Chánh án TAND Tối cao nói về “kỳ án vườn mít”
Trả lời chất vấn Quốc hội về “ vụ án vườn mít”, Chánh án TAND Tối cao nói: “Hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật, nếu có đơn kêu oan chúng tôi xem xét lại theo trình tự quy định pháp luật”.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội sáng nay 21/11, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đã đặt câu hỏi với Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình về “vụ án vườn mít”.
ĐB Đỗ Mạnh Hùng nói: “Chúng tôi đã nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp về vụ xét xử Lê Bá Mai ở Bình Phước tội giết người, hiếp dâm có nhiều dấu hiệu oan sai. Vụ án này đã qua 4 lần sơ thẩn, 3 lần phúc thẩm với những kết luận khác nhau của tòa án. Lúc tòa tuyên có tội, lúc tuyên không có tội. Đề nghị Chánh án cho biết, với trách nhiệm của mình có chỉ đạo quy trình giám đốc thẩm vụ án này không, quy trình giám đốc thẩm như thế nào?”.
Trả lời, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, cách đây vài tháng tòa án phúc thẩm đã xét xử lại vụ này và tuyên án Lê Bá Mai phạm tội. Đây là quyết định của một tòa án có thẩm quyền. Chánh án TAND Tối cao tôn trọng phán quyết của Hội đồng xét xử.
Còn trách nhiệm xem xét đơn kêu oan và thực hiện nhiệm vụ giám đốc kiểm tra việc xét xử, các cơ quan chức năng của ngành tòa án phải thực hiện. Đây thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng của TAND Tối cao và thuộc trách nhiệm của lãnh đạo TAND Tối cao, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao và có trách nhiệm đứng đầu của Chánh án.
Đại Biểu Đỗ Mạnh Hùng
Đồng thời cũng có trách nhiệm của Viện Kiểm sát. Vì Viện Kiểm sát đã kháng nghị và đã thực hành quyền công tố và Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng trả lời trong phiên chất vấn trước.
Chánh án TAND Tối cao khẳng định: “Chúng tôi sẽ rất là thận trọng, khách quan trong việc xem xét lại vụ án này trên tinh thần trách nhiệm cao nhất”.
“Hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật, nếu có đơn kêu oan chúng tôi xem xét lại theo trình tự quy định pháp luật”.
Theo hồ sơ vụ án, Lê Bá Mai làm thuê cho trang trại của ông Dương Bá Tuân (Bình Phước). Sáng 11/12/2004, Mai phát hiện bé Út (11 tuổi) và Hằng (13 tuổi) đi mót củ sắn liền nảy sinh tà ý. Mai lấy xe máy đến rủ riêng Út đến khu vườn mít cách đó khoảng 80m.
Bị nạn nhân chống trả, Mai đánh Út đến bất tỉnh rồi thực hiện hành vi đồi bại. Sau đó, Mai lấy quần của chính bé gái, siết cổ em đến chết.
Video đang HOT
Năm 2005, TAND tỉnh Bình Phước đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Bá Mai mức án tử hình cho cả hai tội Hiếp dâm trẻ em và Giết người. Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM sau đó cũng giữ nguyên bản án này.
Tuy nhiên, năm 2006, Viện KSND Tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị hủy hai bản án trên. Đến tháng 2/2007, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị trên và tuyên hủy các bản án sơ thẩm và phúc thẩm trước đó để điều tra lại từ đầu.
Quá trình điều tra kéo dài từ 2007 – 2011 bằng việc bổ sung thêm một số chứng cứ.
Tháng 5/2011, sau nhiều ngày xét xử và nghị án, TAND tỉnh Bình Phước cho rằng không đủ chứng cứ buộc tội Lê Bá Mai. Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Bình Phước đã kháng nghị, yêu cầu Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xét xử lại theo hướng buộc tội đối với bị cáo.
Ngày 18/5/2012, Mai bị bắt giam lại. Tháng 6/2012, TAND Tối cao tại TP HCM tuyên hủy án để điều tra và xét xử lại từ đầu.
Tháng 1/2013, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm lần 3 tuyên phạt Mai tù chung thân. Ngay sau đó, VKSND cùng cấp kháng nghị yêu cầu Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xử bị cáo án tử hình. Mai tiếp tục kêu oan.
Gần đây nhất, ngày 30/8, HĐ xét xử TAND Tối cao tại TP .HCM đã tuyên án chung thân đối với bị cáo Lê Bá Mai.
Theo Khampha
Hai thân già khốn khổ 9 năm chầu chực mọi phiên tòa trong kỳ án vườn mít
Trong vụ án vườn mít dai dẳng và "tù mù" bậc nhất lịch sử tố tụng Việt Nam, ít người biết đến 2 thân già, cha mẹ nạn nhân, phiên xử nào cũng chầu chực sân tòa.
