Chàng trai xuất thân từ nghèo khó vẫn giúp đỡ được nhiều người
Từ khi còn là cậu sinh viên 19 tuổi, chàng trai này đã luôn giữ trong mình tâm nguyện giúp người giúp đời.
Do đó, suốt hơn 10 năm nay, dù không giàu có nhưng chàng trai 9X vẫn chọn cho đi trong khả năng của mình.
Anh Hoàng Công Minh đã có hơn 10 năm hoạt động tình nguyện NVCC
Không cần giàu có vẫn giúp được nhiều người
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bản thân chàng trai này từng rất tự ti vì xuất thân của mình. Thế nhưng, suốt 10 năm qua anh Hoàng Công Minh (31 tuổi), ngụ tại TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đã dùng hết khả năng của mình để giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn hơn.
“Trước kia mình rất tự ti vì hoàn cảnh của gia đình nhưng suy nghĩ đó dần biến mất sau khi tham gia các hoạt động tình nguyện, chứng kiến nhiều mảnh đời còn đáng thương hơn. Nhìn các em nhỏ ấy mình nhớ lại bản thân nhiều năm trước. Vì vậy, nó thôi thúc mình phải làm gì đó cho các em, như là giúp đỡ bản thân khi xưa”, anh Minh chia sẻ.
Từ khi còn là sinh viên năm thứ 2, anh Minh đã sôi nổi tham gia các hoạt động tình nguyện của Trường ĐH Tây Nguyên, tiêu biểu nhất là hiến máu tình nguyện. Khi có người cần truyền máu gấp mà không cùng nhóm máu với mình, anh Minh sẽ vận động các tình nguyện viên khác trong nhóm. Thời sinh viên chật vật xoay xở ăn ngày 3 bữa cũng đã khó, thế nhưng chàng trai này luôn đảm nhiệm việc đưa đón và lo ăn uống bồi bổ cho các thành viên sau mỗi lần hiến máu.
Anh Minh tham gia các hoạt động tình nguyện khi còn là sinh viên NVCC
Anh Minh kể: “Thời sinh viên đi làm thêm được bao nhiêu tiền là để dành làm chi phí lo ăn uống cho các bạn tình nguyện viên hiến máu. Có thời điểm vài chục nghìn nộp tiền điện thoại mình cũng không có. Dù vậy vẫn nhất quyết không nhận tiền của bất kỳ ai, cứ âm thầm làm mà không than khổ. Tụi mình cho đi với hy vọng giúp người chứ chả mong nhận lại sự trả ơn từ ai”.
Đến năm 2013, anh Minh thành lập ngân hàng máu sống, tập hợp nhiều tình nguyện viên có nhóm máu khác nhau để ai cần thì giúp. Sau đó hành động nhân văn này có sức lan tỏa lớn hơn nên đổi tên thành CLB Hiến máu khu vực Tây Nguyên.
Hiện tại, dù đã vượt qua được những khó khăn về tài chính. Thế nhưng, vấn đề mà anh Minh gặp phải là chuyển công việc liên tục. “Người ta gọi xin máu lúc nào là mình đều phải nghe máy hỗ trợ ngay dù đêm muộn hay trong giờ làm việc. Có những thời điểm mình từng rất đắn đo suy nghĩ xem có nên tiếp tục công việc này không vì bản thân cũng cần phải đi làm để sống. Nhưng mỗi khi có ý định nghỉ là lại có người gọi đến xin giúp đỡ khiến mình không thể đành lòng làm ngơ. Cuối cùng, mình chọn xin nghỉ rồi tìm việc khác để không bị ảnh hưởng đến công ty chứ nhất quyết không ngừng giúp người”, anh Minh chia sẻ.
