xuất ma túy của cả thế giới. Tại các “bản ma túy” này, đời sống nhân dân rất khá giả, chủ yếu từ buôn bán ma túy, nhất là bản Muống có gần 100% số hộ tham gia mua bán, vận chuyển ma túy. Người dân tự làm đường, các công trình phúc lợi, mua sắm ô tô sang trọng, đắt tiền. Từ đây, những đường dây ma túy với quy mô khác nhau đã xuyên biên giới vào Việt Nam với những công đoạn có tổ chức chặt chẽ, thủ đoạn tinh vi và đặc biệt liều lĩnh. Ma túy ở đây đều có nguồn gốc từ Tam giác Vàng, được vận chuyển về thị xã Sầm Nưa (Lào), sau đó tập kết tại các bản sát biên giới rồi đưa vào nội địa qua khu vực Lóng Luông, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa. “Hàng” được cất giấu trong rừng, trong hang động, thậm chí cất ngay trong nhà, sau đó dùng người nhà hoặc thuê người vận chuyển theo chuyến. Trên đoạn biên giới từ cửa khẩu Lóng Sập đến khu vực giáp với bản Huổi Hiềng (Lào) khoảng 20km, có 34 đường mòn, đường tắt qua biên giới. Nhưng bọn chúng thường men theo sườn núi cao hiểm trở, vách núi dựng đứng và rừng cây rậm rạp, có đoạn men theo bờ suối vắng vẻ để vận chuyển ma túy trên tuyến đường mòn dưới chân núi Pha Luông thuộc địa bàn xã Chiềng Sơn. Mỗi đêm, có ít nhất từ 2 đến 5 nhóm đối tượng từ trong nội địa vượt biên sang Lào và cũng chừng ấy nhóm từ Lào xâm nhập nội biên, mỗi nhóm từ 3-8 tên, có khi tới 16 tên, hầu hết đều mang theo súng AK, CKC, săm lếch, K54, K59.
Ngày 12-4-2009, tại bản Buốc Pát cũ, giữa mốc G2 và G3 thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, cơ quan chức năng phát hiện một đối tượng trú tại bản Huổi Hiềng, Lào là người dân tộc Mông bị cắt cổ. Qua khám nghiệm hiện trường, phát hiện dòng chữ tiếng Lào viết bằng máu, nghĩa là “Mèo Việt”. Vì vậy trong tháng 5, cơ quan chức năng Lào đã tăng cường kiểm tra người Việt Nam sang và đã điều tra, bắt giữ hai đối tượng người Việt Nam ở bản Suối Thín, Pha Luông thuộc xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, Sơn La nghi liên quan đến vụ giết người trên. Khoảng 11 giờ ngày 10-6-2009 lại phát hiện một đối tượng tự sát bằng súng tại bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn. Kết quả điều tra cho thấy, đối tượng là người Mông Lào được chủ hàng giao nhiệm vụ sang Sơn La đòi tiền hàng. Nhiệm vụ không hoàn thành, biết trước hình phạt của các ông trùm, đối tượng đã phải dùng súng cạc-bin tự sát ngay tại bản.