Bị cáo Lê Bá Mai
Sáng ngày 6/5/2013, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Tp. HCM mở phiên phúc thẩm lần thứ 3 xét xử bị cáo Lê Bá Mai (SN 1982, quê Thanh Hóa, ngụ An Khương, Hớn Quảng, Bình Phước) về các tội " giết người và hiếp dâm trẻ em" một lần nữa lại... hoãn. Lý do được đưa ra là: "Luật sư cần thêm thời gian nghiên cứu hồ sơ". Cảnh đôi vợ chồng già người Stiêng là cha mẹ nạn nhân với bộ váy đen dân tộc, lạc lõng mệt mỏi ngồi vỉa hè chờ xe về Bình Phước khiến người ta phải động lòng.
Vụ án vừa "trường kỳ", vừa tù mù
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Bình Phước, Mai là người làm thuê cho một trang trại. Sáng 12/11/2004, trong lúc giải phân cho cây, Mai nhìn thấy một cô bé 11 tuổi ngụ cùng xã và chị họ đang mót củ sắn gần đó nên nảy sinh tà ý.
Mai rủ bé gái vào khu vườn mít (nên vụ án còn có tên khác là vụ án "vườn mít" - PV) gần đó. Tại đây, Mai dùng tay đánh vào gáy khiến cô bé bất tỉnh rồi hãm hiếp. Thực hiện xong hành vi, Mai thấy nạn nhân còn sống, sợ bị tố cáo nên lấy quần áo của nạn nhân siết cổ đến chết. Cuối cùng nghi phạm vùi xác nạn nhân vào gốc cây mít, trở về chòi tắm rửa, ăn cơm như bình thường.
Bốn ngày sau đó, gia đình nạn nhân phát hiện thi thể con gái trong vườn mít, trong tình trạng không mặc quần, xác đã phân hủy. Khám nghiệm tử thi, kết luận nạn nhân chết do bị thắt cổ, ngạt hô hấp. Nghi phạm Lê Bá Mai bị bắt giữ để điều tra.
Gần nửa năm sau, TAND tỉnh Bình Phước đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên án tử hình bị cáo Lê Bá Mai về tội "giết người" và "hiếp dâm trẻ em". Bị cáo kháng cáo. Đầu tháng 8/2005, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Tp.HCM y án sơ thẩm.
Tưởng "ván đã đóng thuyền", đối tượng chỉ chờ ngày đền tội. Tuy nhiên, cuối năm 2006, Viện trưởng Viện KSND Tối cao đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đánh giá cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết tội Lê Bá Mai là "chưa có căn cứ vững chắc". Đầu tháng 2/2007, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quyết định giám đốc thẩm, hủy cả hai bản án để điều tra lại từ đầu vì "có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng và có nhiều vấn đề mâu thuẫn cần được làm rõ".
Tháng 7/2010, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm lần hai, quyết định trả hồ sơ để công an điều tra bổ sung.
Bốn năm điều tra, đến ngày 18/5/2011, vụ án mới được đưa ra xét xử sơ thẩm lần thứ 3. Trong phiên xử này, một sự kiện đặc biệt xảy ra, HĐXX bất ngờ tuyên bố bị cáo Lê Bá Mai không phạm tội, được trả tự do ngay tại phiên tòa. Gia đình bị cáo vỡ òa trong hạnh phúc, gia đình nạn nhân hoang mang, thất vọng.
Không đồng ý với quyết định này, VKSND tỉnh kháng nghị. Trong phiên phúc thẩm lần thứ 2 vào giữa năm 2012, tòa cho rằng tuyên bị cáo Mai không phạm tội là bỏ lọt tội phạm nên tuyên hủy án để điều tra, xét xử lại từ đầu.
Cha mẹ nạn nhân trong phiên tòa.
Sau một lần bị hoãn, đầu năm 2013, phiên tòa sơ thẩm lần thứ tư lại diễn ra tại Bình Phước, lần này tòa tuyên án chung thân. VKSND tỉnh cho rằng mức án tuyên như vậy là không tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội nên kháng nghị theo hướng tử hình.
Từ lâu, người ta đã gọi vụ án này là kỳ án "vườn mít" vì sự luẩn quẩn, tù mù. Lê Bá Mai hai lần bị tuyên án "tử hình" rồi sau đó lại vô tội, bị bắt lại và tuyên chung thân. Nay người ta còn gọi tên đây là "vụ án trường kỳ", kéo dài gần 10 năm vẫn chưa kết thúc.
Mỏi mòn chờ công lý
Sáng 6/5, vợ chồng ông Điểu Cần và bà Thị El (cha mẹ của nạn nhân) đã có mặt tại phòng xét xử từ rất sớm. Dáng người khắc khổ, gương mặt sạm đen, lại không hiểu tiếng Kinh, đôi vợ chồng già ngồi lạc lõng giữa một "rừng" phóng viên với trang bị hiện đại chuẩn bị tường thuật trực tiếp vụ án.
