Cháo cá bầu rau đắng Củ Chi
Hai tô cháo cá bầu đem lại bàn. Hỏi bà chủ mới biết cháo cá bầu là khi nấu nồi cháo đã nhừ vừa ăn thì cho bầu xắt nhỏ vào nấu tiếp đến khi bầu chín, nên gọi là “cháo cá bầu”. Thì ra bầu là trái bầu.
Gọi đầu cá thì tô cháo không và đầu cá lóc để dĩa riêng – Ảnh: N.C.T.
Hôm về Củ Chi, đi đường Hương Lộ 2, bà xã tôi nói thôi sẵn đường đi luôn lên Trảng Bàng, Tây Ninh.
Đường Hương Lộ 2 chạy song song với quốc lộ 22 hay còn gọi là đường xuyên Á, từ Củ Chi lên đến Trảng Bàng phải tránh doanh trại quân đội có tên gọi thời trước 1975 là “căn cứ Đồng Dù” hay “căn cứ Củ Chi” thuộc tỉnh Hậu Nghĩa cũ.
Do vậy, đi đường Hương Lộ 2 Củ Chi, khi đến ngã ba tỉnh lộ 8 phải đi vòng theo đường bờ rào của doanh trại quân đội rồi mới trở lại đường Hương Lộ 2.
Một trong những quán cháo cá lóc bầu rau đắng được nhiều khách ghé ăn trên đường Hương Lộ 2, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TP.HCM – Ảnh: N.C.T.
Lúc tới ấp Trảng Lắm, từ ngã ba đường Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi vào, đến ngã tư Xóm Mới, thuộc xã Trung Lập Hạ có nhiều hàng quán dựng bảng ngoài lề đường mời gọi món “ Cháo cá bầu rau đắng”.
Tôi thấy món ăn lạ, bà xã tôi là dân Củ Chi mà nói lần đầu tiên mới thấy, nên ghé ăn cho biết.
Quán cháo cá bầu rau đắng nào cũng có người ngồi ăn. Tôi tấp xe vào một quán có nhiều xe gắn máy và xe tải đậu phía trước, kinh nghiệm chọn quán ăn khi đi đường dài.
Trong quán có nhiều người ngồi ăn và nhiều người đứng chờ mua mang về.
Bà xã tôi gọi 2 tô cháo cá. Tôi thấy cái đầu cá lóc hấp dẫn nên hỏi, cô chủ quán nói đầu cá lóc phải gọi riêng.
Tô cá lóc bầu thường có 3 khứa cá cùng với dĩa rau đắng, giá sống và các món gia vị hấp dẫn – Ảnh: N.C.T.
Hai tô cháo cá bầu đem lại bàn. Hỏi bà chủ mới biết cháo cá bầu là khi nấu nồi cháo đã nhừ vừa ăn thì cho bầu xắt nhỏ vào nấu tiếp đến khi bầu chín, nên gọi là “cháo cá bầu”. Thì ra bầu là trái bầu.
Tô cháo cá bình thường có 3 khứa cá hay 1 khứa cá và 1 đuôi cá, còn gọi đầu cá thì tô cháo không, còn đầu cá lóc để dĩa riêng.
Trên bàn có dĩa rau đắng và giá sống cùng nhiều món gia vị hấp dẫn như hũ tương hột, tô đậu phộng rang, dĩa chanh ớt với gừng tươi và chai nước mắm trong.
Bà xã tôi cũng như nhiều người khách khác, sau khi ăn đều khen tô cháo cá lóc bầu Củ Chi ngon không thua kém cháo cá lóc rau đắng ở các quán dọc quốc lộ 1A từ Long An xuống Tiền Giang.
Video đang HOT
Con gái của bà chủ quán tên Cẩm Linh giờ thay mẹ đứng bán – Ảnh: N.C.T.
Ghé ăn riết quán cháo cá lóc bầu này thành thân quen. Tuần rồi chúng tôi về ghé ăn, bà chủ nói: “Tôi nay lớn tuổi rồi nên giao quán cho con gái làm chủ, đứng bán.
Con gái tên là Cẩm Linh nên sắp tới đặt tên quán là “Cháo cá bầu rau đắng Cẩm Linh”. Lâu nay quán chưa có tên vì khách quen ở Củ Chi, nay phải có tên để nhiều khách mới ở Sài Gòn lên biết quán dễ tìm”.
