Chào EURO 2012, người đẹp Vy Oanh biểu diễn bên trái bóng
Người đẹp Vy Oanh có những pha tâng bóng đẹp mắt cứ như một cầu thủ chuyên nghiệp.
Người đẹp Vy Oanh đã có một cuộc “đọ sức” bóng đá với một chàng trai ngoại quốc. Cả hai cùng mặc trang phục cổ vũ cho ĐT Đức.
Đức là đội bóng giàu thành tích nhất EURO và luôn là ứng cử viên sáng giá nhất trước mỗi giải VĐ châu Âu. Kì EURO lần này, đội bóng đến từ Đất nước của những thương hiệu xe hàng đầu thế giới sẽ phải vượt qua rất nhiều khó khăn trên con đường đến với chiến thắng cuối cùng.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sóng thần tràn vào Địa Trung Hải
-Khi đó, hẳn I-ta-li-a sẽ khiếp đảm trước thảm họa kép động đất và sóng thần. Nhưng bây giờ, khi EURO 2012 đã khởi tranh, người hâm mộ bóng đá đất nước hình chiếc ủng cũng đang lo lắng khi đội tuyển quốc gia phải đối mặt với thảm họa kép khác: Bán độ ở Serie A và bị loại ngay từ vòng bảng EURO 2012.
Trên lý thuyết, bất kỳ VCK EURO hay World Cup nào, đội bóng thiên thanh luôn được coi là ứng cử viên vô địch. Dù muốn hay không I-ta-li-a, chứ không phải Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, mới ứng viên vô địch sáng giá sau Đức, tượng đài của bóng đá châu Âu.
4 năm qua, Tây Ban Nha là thế lực trỗi dậy mạnh mẽ bên kia bán đảo I-bê-ri-a với chức vô địch EURO 2008 và World Cup 2010. Tây Ban Nha tuy mạnh, nhưng bảo hạ gục được I-ta-li-a ở EURO 2012 thì thầy trò HLV Đen Bốt-xkê không dám chắc. Gì chứ chỉ cần Piếc-lô tỏa sáng, tung ra đường chuyền chọc khe tinh tế ở như ở World Cup 2006 trên đất Đức thì hàng thủ nào chịu nổi. Vấn đề là Serie A vừa dính vào xì-căng-đan bán độ (đúng ra thì từ chục năm trở lại đây), đến nỗi các quan chức chính phủ cũng khuyên nên hoãn lại giải Serie A từ 2 đến 3 năm. Tất nhiên đó là động tác mang tính mị dân là chính chứ đời nào ai lại hoãn giải vô địch quốc gia cũng như cấm đội tuyển quốc gia tranh tài trên đất Ba Lan và U-crai-na. Giả sử Piếc-lô và đồng đội vô địch EURO 2012, thi dân I-ta-li-a hết thảy lại quên đi nghi án bán độ của một số cầu thủ từng được gọi vào đội tuyển quốc gia lẫn việc thủ môn Bút-phôn nhận quà biếu hàng chục chiếc đồng hồ đeo tay trị giá cả trăm nghìn ơ-rô.
Ba-lô-te-li và đồng đội thất vọng trước trận giao hữu thua Nga 0-3. Ảnh: Getty
Ở I-ta-li-a, bóng đá là một thứ tôn giáo. Ngay cả Va-ti-căng, cũng phải có một đội bóng của riêng mình. Gặp khủng hoảng chính trị, các chính trị gia ngay lập tức bám lấy đội tuyển quốc gia và các đội bóng ở Seria A, coi đó như là thang thuốc chữa được bách bệnh. Ở I-ta-li-a, dân chúng chỉ có hai niềm đam mê, bóng đá và đua xe mô-tô. Nay tay đua Va-len-ti-nô Rốt-xi đã khủng hoảng phong độ, muốn hay không, dân I-ta-li-a cũng phải quay sang ủng hộ đội nhà ở EURO 2012. Vậy thì đó chẳng phải là thang thuốc bổ giúp chính phủ nước này tạm thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
Tây Ban Nha cũng khủng hoảng kinh tế không kém. Ma-đrít đâu còn hào nhoáng, Barcelona không còn đầy nắng và gió đâu đó là tiếng kêu than của dân đen đói ăn nơi phố vắng và bến tàu điện ngầm.
Chỉ có chức vô địch EURO mới có thể giúp kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng trở lại. Nhưng Đức, Pháp, và chính I-ta-li-a cũng đang mong điều thần kỳ đó.
Xét trong tương quan bảng C thì Tây Ban Nha lấn lướt I-ta-li-a trong 15 năm trở lại đây. Crô-a-ti-a là đối thủ mà I-ta-li-a ngại nhất. Đội bóng Đông Âu này không gây tiếng vang lớn nhưng I-ta-li-a cứ gặp là thua. 5 trận đấu gần đây giữa hai đội thì I-ta-li-a chỉ hòa 2, thua 3.
Trong bảng C, đội Ai-len có lẽ không đọ được ai. I-ta-li-a thì khủng hoảng nên Crô-a-ti-a và Tây Ban Nha là hai đội có nhiều khả năng lọt vào vòng tứ kết.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Euro 2012: Một tỷ người chứ đâu chỉ riêng ai? Trái bóng Euro 2012 chuẩn bị lăn trên đất Ba Lan và Ukraine. Cuốn theo nó là hàng triệu con tim thổn thức, cũng là ngần ấy tâm trạng ái, ố, hỉ, nộ...trên khắp hành tinh. Cuộc sống có thể còn những khó khăn nhưng có hề chi, tất cả đều có thể tạm gác lại trong gần một tháng cầu trường rực...