Chàng Việt lấy nàng Tây: Từ lời ‘tiên tri’ của mẹ vợ và giây phút ngỡ ngàng khi cô dâu mặc áo dài
Cô nàng người Mỹ – Elissa Lê, 28 tuổi đã bén duyên và làm dâu mảnh đất Đà Nẵng. Cô không chỉ biết đi xe máy, thành thạo chợ búa mà còn rất thích những nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam.
Nên duyên vợ chồng
Elissa tuổi đã bén duyên với Việt Nam và trở thành nàng dâu hiền trên mảnh đất Đà Nẵng. Ngay chính cả cô cũng không ngờ rằng, lời “tiên tri” của mẹ trong lúc tiễn cô ra sân bay sang Việt Nam, về việc cô sẽ yêu và cưới một chàng trai Việt lại ứng nghiệm nhanh như vậy.
Tình yêu của Elissa với Đà Nẵng và với chồng hiện tại là Như Phương cứ lớn dần theo thời gian. Đến nay, Elissa và Như Phương vẫn nghẹn ngào mỗi khi kể lại câu chuyện tình yêu của mình.
Elissa Lê và Như Phương năm 2015
Tám năm trước Elissa đã đến Đà Nẵng trong 1 tháng hè dạy tiếng Anh tình nguyện ở đây. Sau 1 tình nguyện, Elissa phải trở về quê nhà tiếp tục học. Thế nhưng, dường như Đà Nẵng đã khiến cô gái Mỹ “phải lòng” nên Elissa đã không ngừng tiếc nuối khi lên máy bay về nước.
Sau khi về Mỹ hoàn thành nốt chương trình học Elissa lại có cơ hội trở lại mảnh đất cô vấn vương khi nhận được email mời làm việc từ một trường quốc tế ở Đà Nẵng. Cô gái không ngần ngại rời quê hương để tới Việt Nam. Ngày tiễn con gái ra sân bay, mẹ Elissa đã nghẹn ngào nói: “ Chúa cho mẹ sự bình an và mách rằng con sẽ sang Việt Nam, tìm được người đàn ông của mình và sẽ sống tại đó“.
Tình cảm của Elissa với Đà Nẵng đã se duyên cho cô với Như Phương
Không ngờ, lời “tiên tri” của mẹ Elissa lại trở thành sự nhanh chóng sau vài tháng. Elissa quen với Lê Thân Như Phương trong một buổi cắm trại với các bạn. Thời điểm đó, Như Phương đang là cán bộ dự án cho một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, hàng ngày chăm sóc, dạy dỗ trẻ mồ côi, trẻ em đường phố.
Cả 2 thường xuyên trao đổi với nhau về văn hóa, món ăn, cảnh vật và con người Đà Nẵng. Cứ thế rồi khoảng cách bị rút ngắn lại, dần dần cả 2 nảy sinh tình cảm, rồi tình yêu của họ cứ lớn dần theo thời gian.
Video đang HOT
Khi hay tin con trai yêu một cô gái ngoại quốc, mẹ Phương ban đầu có chút lo ngại vì sợ khác biệt văn hóa. Thế nhưng bà “mẹ chồng tương lai” đã bị Elissa chinh phục ngay lần đầu gặp mặt.
Bước chân đến nhà Phương, Elissa đã lễ phép cúi đầu và chào hỏi thành thạo bằng Tiếng Việt. Chưa hết, cô nàng còn biết đi xe máy, thành thạo cả chợ búa. Elissa rất thích đội nón lá và cắp theo cái làn để ra chợ như những người phụ nữ Việt Nam đích thực.
Elissa còn hay theo mẹ bạn trai để học hỏi nấu các món đặc sản của Việt Nam như phở, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh xèo, mì Quảng, đặc biệt món mực chiên mắm…
“ Tôi hay đi chợ chọn thực phẩm nấu ăn rồi mời anh Phương đến nhà thưởng thức tay nghề. Dần dần tôi nấu được rất nhiều món Việt“, cô gái người Mỹ kể lại.
Để gần gũi mới Elissa hơn, bố mẹ Phương cũng đã học một vài câu tiếng Anh giao tiếp. Mỗi khi cha mẹ Elissa qua chơi, bố mẹ Phương cũng tiếp đón rất nhiệt tình.
Hôn lễ theo nghi thức phương Tây nhưng cô dâu mặc áo dài
Hôn lễ của cặp đôi diễn ra ở nhà thờ vào 6 tháng sau ngày Phương cầu hôn Elissa, vì Phương rất “ tôn trọng Elissa và văn hóa của cô ấy” nên hôn lễ được tổ chức theo nghi thức phương Tây.
Mỗi dịp lễ Tết hay ngày đặc biệt ở trường Elissa đều mặc áo dài
Theo nghi thức này, chú rể sẽ không được phép nhìn cô dâu mặc váy cưới trước ngày trọng đại. Đến khi Elissa xuất hiện trong chiếc áo dài và được bố dắt vào, Phương đã rất bất ngờ, anh kể lại:
“ Tôi không ngờ cô ấy lại mặc áo dài trắng trong ngày cưới. Hình ảnh ấy hết sức thiêng liêng và là điều tôi không thể quên trong đời“.