Pó, Di cùng tang vật vụ án
Trước tình hình phức tạp đó, cuối năm 2009 Bộ đội biên phòng xây dựng kế hoạch “Đánh bắt tội phạm vận chuyển ma túy có vũ trang từ ngoại biên qua xã Chiềng Sơn thuộc địa bàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, Sơn La, thực hiện cách đánh mới với các toán tội phạm ma túy qua biên giới có trang bị vũ khí vào ban đêm trên địa hình rừng núi hiểm trở. Đêm 2-11-2009, hơn 60 cán bộ chiến sĩ của Cục PCMT Bộ đội Biên phòng, Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ, BĐBP tỉnh Sơn La cùng 14 chó nghiệp vụ đã lên đường làm nhiệm vụ. Sau 130km hành quân, đơn vị đến địa điểm tập kết tại ô bàn cờ khu tái định cư, gần khu rừng ma (nơi người Mông chôn cất người chết) dưới chân núi Pha Luông. Đúng lúc này, tổ quan sát nghe tiếng động, phát hiện khoảng 6-7 tên xuất hiện gần đó. Dùng ống nhòm, trinh sát phát hiện sáu đối tượng đeo năm chiếc ba lô căng phồng, trong đó có hai tên vác AK đi giữa và cuối nhóm, hai tên đi đầu lăm lăm súng ngắn trong tư thế sẵn sàng nhả đạn. Khoảng 18 giờ 30, khi bọn chúng đến gần lán ông Của trên vạt ruộng bậc thang, cách nơi mật phục khoảng 500m, bất ngờ có ánh đèn ô tô xuất hiện ở đầu bản. Cả bọn lập tức dừng lại, chuyển hướng đi dọc theo con suối rồi chia làm hai tốp, vòng lên khu rừng ma. Vừa nghe tiếng sột soạt, chúng rọi đèn pin kiểm tra. Phát hiện bị mật phục, tên đi đầu nổ súng chỉ thiên, cả toán bỏ chạy xuống Suối Quang và khu vực rừng sau ruộng bậc thang. Lập tức, đại tá Trần Hùng chỉ huy trận đánh ra lệnh cho các tổ mật phục đồng loạt xuất quân thực hiện phương án 2, ngăn chặn chúng chạy thoát. Kết quả đã bắt được hai đối tượng là Vàng A Dênh (20 tuổi) và Lý A Đùa (17 tuổi, đều trú tại khu Huổi Hiềng, huyện Sốp Bâu, Lào) thu 2 súng ngắn, 1 ba lô mang 24 bánh heroin, 398 viên ma túy tổng hợp (MTTH). Đến khoảng 23 giờ hôm sau, ngày 3-11, tổ cảnh giới đang làm nhiệm vụ tại ngã ba đường mới vào bản Lắc Phương thì phát hiện một toán bốn tên mang theo hai khẩu AK, ba ba lô đi từ hướng bản Muống về theo đường ô tô. Khi lực lượng biên phòng hô “Đứng lại!”, chúng vác súng bắn chỉ thiên rồi lao xuống suối. Một số tên bị thương, nhưng bọn chúng vẫn chạy thoát vào rừng. Vài giờ sau dù khói súng vẫn còn vương khắp rừng, một toán chín tên vẫn từ nội địa luồn qua biên giới sang Lào, chỉ cách đài quan sát của lực lượng đánh án khoảng 700m. Tiến hành phân lô lùng sục, lực lượng biên phòng chỉ phát hiện thêm hai điện thoại di động chúng vứt lại, một đôi giày, một đôi dép. Sau đó, Ban chuyên án đã phối hợp với Công an tỉnh Sơn La tổ chức khám nghiệm hiện trường và mời Công an tỉnh Hủa Phăn, Lào sang cùng điều tra. Kết quả cho thấy, khoảng 12 giờ ngày 2-11-2009 Vàng A Di (25 tuổi, trú tại bản Hôm Phăn, Viêng Xay), Vàng A Sềnh (trú tại Xiềng Khọ), Giàng A Sang (20 tuổi, trú tại bản Hua Khằn, thị xã Sầm Nưa, cùng tỉnh Hủa Phăn, Lào) đi ba xe máy và mang theo năm ba lô, trong đó có hai chiếc màu đen đựng ma túy, tới nhà Lý A Đùa ở bản Muống, sau đó Di bảo Đùa đi gọi Lý A Nhìa (25 tuổi, trú tại Huổi Hiềng, Sốp Bâu, Hủa Phăn) và Vàng A Dênh tới nhà Lý A Hua ở bản Muống, anh họ của Đùa để bàn việc vận chuyển ma túy sang Việt Nam bán. Chúng hứa rằng sẽ trả công nhiều tiền khi bán xong hàng. Vài tiếng sau, cả sáu tên đi xe máy xuống bản Huổi Hiềng cất giấu xe máy rồi đi bộ vượt biên vào Việt Nam. Khi đi, chúng mang theo bốn khẩu súng, ba chiếc ba lô đựng quần áo, cơm nước, một ba lô đựng 24 bánh heroin và 398 viên MTTH, một ba lô có 26 bánh heroin và 200 viên MTTH. Đến khu rừng ma thuộc bản Lắc Phương, Dênh, Đùa bị bắt cùng một ba lô heroin, hai súng ngắn; bốn tên còn lại mang theo AK, K50, một ba lô ma túy chạy vào rừng. Ngày 23-12-2009, phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng mở rộng điều tra, Ban chuyên án đã thu thêm được 26 bánh heroin, bảy viên MTTH và một điện thoại di động.