Hơn 10 năm gắn bó với các hoạt động tình nguyện
Trải qua nhiều khó khăn, nhưng thoắt cái anh Minh cũng đã được gắn cho cái mác “lo chuyện bao đồng” hơn 10 năm nay. Không chỉ là hiến máu, nhóm của anh Minh còn tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ em và đồng bào khó khăn như: Ngày Tết Trung thu, quốc tế thiếu nhi, giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn…
Một trong những hoạt động cũng khiến anh Minh vô cùng tự hào khi nhắc đến đó chính là “Ngân hàng sữa mẹ”. Hiện tại, nhóm của anh đặt 5 chiếc tủ đông đựng sữa mẹ trên khắp địa bàn tỉnh Đắk Lắk để ai cần thì lấy, còn dư thì đến cho. “Trước khi nhận sữa mình cũng lưu tâm rất kỹ đến sức khỏe của người mẹ để đảm bảo không có bệnh truyền nhiễm. Nhờ nguồn sữa này mà rất nhiều em bé được phát triển khỏe mạnh. Có người sau khi nhận sữa bên mình, con họ phát triển tốt nên quay lại ngỏ ý chung tay giúp đỡ”, anh Minh vui vẻ cho biết.
“Ngân hàng sữa mẹ” là một trong những hoạt động nổi bật của nhóm anh Minh NVCC
Chị Trương Thị Thùy Liên (33 tuổi), ngụ tại TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), người nhận sữa mẹ chỗ anh Minh khi con mới 5 tháng tuổi. Chị Liên không khỏi xúc động vì nhờ tủ sữa mẹ đó mà suốt 6 tháng qua con của chị phát triển khỏe mạnh. “Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho con trẻ thế nhưng tôi lại bị thiếu sữa. May mắn thay tôi được một người bạn giới thiệu tủ sữa miễn phí của Minh. Ban đầu đi xin tôi cũng rất ngại nhưng các bạn tình nguyện viên rất nhiệt tình, Minh cũng hỗ trợ nhiều lắm. Trước kia tôi cũng đi xin sữa cho con những chỗ khác nhưng họ đòi phải đổi bỉm, tã, còn chỗ Minh thì không. Tôi rất biết ơn những người mẹ cho sữa và nhóm của Minh”, chị Liên bày tỏ.
Anh Minh đã có hơn 20 lần hiến máu cứu người NVCC
Video đang HOT
Vì số lượng người được nhóm giúp đỡ quá nhiều nên anh Minh chẳng nhớ rõ cụ thể là bao nhiêu. Riêng bản thân anh Minh từ trước đến nay đã có hơn 20 lần hiến máu cứu người. Anh Minh luôn suy nghĩ rằng giúp được ai thì giúp chứ không màng đến chuyện được người ta trả ơn. Do đó, suốt nhiều năm qua dù các thành viên trong nhóm của anh truyền máu kịp thời cứu sống được rất nhiều người nhưng không nhận tiền của bất kỳ ai, dù cho đó là cái tâm, sự biết ơn của gia đình người được hỗ trợ.
Hiện tại đã ngoài 30 nhưng khi được hỏi đến chuyện lập gia đình anh Minh chỉ cười trừ. Nhiều người nói anh lo chuyện bao đồng, ngay cả gia đình cũng không hài lòng khi anh suốt ngày lo chuyện thiên hạ. Thế nhưng không vì vậy mà anh Minh từ bỏ việc giúp người. “Mình là một người vươn lên từ khó khăn, không cần giàu có vẫn giúp đỡ được nhiều người. Mình hy vọng có thể lan tỏa những điều tích cực cho xã hội, tạo động lực cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên”, anh Minh chia sẻ.
Chuyện chàng trai cõng mẹ bệnh tật đi học và hành trình tìm lại chính mình: 'Theo đuổi con người thật không phải là đi ngược lại với đạo đức'
16 năm trước, câu chuyện chàng trai hiếu thảo Lưu Đình cõng mẹ bị bệnh urê huyết trên lưng đi học đại học đã lấy đi nước mắt của vô số người.
Điều không ngờ tới là năm 2014, Lưu Đình đã bất ngờ tổ chức một họp báo. Anh tuyên bố sắp làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính và trở thành người phụ nữ hoàn chỉnh.
"Tôi vốn dĩ là phụ nữ nhưng tôi chỉ sống trong cơ thể của một người đàn ông".
Những lời này khi nói ra đã gây chấn động cả nước Trung Quốc lúc bấy giờ.
Tại sao người con trai hiếu thảo này lại cho rằng mình là phụ nữ? Câu chuyện chưa biết đằng sau những gì anh đã làm là gì?
