Cháo giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Trong cuộc sống hiện đại, hệ tiêu hóa của con người rất dễ bị quá tải do chế độ sinh hoạt hàng ngày, lúc thì quá no, lúc lại quá đói.
Thêm vào đó, các loại thực phẩm, đồ ăn, nước uống còn ẩn chứa nhiều hiểm nguy như: thuốc trừ sâu, lạm dụng hóa chất bảo quản, chất tạo màu, mùi và vị. Ngoài ra việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh dài ngày sẽ dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tất cả các nguyên nhân trên khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Ngoài việc dùng thuốc, chúng tôi xin giới thiệu những món ăn bổ dưỡng giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Cháo thịt dê, cao lương: Thịt dê 100g, gạo cao lương 100g, muối ăn vừa đủ. Thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch, nước 1 lít nấu loãng cho chút muối ăn ngày 2-3 lần mỗi lần 1 bát. Dùng cho các chứng bệnh tỳ, vị hư nhược, rối loạn tiêu hoá.
Cháo cá diếc, táo đỏ: Cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lức 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ. Cá diếc làm vẩy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, cho muối vừa đủ là được. Dùng cho các chứng bụng lạnh đau do tràng vị bất hoà, chống nôn mửa, chân tay phù thũng…. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. không nên ăn các thức ăn sống nguội lạnh.
Cháo ca la thầu: Ca la thầu 50g, thịt dê chín 50g, hành lá 5g, gừng lá 5g, muối tinh 2g, mì chính 2g, dầu thơm 25g, gạo nếp 100g. Ca la thầu rửa sạch cắt vụn, thịt dê chín cũng thái vụn, sau đó cho dầu ăn vào xào qua ca la thầu, thịt dê cho thơm, cho 1 lít nước và gạo nếp đãi sạch vào, ban đầu lửa to đun sôi, sau lửa nhỏ nấu đến khi hạt gạo nở ra lại cho tiếp hành, gừng, muối vừa đủ đun qua là được. Dùng cho chứng ăn không tiêu, bụng lạnh đau, tiêu khát, hoàng đản…. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Video đang HOT
Cháo cala thầu.
Cháo ngưu đỗ (bao tử trâu, bò), song nha:
Ngưu đỗ (bao tử bò) 100g, cốc nha 30g, mạch nha 30g, mề gà 100g, gạo lức 50g, muối ăn vừa đủ. Ngưu đỗ rửa sạch, cắt quân cờ, cốc nha, mạch nha, mề gà cho vào túi vải, cho tiếp gạo lức đãi sạch, cùng ngưu đỗ, túi vải vào nồi, đổ nước nấu chín nhừ, cho gia vị là dùng được. Dùng cho các chứng rối loạn chức năng tiêu hoá và chứng cam tích… Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Cháo bát bảo: Khiếm thực 6g, sơn dược 6g, phục linh 6g, liên nhục 6g, nhân ý dĩ 6g, bạch biển đậu 6g, đẳng sâm 6g, bạch truật 6g, gạo lức 150g. Lấy 8 vị thuốc đầu rửa sạch, cho nước nấu khoảng 40 phút, bỏ bã lấy nước, cho gạo lức đãi sạch vào nước thuốc, nấu đến khi được cháo, cho gia vị vào dùng. Dùng cho các chứng bệnh hấp thu kém do tỳ vị hư nhược. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Cháo lá lách, bao tử lợn, cà rốt: Lá lách 100g, bao tử lợn chín 50g, cà rốt 100g, rượu vang 5g, dầu ăn 25g, bột hồ tiêu 2g, hành lá 5g, gừng 5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Lá lách, bao tử lợn và cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ hạt lựu, cho dầu ăn vào nồi, cho lá lách, bao tử lợn, cà rốt vào xào qua, cho rượu vang vào, cho tiếp 1 lít nước, gia vị, hành gừng, gạo lức đãi sạch vào rồi nấu cháo, cháo chín cho bột tiêu vào là được. Dùng cho các chứng tỳ vị khí hư, rối loạn tiêu hoá. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Cháo thần khúc: Thần khúc 10-16g, gạo lức 100g. Thần khúc giã nát, cho 200ml nước nấu còn 100ml nước, bỏ bã lấy nước, cho gạo lức đãi sạch vào với 600ml nước nấu cháo loãng. Dùng cho các chứng bệnh rối loạn tiêu hoá, ăn tích khó tiêu, đại tiện nước lỏng và người cảm mạo phong hàn. Ngày 1 bát, chia ăn hai bữa sáng tối.