VẪN CHƯA “HẠ NHIỆT”
Sau trận đánh của Bộ đội Biên phòng, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn có vẻ im ắng được một thời gian. Nhưng cuối năm 2010 và những tháng gần đây, các nhóm vận chuyển ma túy có vũ trang từ Lào xâm nhập qua địa bàn các xã Chiềng Sơn, Chiềng Xuân, sau đó đi tiếp vào Lóng Luông, Vân Hồ của huyện Mộc Châu, Sơn La vẫn diễn ra thường xuyên. Các đối tượng vẫn chủ yếu hoạt động vào ban đêm và tổ chức thành từng toán 3-10 tên, có toán tới 20 tên, ngoài súng ngắn, súng dài các loại còn có cả lựu đạn, vai khoác ba lô đựng ma túy đi theo sườn bắc dãy núi Pha Luông đến địa bàn xã Chiềng Sơn, Chiềng Xuân rồi đi sâu vào nội địa. Sau lần bị mật phục, bắt giữ cả người lẫn hàng, chúng chuyển hướng đi theo các đường vòng tránh an toàn hơn. Anh Doanh và anh Chuẩn, người bản Co Phương, xã Chiềng Sơn, làm nghề đi rừng bẫy thú cho biết các anh thường xuyên gặp những nhóm từ 5-20 người khoác ba lô, mang súng và lựu đạn đi từ Lào về ngồi nghỉ tại một hang đá trong rừng Pha Luông, đợi trời tối mới xuống chân núi rồi vào nội địa. Có lần, họ còn cho các anh thức ăn và giày đi rừng.
Theo CATP
Video đang HOT
KBiz: "Chảo lửa" khắc nghiệt nhất thế giới?
Trước khi có quá nhiều nghệ sỹ trẻ Hàn Quốc tìm tới cái chết chẳng mấy ai lại tin rằng, làng giải trí xứ Hàn lại khắc nghiệt tới như vậy.
Những con số minh chứng "kinh hoàng": Hàng loạt nghệ sỹ trẻ Hàn Quốc tự vẫn
Vào năm 2005, dư luận rất bàng hoàng khi nữ diễn viên hạng A của Chim lửa - Lee Eun Joo tự sát và để lại bức thư tuyệt mệnh với nội dung không thể chịu được sự soi xét của dư luận chỉ vì từng đóng phim có cảnh nóng. Hai năm sau cái chết của Lee Eun Joo, Unee và Jung Da Bin tiếp tục khiến cho khán giả Hàn Quốc sốc khi tự sát tại nhà riêng cũng với lý do tương tự: Trầm cảm và không chịu được sức ép công việc. Ba nghệ sỹ trên đều ra đi khi tuổi đời mới ngoài 20. Dư luận bắt đầu lên tiếng bảo vệ họ và chỉ trích giới truyền thông cùng những cư dân mạng khó tính luôn cố "bới lông tìm vết".
Lee Eun Joo và Jung Da Bin
Những tưởng câu chuyện tự tử sẽ không còn nữa trong Kbiz khi nhiều chuyên gia tâm lý bắt đầu vào cuộc và mổ xẻ mọi vấn đề. Đồng thời yêu cầu cái nhìn thoáng hơn đối với các nghệ sỹ - những người của công chúng.
Nhưng không, từ năm 2008 tới nay, số nghệ sỹ Hàn tự tử còn tăng tới mức độ chóng mặt. Năm 2008 cả châu Á sửng sốt khi ngôi sao hàng đầu của làn sóng Hallyu - Choi Jin Sil tự sát ở tuổi 40. Cùng năm đó, Kbiz chứng kiến sự ra đi của nhiều nghệ sỹ khác như Jang Chae Won, diễn viên kiêm người mẫu Kim Ji Hoo, nam diễn viên Ahn Jae Hwan.