Sau hơn một tiếng đồng hồ chờ đợi, HĐXX trở ra thông báo hoãn phiên tòa vì "luật sư của bị cáo cần thêm thời gian nghiên cứu hồ sơ". Thông báo này khiến mọi người có mặt tại phòng xử thất vọng.
Khi được hỏi chuyện, người đàn ông gầy gò 73 tuổi lắc đầu, bà vợ mặc chiếc váy đen truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số xua tay: "Còn phải đi về. Không biết, không biết đâu".
Đi cùng cha mẹ nạn nhân là ông Trần Văn Sinh, nguyên là công an viên, giờ đã làm chủ tịch Hội chữ thập đỏ, cũng theo đuổi vụ án suốt 9 năm với vai trò nhân chứng. Ông Sinh giải thích: "Vợ chồng họ biết rất ít tiếng Kinh, nên có hỏi, họ cũng không trả lời được đâu".
Ông Sinh cho biết cặp vợ chồng già này có 9 đứa con, 3 người đã chết. Trong đó, ông bà có 3 con trai. Cách đây hơn 10 năm, cả 3 cùng đi chăn bò. Cậu con trai mù ngồi chơi dưới gốc cây. Hai người em sáng mắt thì nô đùa, chạy nhảy. Không may một người vấp phải mìn khiến cả hai thiệt mạng. Sau tai nạn trên, vợ chồng Điểu chỉ còn người con trai tật nguyền.
Về kinh tế, gia đình này được xếp vào hạng cực nghèo. Ngoài ngôi nhà tình nghĩa được Nhà nước xây theo chương trình tái định cư cho người nghèo cách đây mấy chục năm giờ đã hư hại gần hết, họ chẳng có của cải đất đai gì. Cả nhà sống bằng nghề làm thuê, tài sản trong nhà chỉ có cái sạc - lai (cái cuốc để làm rẫy ở miền núi - PV) và máy cái gùi.
Các con đứa nào được đi học thì biết tiếng Kinh, đứa nào ở nhà thì chỉ nghe nói bập bõm. Ông Điểu Cần và bà Thị El chỉ nói được vài câu tiếng Kinh còn hầu như không nghe được người ta nói gì. Vì thế mỗi lần ra tòa, ông bà đều cần đến người phiên dịch là một cán bộ thuộc Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước.
Tuy nghèo cùng cực, lại lạc hậu nhưng suốt 9 năm với hàng chục lần đến tòa, hai thân già này chưa bao giờ nghỉ một buổi nào. Không có tiền thuê luật sư để đòi lại công bằng cho con gái, họ chỉ biết trông chờ vào ánh sáng công lý.
Ông Sinh cho biết: "Xử ở Bình Phước, họ còn nhờ người trở xe máy lên được, chứ xử ở Tp. HCM thì phải đi bằng ô tô, mỗi lần đi là một lần vay tiền". Từ khi có lịch xử phúc thẩm ngày 6/5, vợ chồng ông Điểu Cần đã vay khắp nơi mới mượn được 1 triệu. Tiền xe một người từ Hớn Quảng xuống Tp. HCM hết 140 ngàn. Hai người vừa đi vừa về là 580 ngàn.
Đêm hôm trước họ phải dậy từ 1h sáng. 6h sáng xe đến Tp. HCM. Sài thành giá cả đắt đỏ, vợ chồng già chỉ dám mua một suất cơm để ăn chung, rồi ngồi ghế đá ngồi chờ đến 8h vào phòng xét xử. Tuy nhiên chờ gần 2 tiếng đồng hồ thì lại có thông báo hoãn.
Đôi vợ chồng già đen sạm, tóc bạc gần hết, ngồi bệt vỉa hè chờ xe chở ngược lại Bình Phước. Họ nói với nhau bằng tiếng Stiêng nên mọi người không hiểu, chỉ thấy sự mệt mỏi, chán nản hiện rõ trên khuôn mặt họ. Không biết phiên tòa ngày 20/5 sắp tới có phải là phán quyết cuối cùng? Không biết cặp vợ chồng này còn bao nhiêu lần phải lê la ở sân tòa, chờ vụ án "tù mù" chấm dứt?
Theo xahoi
NÓNG 24h: TAND Tối cao tuyên án vụ "kỳ án vườn mít" sau 9 năm điều tra, xét xử Tòa tuyên án bị cáo Lê Bá Mai, trường mầm non Thiên Thần Nhỏ xin tự giải thể sau khi bé gái tử vong là những tin tức nóng nhất 24h qua. Bị cáo Lê Bá Mai tại tòa TAND Tối cao tuyên án bị cáo Lê Bá Mai Sáng 30/8, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã đưa vụ án...