Khác biệt
Năm 1986, Lưu Đình sinh ra trong một gia đình bình thường ở trấn Song Lâm, thành phố Hồ Châu (Chiết Giang, Trung Quốc).
Anh là con trai duy nhất trong nhà, từ nhỏ đã ngoan ngoãn, chưa bao giờ để gia đình phải lo lắng. Nhưng cha mẹ không hề yên tâm mà còn lo lắng. Những cậu bé khác thích chơi robot, ô tô, nhưng anh lại chỉ thích chơi búp bê mà các bé gái thích. Anh còn thích mặc những bộ váy đẹp và sơn móng tay.
Ban đầu, bố mẹ Lưu không hề quan tâm. Nhưng thời gian trôi qua, cuối cùng họ cũng nhận ra vấn đề.
Một lần, Lưu Đình đi đôi giày cao gót và lấy chiếc khăn lụa màu đỏ của mẹ quấn lên đầu, tưởng tượng rằng mình sẽ trở thành cô dâu trong tương lai.
Bố Lưu nhìn thấy liền tức giận: "Mày là đứa biến thái à?".
Bố mẹ không hiểu, bạn bè ở trường càng không thể hiểu, cứ thế xa lánh và hà hiếp anh vì cho rằng anh yếu đuối, không đáng mặt nam nhi.
Sau này, Lưu Đình đã viết trong tản văn "Chúng ta sẽ ổn thôi" rằng: "Cuộc đời tôi chưa bao giờ bình yên. Tôi đã trải qua một tuổi thơ không trọn vẹn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Khi đó, tôi còn đau khổ hơn cả cô gái xấu xí nhất. Bởi nỗi đau không được thấu hiểu. Người ta chỉ cười nhạo và ghét bỏ tôi mà thôi".
Trong môi trường như vậy, Lưu Đình ngày càng trở nên thu mình, dựng lên bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài. Anh cảm thấy lẽ ra mình phải là con gái, nhưng định mệnh đã trao nhầm giới tính cho anh.
Nhưng trong mắt người khác, anh là một tên dị hợm mang thân xác đàn ông nhưng lại có trái tim của người con gái.
"Tôi nên làm gì đây?".
Như loài cỏ dại
13 tuổi, một sự thay đổi lớn đã xảy ra trong gia đình Lưu Đình. Sự việc này khiến Lưu Đình không còn thời gian để lo lắng xem mình là con trai hay con gái.
Mẹ được chẩn đoán mắc bệnh urê huyết do làm việc quá sức. Bác sĩ đưa ra 2 phương án điều trị: Một là điều trị duy trì bằng lọc máu, hai là ghép thận.
Trước chi phí chữa bệnh đắt đỏ, bố Lưu ra ngoài làm việc với lý do "kiếm tiền chữa bệnh" rồi kể từ đó biến mất trong biển người bao la. Một người mẹ bệnh nặng và một thiếu niên vừa mới bước vào cấp hai, tương lai họ sẽ ra sao?
Không ngờ, Lưu Đình vốn luôn trầm lặng và ngoan ngoãn lại bộc lộ sức mạnh và nghị lực chưa từng có.
Hàng ngày, anh dậy sớm để nấu ăn, đặt bữa ăn trong ngày lên đầu giường rồi vội vã đến trường. Trong kỳ nghỉ đông và nghỉ hè, anh đều làm việc bán thời gian để kiếm tiền học phí và thêm chút tiền thuốc men cho mẹ.
Thấy con trai hiểu chuyện như vậy, mẹ Lưu vừa cảm động vừa tự trách mình. Bà không muốn trở thành gánh nặng cho con cái và từng muốn tự tử. Lưu Đình biết được, chỉ bình tĩnh nói: "Mẹ chết thì con cũng chết theo. Căn bệnh này chỉ có ghép thận mới mong có hy vọng. Cùng lắm mẹ con mình mỗi người một quả".
Khi nghe con trai nói những lời này, mẹ Lưu đã bật khóc. Bà là một người phụ nữ khốn khổ. Bị cha mẹ bỏ rơi khi mới sinh ra, cha mẹ nuôi thường xuyên ngược đãi bà, khiến bà mắc bệnh thận khi mới 15 tuổi. Sau khi lấy chồng, bà mắc bệnh nặng và bị chồng bỏ rơi. Trên đời này, chưa từng có ai yêu thương bà nhiều như con trai bà.
Vì lòng hiếu thảo của con trai, mẹ Lưu quyết định kiên cường để sống tiếp.
Lưu Đình giống như một loại cỏ dại có sức sống ngoan cường. Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng anh vẫn không quên nhìn về phía trước. Anh không bao giờ bỏ học, mỗi khi mệt mỏi lại viết nhật ký: "Khi bạn phàn nàn mình không có đôi giày nào, bạn nhìn lại và nhận ra rằng người khác lại không có chân".
Năm 2005, Lưu Đình được nhận vào trường Đại học Nông Lâm Chiết Giang với kết quả xuất sắc.
Khoảnh khắc nhận được thông báo nhập học đại học, Lưu Đình cảm thấy buồn vui lẫn lộn. May mắn thay, bao năm nỗ lực cuối cùng đã được đền đáp, con đường thay đổi vận mệnh của ở ngay trước mắt.
Buồn thay, vì lý do tài chính, mẹ vẫn chưa được ghép thận, sức khỏe của bà ngày càng yếu đi. Nếu anh vào đại học, ai sẽ chăm sóc mẹ?
"Tôi nên làm gì? Tôi có thể làm gì?". Sau nhiều suy nghĩ, cuối cùng anh đã đưa ra quyết định: Cùng mẹ vào đại học.
Lưu Đình nộp đơn lên trường để được cõng mẹ đi học. Nhà trường biết được hoàn cảnh và cho phép anh đưa mẹ đến lớp bất cứ lúc nào. Anh thuê một căn trọ rẻ tiền gần trường để ở với mẹ. Sáng thức dậy, anh đo huyết áp, tiêm thuốc, cho mẹ ăn, lau người cho mẹ rồi đến lớp. Sau giờ học, để trang trải cuộc sống, anh làm việc tại căng tin của trường hoặc làm gia sư...
Chàng trai tần tảo cả ngày lẫn đêm, như thể anh không bao giờ biết mệt mỏi. Sinh viên và giáo viên trong trường đều biết đến câu chuyện nghị lực của Lưu Đình, nhiều người đã chủ động giúp đỡ.
Sau đó, nhiều phương tiện truyền thông cũng chú ý và bài viết "Cậu sinh viên năm nhất cõng mẹ đến trường" đã được lan truyền khắp các trang mạng xã hội. Bệnh viện Trung Sơn Thượng Hải cũng dang tay giúp đỡ hai mẹ con và sẵn sàng thực hiện ca ghép thận miễn phí cho mẹ Lưu.
Sau ca phẫu thuật, Lưu Đình vẫn còn 50.000 NDT (gần 170 triệu đồng) tiền quyên góp. Người được xã hội đối xử tốt thì cũng sẽ đối xử tốt với xã hội. Sau khi cân nhắc, Lưu Đình đã quyết định quyên góp số tiền dành cho sinh viên đại học trên cả nước, hỗ trợ sinh viên đại học gia đình nghèo hiếu học.
Về sau, Lưu Đình còn được ca ngợi là "Tấm gương hiếu thảo" của Trung Quốc và "Niềm tự hào Chiết Giang".
Sau khi trở thành một chàng trai gương mẫu, dù đi đến đâu, mọi người cũng sẽ chú ý đến anh.
"Càng nổi tiếng thì càng đau đớn". Những vinh dự này cũng sẽ là xiềng xích trói buộc anh trong tương lai.
Phá kén
Lưu Đình vẫn nghĩ mình là con gái. Nhưng anh trói buộc bởi những nguyên tắc đạo đức, điều đó buộc anh ta không được hành xử theo cách không phù hợp với công chúng. Ví dụ như việc mặc quần áo phụ nữ hoặc thay đổi giới tính.
Khi nhìn thấy câu chuyện của mình được chuyển thể thành vở kịch và bức tượng được dựng tại Trung tâm Văn hóa ở Quảng Châu, anh cảm thấy vô cùng xấu hổ. Khi được mời giảng về nhiều câu chuyện "đạo đức hiếu thảo", có lần anh cảm giác như đang kể chuyện của người khác.
Lưu Đình vô cùng dằn vặt, anh muốn nói với mọi người rằng mình là con gái. Nhưng mẹ đã khuyên anh: "Con không thể làm điều này, chúng ta nợ xã hội".
Để không làm mẹ lo lắng, anh phải tiếp tục chịu đựng. Nhưng đến khi nhận ra mình thích một chàng trai, anh lại rơi vào tình trạng vô cùng đau khổ. "Rốt cuộc tôi là con trai hay con gái?".
Một lần, mẹ Lưu thấy anh hút thuốc trong nhà và hỏi anh biết hút thuốc khi nào. Lưu Đình bình tĩnh trả lời: "Không phải mẹ muốn con cư xử như một đứa con trai sao?".
Nhìn thấy con mình ngày càng chán đời, mẹ Lưu cuối cùng cũng nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Tháng 12.2013, mẹ Lưu đưa anh đến gặp bác sĩ tâm thần. Sau khi chẩn đoán tâm lý chuyên nghiệp, Lưu Đình được chẩn đoán có vấn đề trong nhận thức giới tính. Cách chữa trị tốt nhất là hãy sống theo ý muốn của chính mình.
Mẹ Lưu rất sốc khi biết tin. Bà không bao giờ nghĩ rằng con trai mình, người đã cố gắng hết sức để kéo bà thoát khỏi tử thần, lại đang đau đớn giãy giụa bên bờ vực cái chết...
Lưu Đình muốn phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Anh không còn muốn sống vì người khác nữa mà muốn sống cho chính mình. Nhưng lần này mẹ Lưu lại lựa chọn ủng hộ. "Tôi sợ mất con trai nhưng tôi sợ con trai mình tự tử vì đau khổ hơn".
Ngày 14/8/2014, Lưu Đình xuất hiện trong cuộc họp báo ở Quảng Châu để "công bố mình là người chuyển giới". Đối mặt với hàng trăm phương tiện truyền thông, trong mắt anh tràn đầy quyết tâm: "Trở thành con gái luôn là ước mơ trong đời của tôi. Có lẽ trong mắt nhiều người, hành động như vậy có chút lệch lạc, nhưng việc theo đuổi bản chất thật của mình không phải là đi ngược lại đạo đức".
Vào ngày này, người đẹp chuyển giới đầu tiên của Hàn Quốc Harisu cũng có mặt để cổ vũ cho Lưu Đình. Cô đưa cho Lưu Đình một đôi giày cao gót đính kim cương giả và một chiếc váy cưới màu trắng, mong anh có thể chui ra khỏi kén, trở thành một con bướm và tái sinh.
Tháng 6/2015, Lưu Đình đã trải qua hơn 20 cuộc phẫu thuật, kết thúc cuộc đời mà tâm hồn và thể xác không thể sánh đôi ở tuổi 29 và thực sự trở thành một cô gái. Cô nhận được một tấm thẻ căn cước hoàn toàn mới với cái tên: Lưu Đình, cũng là "Đình" nhưng chữ này là tên thường dùng cho nữ.
Sau khi lấy lại được cuộc sống mới, Lưu Đình cảm thấy mình giống như một tờ giấy trắng và bắt đầu toàn tâm toàn ý cho thân phận nữ giới của mình: Đăng ký một lớp học yoga, học kỹ thuật trang điểm và ăn mặc...
Tháng 9 cùng năm, cô cũng tham gia cuộc thi Hoa hậu Liên hợp quốc quốc tế tại Trung Quốc và giành được giải "Hóa bướm đẹp nhất". Cô không sợ thế giới và làm theo trái tim mình, cô được ca ngợi là "hình mẫu cho thế hệ phụ nữ mới thách thức sự phân biệt giới tính truyền thống".
Chàng trai Thanh Hóa bỏ phố về quê, viết lại câu chuyện ý nghĩa về quê hương và tuổi thơ Chàng trai trẻ Lê Xuân Chiến đã quyết định bỏ công việc thành phố để tạo nên kênh Vlog 'Bếp quê choa' đầy ý nghĩa. Trong một thế giới hiện đại đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nhiều người đang tìm kiếm cách để tìm lại sự kết nối với quê hương và tuổi thơ của họ. Chính với ý tưởng...