Tình yêu quả đúng là có thể khiến con người vượt qua được những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, quốc tịch,… để đến với nhau. Hy vọng rằng, với tình yêu da diết đó, vợ chồng Elissa – Như Phương sẽ mãi hạnh phúc, mặn nồng như thuở mới yêu.
Thấy tấm thiệp mời trên bàn, tôi liếc qua thì sốc vì tên vợ cũ chình ình ở phần nhà gái, lời giải thích của cô ấy càng khiến tôi xấu hổ
Tối ấy, tôi trở về nhà thì không thấy vợ cũ chuẩn bị cơm canh gì. Thay vì thế, tôi lại thấy tấm thiệp mời ở trên bàn, và cô ấy chính là cô dâu!
Tôi và Thanh đã ly hôn được 2 năm, nhưng vẫn sống chung một nhà. Chuyện này ai nghe xong thì cũng sửng sốt, nhưng thật tình tôi thấy khá tốt. Chúng tôi ai nấy có cuộc sống riêng, chỉ ở chung để chăm cho 2 đứa nhỏ, và để các con không bị thiếu thốn tình cảm. Tôi và Thanh đều có thể thoải mái đi với bạn bè, qua lại, tìm hiểu đối tượng mới... mà chẳng ai quản, chẳng bị ai đánh giá. Nếu buồn hay cô đơn quá, thi thoảng vợ chồng tôi cũng vẫn "vui vẻ" với nhau.
Lý do khiến chúng tôi bắt đầu cuộc sống như thế này là do Thanh. Hồi ấy, khi phát hiện tôi ngoại tình, cô ấy điên cuồng đòi ly hôn. Tôi cũng xin lỗi, xuống nước nhiều mà Thanh chỉ khóc bảo không chịu được cảnh bị phản bội. Mỗi lần nhắm mắt là cô ấy tưởng tượng ra hình ảnh ấy, lại buồn.
"Em có thể tha thứ, nhưng lại không thể quên. Em sợ rồi chung sống nhưng lâu lâu đem ra dằn vặt anh, càng khổ cho cả hai" - Tôi nhớ Thanh đã nói như thế.
Rồi tôi cũng không níu kéo nữa, ký vào đơn và ra tòa. Nhưng sau một khoảng thời gian ra tòa lần 1, lần 2... và được hòa giải, tôi với Thanh lại thấy thoải mái với nhau hơn. Đặc biệt, em không gay gắt như hồi đầu nữa, cũng mở lòng, muốn cho cả hai một cơ hội. Cũng có thể vì thời gian đó tôi chịu khó chăm sóc con, đỡ đần việc nhà và nịnh vợ hơn nên Thanh cảm động?
Tuy nhiên, điều khiến em quyết định vẫn chung sống dù thủ tục ly hôn đã xong xuôi chính là bởi 2 đứa con. Hồi đó, con gái lớn mới 5 tuổi và đứa út 2 tuổi. Thanh nói chúng quá bé để chịu cảnh chia ly, mỗi đứa mỗi nhà, cả tuần gặp bố/mẹ có ngày cuối tuần.
Một lần con gái bị ngã trầy xát chân tay và phải vào viện, vợ chồng tôi hộc tốc chạy vào, con bé đã cầm tay cả hai và khóc: "Bố mẹ đừng sống riêng được không? Bạn Bông bạn ấy bảo cả tuần mới được gặp bố, mà gặp bố lại không có mẹ đi cùng. Bạn ấy bảo con phải ngăn bố mẹ..."
(Ảnh minh họa)
Thế rồi chúng tôi sống cùng một nhà. Tuy nhiên, mỗi vợ chồng một phòng. Về việc này, Thanh bảo: "Dù sao trên giấy tờ vợ chồng mình cũng ly hôn rồi, em muốn mình tách bạch rõ ràng, phân chia việc nhà, tiền sinh hoạt sòng phẳng, chỉ sống chung vì con thôi... Mình thử sống như thế này một thời gian xem, nếu còn yêu thì mình cho nhau thêm cơ hội, khi đó cũng chưa muộn."
Tôi đồng ý. Và chúng tôi dù cùng nhà, nhưng tiền ăn hôm nào chia hôm đấy, mỗi vợ chồng sẽ chịu trách nhiệm đưa - đón một đứa nhóc. Khi nào có việc bận, có thể nhờ người kia hỗ trợ, nếu người kia bận không giúp được thì cũng không được trách mà phải tự tìm cách.
Hồi đầu chúng tôi khá vui vẻ và cảm giác không khác gì khi xưa lắm, chỉ có điều tôi không bị vợ quản tiền nhưng làm việc nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian tôi có quen người mới. Và khi đó, tôi lại bắt đầu yêu đương...