Kim Seok Kyun, Jang Ja Yeon và Da Eul
Năm 2009 tiếp nối danh sách buồn này với sự ra đi vì thất bại trong cuộc vùng vẫy chống lại thế lực ngầm trong làng giải trí của nữ diễn viên 24 tuổi - Jang Ja Yeon; người mẫu Kim Daul cũng chọn giải pháp tự kết liễu cuộc đời ở tuổi 19 vì quá cô đơn; nam diễn viên Kim Seok Gyun tự sát vì quá chán nản với áp lực cuộc sống; Ngôi sao ca nhạc Lee Seo Hyun đã treo cổ chết ngay tại phòng thu. Mới nửa đầu năm 2010, đã có thêm hai nghệ sỹ trẻ nữa tự kết thúc cuộc sống: em trai Choi Jin Sil - diễn viên Choi Jin Young và nam tài tử Park Yong Ha.
Có thể nói rằng, chẳng có đâu có nhiều nghệ sỹ tự tử như ở Hàn Quốc. Ngay cả đất nước Trung Quốc rộng lớn, cả hai chục năm nay chỉ mới xảy ra hai vụ tự tử thương tâm của Ông Mỹ Linh (vì tình) và Trương Quốc Vinh. Liệu tự tử có là "xu hướng" đáng lo ngại của các nghệ sỹ hay chính sự hà khắc của Kbiz mới chính là vấn đề cần quan tâm?
Kbiz: Phải "trả giá" mới mong được nổi tiếng
Nữ diễn viên quá cố Jang Ja Yeon từng để lại nhật ký trong đó có những dòng viết: Để được là diễn viên cô đã trở thành nô lệ tình dục cho nhiều ông lớn. Cô bị họ ngược đãi khi ở trên giường nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng vì sợ và một phần cũng vì đã "đâm lao thì phải theo lao". Cô muốn thoát khỏi họ nhưng cô không thể... Cuộc sống của cô diễn viên trẻ ngoài 20 tuổi cứ thế mà trôi đi trong vô vọng, không phương hướng. Cô tự thu mình và dần trở thành trầm cảm.
Jang Ja Yeon
Sau sự việc của Jang Ja Yeon nhiều nguồn tin cho biết, đây không phải là chuyện hiếm hoi ở làng giải trí xứ củ sâm. Nhiều nghệ sỹ hạng A của ngày hôm nay cũng từng đi theo vết xe đổ của nữ diễn viên này. Không ít nghệ sỹ "ẩn danh" chấp nhận phỏng vấn tâm sự: Họ cũng bị xã hội đen và các công chủ đòi hỏi. Trong một cuộc thăm dò, có tới 19% số nghệ sỹ được hỏi cho biết họ từng là nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục. Nhưng họ bản lĩnh hơn cô để vẫn tồn tại trong môi trường đầy cạnh tranh đó.
Kbiz: Dù nổi tiếng tới đâu cũng chỉ là công cụ kiếm tiền của các công ty quản lý
Sự kiện 3 trong số 5 thành viên của nhóm nhạc nổi tiếng DBSK đệ đơn lên tòa án kiện công ty quản lý SM vì đã lạm dụng sức lao động của họ và ra sức bóc lột các thành viên trong nhóm nhạc vào tháng 8 năm ngoái đã khiến dư luận ngạc nhiên. Khó ai tin được rằng, nhóm nhạc hàng đầu châu Á - DBSK lại là nô lệ cho công ty quản lý trong suốt 13 năm. Theo đó, SM Entertainment và DBKS có tỷ lệ chia chác doanh thu ;à 7:3. Tất nhiên phần nhỏ hơn sẽ được trả cho công sức lao động của cả nhóm nhạc trong khi phần còn lại sẽ do SM "nuốt trọn". DBSK thực sự chỉ là "con gà đẻ trứng vàng" của SM Entertianment.