4 cách nấu cháo cho bé ngon miệng đầy đủ dưỡng chất
Cách nấu cháo cho bé sao cho ngon miệng, hấp dẫn giúp kích thích vị giác luôn là vấn đề khiến các mẹ phải đau đầu suy nghĩ.
Không chỉ dừng ở đó, cháo còn phải bảo đảm dinh dưỡng vì dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sự phát triển mỗi ngày của bé. Giúp mẹ có thêm phương án giảm bớt nỗi băn khoăn này, 4 cách nấu cháo thơm ngon và bổ dưỡng dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời mà mẹ không thể bỏ qua.
Cháo là món ăn chính hàng ngày giúp bé có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện - Ảnh Internet
1. Cách nấu cháo cá lóc cho bé
Nguyên liệu
300g cá lóc
25g gạo tẻ
25g gạo nếp
Gia vị: muối và nước mắm (tùy theo độ tuổi ăn của bé)
Thực hiện
- Cá lóc được mua về, cạo bỏ lớp vảy, làm sạch, rửa lại với nước và cho vào nồi luộc chín. Khi cá đã chín mềm thì bạn lấy ra, để nguội rồi gỡ thịt cá đem ướp với một chút muối nước mắm. Phần xương cá được giã nhỏ hoặc xay nhuyễn, thêm 300ml nước, lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
Cá lóc làm sạch, luộc chín và gỡ lấy thịt cá - Ảnh Internet
- Tiếp theo, chị em vo sạch gạo nếp, gạo tẻ đã được ngâm trước đó 30 phút rồi cho vào nồi cùng với nước xương cá đã lọc, ninh nhừ. Khi cháo đã chín mềm thì cho thêm thịt cá lóc vào, khuấy đều cho đến khi cháo sôi trở lại. Cuối cùng, bạn múc cháo cá lóc ra chén, cho bé ăn khi cháo ấm, tránh cho ăn khi cháo nóng vì sẽ làm bé bị đau.
Cháo cá lóc ngọt mềm, dễ ăn - Ảnh Internet
2. Cách nấu cháo bí đỏ thịt gà cho bé
Nguyên liệu
50g thịt gà
80g gạo tẻ
50g bí đỏ
Gia vị: đường và muối (tùy theo độ tuổi ăn của bé), dầu ăn dinh dưỡng, nước dùng, rau thơm
Thực hiện
- Thịt gà được mua về, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín mềm. Sau đó, chị em lấy thịt ra, để nguội và xé sợi nhỏ. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cho vào nồi hấp chín và tán nhuyễn.
- Gạo tẻ được vo sạch, ngâm với nước khoảng 10 phút cho mềm rồi cho vào nồi nấu chín. Rau thơm nhặt rửa sạch, để ráo, băm càng nhỏ càng tốt.
Thịt gà rửa sạch, luộc chín và xé sợi nhỏ - Ảnh Internet
- Khi cháo đã chín nhừ, chị em cho bí đỏ, thịt gà vào hầm tiếp. Sau đó, cho một ít gia vị phù hợp với khẩu vị của bé. Điều cần lưu ý lúc này là đồ ăn của trẻ nhỏ thường không đậm vị như của người lớn nên chị em không nêm nếm quá nhiều gia vị, không nêm như khẩu vị của người lớn sẽ khiến món ăn bị mặn không tốt cho trẻ.
- Cuối cùng, bạn múc cháo bí đỏ thịt gà ra chén, trộn đều với dầu ăn dinh dưỡng, rắc thêm chút rau thơm và cho bé dùng khi còn ấm. Nếu bé không thích rau thơm thì tốt nhất là bạn đừng cho loại rau này vào.
Cháo bí đỏ thịt gà giúp bé tăng cân hiệu quả - Ảnh Internet
3. Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé
Nguyên liệu
100g gạo nếp và gạo tẻ
200g tôm
200g bí đỏ
250ml nước
Gia vị: nước mắm và muối (tùy theo độ tuổi ăn của bé), hành khô, dầu ăn dinh dưỡng
Thực hiện
- Gạo nếp, gạo tẻ được vo sạch, đem ngâm với nước khoảng 30 phút cho gạo mềm. Bí đỏ được gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc nhỏ hoặc băm nhuyễn.