Thanh có biết, em có vẻ giận, suốt 2-3 tuần sau đó em không nhận lời đưa đón con gái giúp tôi 1 lần nào. Nhưng lúc đó tôi đang mải miết yêu đương thì làm gì quan tâm tới cảm xúc của vợ hờ nữa. Và tôi chẳng buồn quan tâm tới Thanh nữa. Thậm chí con gái tôi cũng có phần hờ hững.
Nhiều lần tôi trở về lúc nửa đêm, Thanh đã chặn cửa và trách tôi vô trách nhiệm với con, nếu không có cô ấy thì con bé sẽ thế nào. Nhưng tôi cũng cãi cùn, rằng cô ấy cứ tự ôm việc vào người rồi lại mắng tôi. "Con đã lớn rồi, em để nó tự lập chút đi. Trường cách nhà bao xa? Không để nó tự đi bộ được à? Ngày xưa 3-4 tuổi anh cũng tự đi học đâu cần ai đón đưa?
Mà em thôi ngay kiểu tự chiều con rồi lại đi trách anh vô trách nhiệm đi. Mình ly hôn rồi, việc của anh anh tự lo, kể cả chăm con lớn, dạy dỗ nó thế nào anh tự biết" - Tôi cũng không vừa, đáp trả Thanh.
Những ngày sau đó, mối quan hệ của chúng tôi khá tồi tệ. Thanh chẳng thèm nói chuyện với tôi. Tuy nhiên, chuyện cơm ăn áo mặc của con gái lớn thì em vẫn không đừng được. Lúc nào em cũng lo cho nó tươm tất, tôi thì vẫn tiếp tục yêu đương mà quên luôn cả việc nhà, cả chăm con...
Thi thoảng vui vẻ, em cũng nấu một bữa thịnh soạn và cho tôi ăn ké. Ngẫm đi ngẫm lại, tôi thấy cuộc sống như thế này rất vui vẻ. Có người chăm con, cơm bưng nước rót mà tôi không bị quản thúc hay chịu trách nhiệm gì. Bản thân thì vẫn được vui vẻ, thoải mái yêu đương bên ngoài...
Tuy nhiên, hôm gần đây, tôi trở về nhà thì chẳng thấy ai. Thanh cũng không chuẩn bị cơm nước, hai đứa nhóc có lẽ cũng theo mẹ đi đâu đó. Tôi tiến tới bàn ăn thì chỉ thấy 1 tấm thiệp mời. Tiện tay, tôi cầm lên xem của ai thì sửng sốt khi nhận ra tên vợ mình chình ình ở phần tên cô dâu.
Việc vợ tôi trùng cả họ và tên cô dâu xác suất đã khá hiếm: Phạm Hà Lâm Thanh, chưa kể tên bố - mẹ cô dâu cũng y hệt. Sao có thể? Không lẽ vợ cũ của tôi tái hôn???
Tôi vội vàng gọi điện cho Thanh, nhưng mãi em mới nghe. Ở đầu dây bên kia, bọn trẻ con tíu tít khen mẹ mặc váy này đẹp, váy kia xinh... Tôi sửng sốt lắm, vẫn cố giữ bình tĩnh để hỏi về tấm thiệp cưới, cô ấy bình thản đáp: "À, đó là thiệp mẫu em chuẩn bị đem đi in. Em sắp lấy chồng rồi, nhưng em sẽ chăm cả 2 đứa nhỏ. Em thấy anh không có khả năng lo tốt cho các con đâu!".
"Tại sao em không nói với anh 1 câu? Em làm gì phải thông báo..." - tôi tức giận nói, nhưng chợt nhận ra bị "hớ" nên dừng lại.
"Mình ly hôn rồi mà anh. Anh quen ai, yêu ai em đâu có quản? Vậy nên chuyện này em cũng không có nghĩa vụ phải thông báo. Anh yên tâm, em là mẹ, em vẫn coi con là số 1. Dù lấy chồng mới, em cũng không bỏ bê con đứng chờ cổng trường 1 mình hay để nó đói, nó khát đâu" - Thanh đáp.
Câu nói của em khiến tôi sượng sùng không nói nên lời. Vì tôi đúng là người cha như thế. Tôi giờ mới cảm thấy vô cùng hối hận, cứ nghĩ khi vợ đồng ý ly hôn mà vẫn ở chung là cô ấy sẽ không thể bỏ tôi. Hoặc chẳng 1 gã đàn ông nào dám yêu người phụ nữ như cô ấy, nhưng tôi nhầm rồi...
Đặt bánh cưới với yêu cầu 'giản dị', cô dâu chú rể buồn não nề khi thấy thành phẩm Cô dâu và chú rể chỉ còn biết 'nuốt nước mắt vào trong' khi nhìn thấy chiếc bánh cưới thảm họa trong chính ngày vui của mình. Ảnh minh họa. Mới đây, một thành viên diễn đàn Reddit đã đăng tải bức ảnh chụp chiếc bánh cưới trong đám cưới của chị họ và không ngờ nó đã thu hút sự chú ý...