Đại diện của nhóm đã chia sẻ với báo giới: "Giai đoạn 5 năm kể từ sau khi nhóm bắt đầu khởi nghiệp, các thành viên gần như kiết sức vì lịch trình dầy đặc. Cả ngày họ chỉ được ngủ từ 3 tới 4 tiếng đồng hồ. Công ty SM tự ý thu xếp mọi lịch trình, di chuyển giữa các quốc gia và chẳng cần quan tâm tớ sức khỏe của nghệ sỹ. Nếu muốn phá hủy hợp đồng, họ sẽ bị phạt gấp 2, gầp 3 lần số tiền đã ký kết.".
Sau vụ DBSK, lần giở lại quá khứ cũng đã có không ít nhóm nhạc nổi tiếng nói lời chia tay chỉ vì trục trặc với công ty quản lý.
Với phong cách vừa quay phim vừa phát sóng, đa số các nữ diễn viên trẻ của xứ củ sâm đều phải khó thở trước guồng quay công việc vội vã. Một điều khác hẳn với nền công nghiệp truyền hình điện ảnh ở các quốc gia khác. Moon Geun Young từ một cô gái bầu bĩnh đáng yêu đã trở nên tụt dốc thảm hại với thân hình cò hương và căn bệnh viêm gan A do lao lực. Goo Hye Sun trong thời gian đóng BOF cũng gặp vấn đề về sức khỏe khi thức trắng nhiều đêm và bị tai nạn xe hơi nhưng cô cũng chỉ được nghỉ ngơi 1 tuần. Nhiều khán giả còn xót xa khi thấy Goo Hye Sun xuất hiện trong cả một tập phim chỉ với vài ba câu thoại do vẫn đang bị rách môi.
Nữ diễn viên nổi tiếng Jang Jin Young từng chịu đựng nhiều cơn đau dạ dày cấp tính khi quay phim. Cô cũng không có thời gian để đi khám bệnh. Chỉ tới khi sức khỏe quá suy sụp mới nghỉ ngơi để nhập viện. Công ty quản lý giấu nhẹm chuyện này cho tới khi nữ diễn viên Jang Jin Young tự lên báo và tuyên bố: bị mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Cô qua đời 1 năm sau khi phát hiện ra bệnh tật. Khi đó, Jang Jin Young mới 35 tuổi.
Kbiz: Dư luận quá khe khắt - bất hạnh gia đình cũng là cái tội
Thất bại hôn nhân của Choi Jin Sil với người chồng vũ phu khiến dư luận thay đổi cái nhìn về diễn viên của Ước mơ vươn tới một ngôi sao. Choi Jin Sil từng bị chồng đánh đấp, sẵn sàng một mình nuôi con sau ly hôn nhưng các nhà sản xuất lớn lại quay đầu với cô. Thậm chí một số công ty quảng cáo còn kiện cô vì tội làm ô danh thương hiệu của họ. Choi Jin Sil chỉ biết nén nhịn chịu đựng trong 7 năm trước khi treo cổ tại nhà riêng. Chae Rim chia tay với chồng quá nhanh chóng sau khi kết hôn khiến nhiều bà nội trợ xứ Hàn lên tiếng chỉ trích là cô gái không biết quan tâm cho gia đình.
Vô vàn lý do khiến các nghệ sỹ dần trở thành nạn nhân của mắc căn bệnh trầm cảm nặng do phải chịu quá nhiều áp lực, gặp khó khăn trong công việc, dính tin đồn bôi nhọ danh dự, bị gửi thư đe dọa. Có tới 40% số nghệ sỹ được hỏi trả lời họ bị mắc bệnh trầm cảm và có nghĩ tới chuyện tự tử. Trong số đó, không ít người thực sự đã chọn cách giải quyết cực đoan để bảo vệ danh dự của mình.
Theo PLXH
"Đốt mình" giữa nắng nóng Sài Gòn TPHCM đang như "chảo lửa", chỉ khi có việc thật cần, người dân mới đành phải "ló" ra đường cùng khẩu trang, bao tay kín mít. Thế nhưng, nhiều người vẫn phải "đốt mình" hàng ngày, hàng giờ giữa cái nắng đổ lửa đó. Người bán dạo phải "đội nắng" đi khắp các ngả đường. Người bán hàng ở vỉa hè, nếu cứ...