- Tôm cắt bỏ đầu, đuôi, râu rồi đem rửa sạch, luộc qua nước sôi rồi vớt ra, bóc vỏ, rút chỉ đen, băm hoặc xay nhuyễn.
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và thái khúc nhỏ - Ảnh Internet
- Bắc một nồi nước lên bếp sao cho vừa đủ ăn, đổ gạo cùng bí đỏ vào, đun với lửa nhỏ để gạo, bí được chín nhừ. Trong quá trình đun có thể thêm nước nếu thấy cháo hơi đặc.
- Sau đó, thịt tôm được cho vào nồi, khuấy đều cho tới khi tôm chín, nêm nếm một chút nước mắm, cho vừa với khẩu vị của bé. Cuối cùng, múc cháo ra chén, cho bé dùng khi còn ấm.
Cháo tôm bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng - Ảnh Internet
4. Cách nấu cháo thịt bò cà rốt cho bé
Dường như trong thực đơn của trẻ, cà rốt là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất. Ngay từ lúc ăn dặm, trong các cách nấu cháo cho bé 6 tháng , cà rốt đã được ưu ái sử dụng vì giàu vitamin A lại ngon ngọt tự nhiên, khiến trẻ thích thú với món ăn hơn. Khi lớn hơn, vị ngon của cà rốt vẫn nằm trong top những thực phẩm dễ chinh phục trẻ hơn cả. Và khi kết hợp với thịt bò, sự hòa quyện tuyệt vời này không chỉ khiến các bé thích cà rốt hào hứng với món ăn, mà còn dễ dàng phân tán cả sự chú ý của những bé không thích thịt bò.
Nguyên liệu
30g thịt thăn bò
30g cà rốt
50g gạo tẻ
1 - 2 miếng nhỏ phô mai
Hành khô
Gia vị: muối và nước mắm (tùy theo độ tuổi của bé), hạt nêm dành cho bé.
Thực hiện
- Thịt thăn bò được rửa sạch, để ráo, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
- Bạn bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào rồi phi thơm hành băm. Sau đó, trút phần thịt bò vào xào sơ, nêm thêm chút nước mắm, hạt nêm, đảo đều tay rồi tắt bếp.
Thịt bò rửa sạch, xay nhuyễn - Ảnh Internet
- Gạo tẻ được vo sạch, cho vào nồi nấu nhừ với nước, thêm cà rốt vào, đun khoảng 5 - 7 phút. Khi cháo cà rốt đã sánh mịn thì cho thêm thịt bò vào, khuấy đều, nêm nếm lại gia vị cho vừa với khẩu vị của bé, tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn múc cháo thịt bò cà rốt ra bát, cho thêm phô mai đánh tan để tăng hương vị cho cháo. Khi món ăn bớt nóng thì cho bé ăn.
Cháo thịt bò cà rốt với màu sắc hấp dẫn sẽ giúp kích thích vị giác của bé - Ảnh Internet
Hy vọng với 4 cách nấu cháo cho bé đơn giản và hữu ích trên thì các mẹ có thể thay đổi thực đơn hàng ngày thêm phong phú, hấp dẫn cho con. Cháo được xem là thực đơn dinh dưỡng chính của trẻ nhỏ vì khá bổ dưỡng và dễ ăn. Nhờ sự khéo léo và linh động thay đổi thực đơn có khoa học của mẹ, chắc chắn bé sẽ ăn ngon miệng hơn, có sức khỏe tốt và phát triển trí não toàn diện.
Và nếu bé nhà mẹ đã lớn hơn và mẹ thỉnh thoảng vẫn muốn thay đổi thực đơn cho bé bằng một vài món cháo dinh dưỡng phổ biến, mẹ có thể tham khảo cách làm qua video như dưới đây nhé.
3 món cháo dành cho bé lười ăn, suy dinh dưỡng Với những món cháo dưới đây sẽ kích thích khẩu vị, giúp bé hay ăn chóng lớn. Cháo giàu dinh dưỡng bồi bổ cơ thể cho trẻ nhỏ vô cùng tốt, giúp trị lười ăn còi xương vô cùng hiệu quả Cháo gà nấm Nguyên liệu: Gạo tẻ 25g, thịt gà nạc 50g, nấm hương hoặc nấm rơm, 30g, dầu ăn 10ml Cách...