Cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm an toàn, ngon miệng
Các món cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm theo truyền thống nên được chú ý về lượng ăn, độ thô nhuyễn, hương vị, thực phẩm dễ tiêu… để bé hứng thú với việc ăn uống.
Hiện nay các mẹ có nhiều lựa chọn về phương pháp và thực đơn cho trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, song phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn được nhiều mẹ lựa chọn hơn cả vì sự thuận tiện, đủ dinh dưỡng và hình thành cho trẻ khẩu vị gia đình.
Ăn dặm truyền thống chủ yếu dựa trên việc tập cho trẻ ăn các món cháo nấu cùng thực phẩm tươi ngon, đủ các nhóm dinh dưỡng như đường bột, đạm, chất xơ, vitamin…
Với phương pháp này, các mẹ tập cho trẻ ăn từ ít tới nhiều, dần dần nâng cao khẩu vị qua việc đa dạng hóa các loại thực phẩm. Ban đầu nên là các món cháo dễ tiêu như: cháo trắng, cháo rau củ, cháo thịt, cháo tôm… Các loại thực phẩm khó tiêu hơn như trứng, thịt đỏ, cá nên cho trẻ ăn khi quá trình ăn dặm đã thuần thục. Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn thêm mắm, muối vì theo các chuyên gia việc này dễ làm tổn thương chức năng thận của trẻ.
Cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm vô cùng quan trọng vì liên quan tới hứng thú ăn uống của trẻ sau này (ảnh minh họa)
5 món cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm:
1. Cháo trắng
Cháo trắng là sự lựa chọn đầu tiên của thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Chuyển từ bú mẹ, uống sữa công thức sang ăn cháo là một sự thay đổi lớn đối với thói quen ăn uống của trẻ. Vì vậy, món cháo trắng với vị nhạt, mát, hương vị đơn thuần của gạo sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi với việc ăn dặm hơn.
Cháo trắng cho bé bắt đầu ăn dặm.
Video đang HOT
Mẹ chỉ cần chuẩn bị gạo tẻ ngon để ninh nhừ thành cháo. Sau đó, mẹ xay nhuyễn hoặc rây mịn để cho bé ăn. Độ đặc của cháo chỉ nên đặc hơn sữa một chút để trẻ quen dần với độ thô thức ăn.
Mẹ nên cho trẻ ăn một vài thìa và quan sát mức độ hứng thú của trẻ, đừng ham ép con ăn nhiều trong lần đầu tiên.
Mặc dù ăn dặm truyền thống có thể bắt đầu bằng món bột gạo nhưng cháo trắng có ưu điểm là đảm bảo gạo chín nhừ, nhuyễn, dễ tiêu đối với hệ tiêu hóa nơn nớt của trẻ.
Với trẻ bắt đầu ăn dặm, mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn cháo 1 bữa, Mẹ có thể linh hoạt cho trẻ ăn một vài bữa hoặc 1 tuần cháo trắng, thêm vài giọt dầu ăn tùy theo mức độ thích ứng tiêu hóa của con.
2. Cháo rau củ
Cháo rau củ là món cháo thứ 2 mẹ nên cho con tập ăn. Các loại rau củ như khoai tây, khoai lang, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, rau ngót, củ dền, bông cải xanh, rau cải bó xôi… sẽ kích thích vị giác của trẻ bằng những hương vị riêng.
Cháo cà rốt kích thích vị giác của trẻ ăn dặm.
Công thức nấu cháo cà rốt: Nguyên liệu cần 2 thìa cháo trắng loãng khoảng 30ml, 1 thìa cà rốt hấp chín nghiền nhuyễn, dầu ăn cho trẻ. Mẹ chỉ cần cho cháo trắng cùng cà rốt qua rây tán nhuyễn vào nhau, thêm vài giọt dầu ăn vào bước cuối cùng rồi trộn đều cho trẻ dùng.
3. Cháo thịt lợn
Thịt lợn thường được các mẹ lựa chọn đầu tiên cho trẻ tập ăn dặm vì lành tính, dễ tiêu. Với bé 6 tháng tuổi, phần thịt lợn nên lựa chọn là thịt thăn vì giàu dinh dưỡng và rất mịn khi xay nhuyễn.
Cháo thịt lợn rau ngót rất lành cho bé ăn dặm.
Cháo thịt lợn có thể kết hợp được với hầu hết các loại rau củ. Mẹ có thể nấu cháo thịt lợn bí đỏ như sau: Chuẩn bị 2 thìa cháo trắng chín nhuyễn tương đương 30g, thịt thăn 10-15g, bí đỏ 15g và dầu ăn. Thịt lợn xay nhuyễn, bí đỏ hấp chín tán nhuyễn.
Bắc nồi lên bếp, cho cháo trắng, thịt thăn, bí đỏ vào đảo đều, đun sôi. Tùy theo độ đặc của cháo mà có thể thêm nước lọc hoặc không. Cháo chín múc ra bát, thêm dầu ăn và trộn đều để cho trẻ dùng.
5. Cháo thịt gà
Thịt gà thuộc nhóm thịt trắng, lành tính, vị ngọt rất thích hợp cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Các mẹ chú ý nên bắt đầu cho con ăn bằng phần thịt ức gà, vì phần thịt này mềm và giàu dinh dưỡng.
Cháo thịt gà cho bé có thể nấu cùng các loại rau củ như cà rốt, rau ngót, ngô ngọt, bí đỏ, nấm, bông cải xanh, đậu hà lan… để tăng hương vị.
Cháo thịt gà thơm ngon cho quá trình ăn dặm thêm hứng thú.
5. Cháo tôm
Mặc dù các loại tôm đồng rất giàu canxi nhưng với trẻ 6 tháng tuổi thì nên thử ăn tôm biển, tôm sú từ ít tới nhiều để xem trẻ có bị dị ứng với nhóm thực phẩm này không.
Tôm nên được hấp hoặc luộc qua, bóc vỏ sạch sẽ trước khi xay nhuyễn để nấu cháo cho trẻ.
Cháo tôm củ dền vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Cháo tôm có thể nấu với rau củ như rau ngót, mồng tơi, mước, cà rốt, đậu hà lan… Vị ngọt của tôm thường khiến các bé thích thú ngay từ lần thử đầu tiên.
Cháo trắng ca la thầu
Hải Phòng có rất nhiều món cháo ngon, trong đó cháo trắng ca la thầu là một trong những món gây ấn tượng cho du khách bởi vị ngon đặc trưng. Đây là món ăn của người Hoa và nếu lần đầu thưởng thức,
không ít người ngạc nhiên bởi có nhiều món ăn kèm theo được làm khá cầu kỳ. Bên cạnh tô cháo trắng, còn có 4 món, gồm: củ cải thái phơi khô rồi xào (gọi là ca la thầu), cá thu phơi một nắng chiên lên, dưa cải muối xào với cà chua, sau cùng là trứng vịt muối.
Ảnh: Lệ Thu
Cháo nấu gạo trắng, kèm thêm một chút gạo nếp, nấu nhuyễn. Múc một chén cháo trắng, bạn có thể chọn món ăn kèm mình thích hoặc hợp khẩu vị. Cháo trắng ăn kèm vị chua của dưa cải; vị ngon và dai của cá thu một nắng; vị mặn, bùi của trứng vịt muối hay vị giòn sần sật của ca la thầu tạo nên cảm giác ngon, lạ và hấp dẫn.
Theo Cantho.
Ăn cháo hợp nhất vào mùa nào? Nếu bảo cháo là món ăn mùa đông thì vừa đúng vừa không đúng, vì ngay cả giữa hè nóng nực thì nhiều hàng cháo vẫn đông khách. Cháo có nhiều "phiên bản", có loại ăn nóng, có thứ ăn nguội, và nếu lên một danh sách thực đơn các món cháo chẳng biết bao nhiêu mà kể. Những hàng cháo nổi tiếng...