Cháo quả sung: Sung quả 50g, đường phèn 100g, gạo lức 100g. Sung rửa sạch, cắt nhỏ, cho gạo lức đãi sạch vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, cho sung và đường phèn vào nấu cháo. Dùng cho các chứng bệnh không muốn ăn, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột, kiết lỵ. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Cháo phật thủ, đường phèn: Phật thủ 15g, đường phèn 15g, gạo lức 100g. Phật thủ rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước, sau đó cho gạo lức đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo. Dùng cho chứng người già dạ dày yếu, không thích ăn, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa khó chịu. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
Theo SK&ĐS
3 loại hoa quả không nên ăn
Theo các chuyên gia, ngoài lý do từ hóa chất bảo quản, hoa quả bị thối rữa còn do nấm mốc.
Quả càng ngọt càng dễ hỏng
Đối với các loại hoa quả ngọt đậm như lê, xoài và các loại dưa... khi bị thối một chỗ nào đó trên quả sẽ rất nhanh chóng nhiễm khuẩn cả quả. Còn các loại quả có độ chát, ít đường thì vi khuẩn ít xâm nhập hơn.
Nguyên nhân là do các loại quả nhiều đường giúp vi khuẩn lan ra nhanh, còn quả chát có nhiều tananh sẽ ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào quả. Lúc này hoa quả thường bị chua, lên men sau đó chuyển sang thối rữa. Nếu người không biết ăn phải sẽ cảm thấy rất khó chịu. Tốt nhất khi hoa quả không còn giữ được mùi vị ban đầu nên bỏ đi.
Theo các chuyên gia, có nhiều con đường khác nhau để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong quả gây thối rữa, trong khi ở bên ngoài quả nhìn vẫn rất tươi ngon.
Với những loại quả như ổi, đậu đũa, mướp đắng hay các loại dưa... các loài côn trùng, bướm có thể trích hút hoặc đẻ trứng vào trong quả qua những lỗ chích nhỏ li ti mà mắt thường khó phát hiện được. Do vậy, bên ngoài hoa quả trông vẫn ngon nhưng bên trong đã bị thối nát, thậm chí có dòi, có sâu do vi khuẩn tấn công.
Hóa chất không kéo dài "tuổi thọ" cho hoa quả
Các loại quả như lê, táo rất nhanh hỏng và dễ bị dập nát nên các nhà sản xuất thường phải sử dụng chất bảo quản.
Tuy vậy, hóa chất bảo quản cũng chỉ giữ được cho mã quả đẹp và tươi ngon, còn bên trong lõi quả vẫn có nguy cơ bị thối hỏng. Sau thu hoạch hoa quả chỉ để được một thời gian nhất định.
Việc sử dụng hóa chất bảo quản chỉ có tác dụng "đánh lừa" bên ngoài còn bên trong nếu để quá lâu ngày, quá trình tự hoại sẽ bắt đầu, thành phần tinh bột trong quả sẽ bị phân hủy, không còn nguyên vẹn chất lượng và giá trị dinh dưỡng như khi mới thu hoạch nữa. Đây cũng chính là thời điểm quá trình tự hoại làm phát sinh vi khuẩn, tấn công làm thối rữa quả từ bên trong.
Không nên ăn hoa quả đã bị dập nát
Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin quan trọng, cung cấp nước, chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên ăn những loại hoa quả còn tươi, sạch, không dập nát.
Nếu hoa quả thối vỏ, một chỗ nào đó mà nguyên nhân dập nát do quá trình vận chuyển, với những chỗ bị dập đó chỉ cần cắt bỏ đi, ăn những nơi chưa bị dập hỏng không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với các loại quả có dấu hiệu bị chuột cắn vào thì không nên tiếc của mà cần vứt bỏ cả quả để tránh nhiễm trùng bệnh từ các vi khuẩn và ký sinh trùng được truyền từ chuột.
Với những loại quả khi phát hiện dập thối bên trong, nên vứt bỏ ngay, dù những chỗ hỏng chưa lan ra khắp quả. Bởi vì đó là dấu hiệu cho thấy hoa quả này đã được sử dụng chất bảo quản với thời gian quá lâu, sẽ không tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Theo PLXH
10 món ăn trị đau bụng mạn tính Đau bụng mạn có nhiều nguyên nhân khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay nôn, chân tay phù, đau bụng do viêm dạ dày, đau bụng do tỳ vị hư hàn. Đau bụng mạn có nhiều nguyên nhân khác nhau thể hiện bằng nhiều hình thái khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay...