Chàng trai vừa lấy vợ thì bị ung thư, nguyên nhân bắt nguồn từ sự nông nổi của tuổi trẻ
Người đàn ông 42 tuổi bị ung thư tuyến tiền liệt chỉ biết rơi lệ hối hận về sự thiếu hiểu biết và nông nổi của mình khi còn trẻ.
Tuyến tiền liệt là một cơ quan nhỏ chỉ có ở nam giới, nằm ở phía dưới bàng quang bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Tuy kích thước và hình dạng gần giống như quả hồ đào nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của phái mạnh và cũng rất dễ mắc bệnh.
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy nam giới sau 40 tuổi dù ít hay nhiều sẽ mắc một số bệnh về tuyến tiền liệt.
Sau 50 tuổi, hầu hết đều có xu hướng phì đại tuyến tiền liệt.
Sau 65 tuổi, khoảng 70% mắc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.
Sau 80 tuổi, gần như 80% không thể thoát khỏi cửa ải này, trong đó nghiêm trọng nhất là ung thư tuyến tiền liệt.
Độ tuổi mắc ưng thư tuyến tiền liệt đang ngày càng trẻ hóa. Ảnh minh họa
Một người đàn ông Trung Quốc tên Lý Hạo được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nằm trên giường bệnh, người đàn ông 42 tuổi này chỉ biết rơi lệ hối hận về sự thiếu hiểu biết và nông nổi của mình khi còn trẻ.
Hóa ra Lý Hạo khi còn trẻ là nam thần học đường với vẻ ngoài điển trai hút hồn bao cô gái.
Người ta nói tuổi trẻ tiếp xúc với nhau rất đơn giản, có thể ở bên nhau nếu thấy hợp nhau, không hạnh phúc thì chia tay. Trong thời gian này, Lý Hạo có rất nhiều bạn gái và có những mối quan hệ hẹn hò duy trì chưa đầy một tháng.
Sau khi tốt nghiệp đại học, cuộc sống của Lý Hạo càng thêm màu sắc, thường xuyên tiệc tùng, khiêu vũ, uống rượu, nghiện thuốc lá và cũng được nhiều phụ nữ săn đón.
Sau nhhiều năm chơi bời và hưởng thụ, Lý Hạo bắt đầu nghĩ đến chuyện yên bề gia thất và lấy một người vợ xinh đẹp.
Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như tính toán của Lý Hạo, ngay sau khi kết hôn, anh đột nhiên xuất hiện triệu chứng đi tiểu ra máu và vội vàng đến bệnh viện kiểm tra.
Lý Hạo ngã quỵ khi bác sĩ chẩn đoán anh mắc ung thư tuyến tiền liệt và buộc phải vào viện điều trị.
Lý Hạo hối hận vì sự nông nổi và thiếu hiểu biết khi còn trẻ. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Hiện y học vẫn chưa biết chính xác các nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên các yếu tố nguy cơ chính là vấn đề tuổi tác và tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh. Ung thư tuyến tiền liệt rất hiếm gặp nhưng cũng xuất hiện ở đàn ông trẻ hơn 45 tuổi, càng về già thì tỉ lệ mắc bệnh càng tăng.
Bác sĩ khuyến nghị nam giới nên hạn chế những việc làm sau để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt:
- Quan hệ quá độ
Việc tiết quá nhiều nội tiết tố nam là một nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt. Sự quá độ của nam giới sẽ khiến nội tiết tố nam tiết ra mạnh mẽ, làm rối loạn cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, việc kiêng khem trong thời gian dài cũng có thể gây tổn hại đến sức khỏe tuyến tiền liệt.
Nhà khoa học Jennifer Rider thuộc trường Y tế cộng đồng Harvard TH Chan (Mỹ), từng công bố nghiên cứu cho thấy, những người xuất tinh ít nhất 21 lần/tháng ở những năm 20 tuổi có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 19% so với người xuất tinh dưới 7 lần/tháng.
“Tần số xuất tinh trong một chừng mực nào đó là thước đo sức khỏe tổng thể của đàn ông”, ông Rider phát biểu trong bài báo cáo.
- Nghiện thuốc lá và rượu bia
Rượu bia, thuốc lá là kẻ thù của sức khỏe. Ảnh minh họa
Nam giới hút thuốc lá và uống rượu bia là chuyện bình thường nhưng lại là gánh nặng rất lớn cho tuyến tiền liệt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu có thể gây sung huyết tuyến tiền liệt, cổ bàng quang, phù nề và gây bí tiểu cấp tính.
Tuyến tiền liệt sau khi bị rượu bia kích thích, sẽ gây sung huyết cục bộ và sưng tấy mao mạch, tình trạng sung huyết và sưng tấy lâu ngày chắc chắn sẽ gây ra những bệnh lý như viêm tuyến tiền liệt.
Các chất có hại trong thuốc lá cũng có thể gây tiết bất thường prostaglandin và dễ gây viêm tuyến tiền liệt.
- Thường xuyên thức khuya
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự xuất hiện của ung thư tuyến tiền liệt có mối liên qua tới với việc thức khuya.
Melatonin (một hormon có liên quan tới giấc ngủ và có trách nhiệm duy trì nhịp sinh học của cơ thể) có thể ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Nếu thức khuya trong thời gian dài sẽ dễ gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể và giảm tiết melatonin.
Điều này có thể giải thích tại sao những người làm ca đêm dễ bị ung thư tuyến tiền liệt hơn những người bình thường.
Ung thư tiền liệt tuyến có thể phòng ngừa hiệu quả dựa vào một số biện pháp:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh ít thịt đỏ và bổ sung nhiều chất xơ.
- Kiểm tra sức khỏe định kì để tầm soát nguy cơ ung thư, đặc biệt thông qua xét nghiệm PSA để phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu khi hầu như triệu chứng là chưa có.
- Vận động, thể dục thể thao hợp lý.
- Có một chế độ sinh hoạt khoa học và đều đặn.
4 biểu hiện bất thường có thể là ung thư tuyến tiền liệt
- Đi tiểu khó
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu có thể gây tiểu khó.Biểu hiện chung là nước tiểu loãng, dòng nước tiểu ngoằn ngoèo, phân nhánh, tiểu gấp, tiểu nhiều lần và tiểu không hết…
Khi nặng hơn một chút có thể xuất hiện các triệu chứng như tiểu không tự chủ, bí tiểu do niệu đạo bị chèn ép.
- Đau vùng thắt lưng
Ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gây đau ở vùng thắt lưng. Biểu hiện chung là đau ở xương chậu, thần kinh tọa, xương hông và mông.
- tiểu ra máu
Xuất hiện triệu chứng tiểu máu, nước tiểu thải ra có màu đỏ, cần đi khám ngay để phát hiện bệnh kịp thời.
Các khối u ác tính ở tuyến tiền liệt có thể gây chèn ép hoặc làm tổn thương các cơ quan hoặc mô xung quanh, dẫn đến hiện tượng thải ra nước tiểu chứa nhiều hồng cầu và tiểu máu.
- Các triệu chứng toàn thân
Ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể khiến bạn chán ăn, chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi cả ngày.
Sống cùng chồng hút thuốc, người phụ nữ mắc ung thư phổi
Chị Lai chiến đấu với các cơn ho mãn tính suốt hơn 10 năm, cuối cùng tiến triển thành ung thư phổi.
Mei Lai là quản trị viên của một công ty tư nhân tại Hong Kong. Chị chưa bao giờ hút thuốc và tự nhận mình là người có sức khoẻ tốt. Tuy nhiên cách đây 3 năm, ở tuổi 47, chị bất ngờ được bác sĩ thông báo mắc ung thư phổi.
Nguyên nhân được xác định do chị Lai hít phải khói thuốc thụ động sau 28 năm sống chung với chồng là công nhân xây dựng nghiện thuốc lá.
Trước khi phát hiện ra ung thư phổi, chị Lai từng có hơn 10 năm chiến đấu với các cơn ho mãn tính. Chị đã tìm đủ cách điều trị đông, tây y kết hợp nhưng không hiệu quả. Khi ho nhiều, chị Lai đã yêu cầu chồng cai thuốc nhưng anh không đồng ý.
Năm 2016, chị Lai bất ngờ ho ra máu song vị bác sĩ đông y cho rằng tình trạng không quá nghiêm trọng nên chị yên tâm điều trị theo đơn.
1 năm sau, một bác sĩ tại bệnh viện tây y chỉ định chị chụp cắt lớp vi tính phổi để kiểm tra, dù phát hiện vết đen dài khoảng 1cm trên phổi nhưng bác sĩ không yêu cầu làm thêm các xét nghiệm sâu hơn để đánh giá.
Hít phải khói thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân gây ung thư phổi. Ảnh: Shutterstock
Đến năm 2018, những cơn ho không dứt tiếp tục hành hạ chị, đến một bệnh viện khác kiểm tra, kết quả sinh thiết khẳng định chị mắc ung thư phổi giai đoạn một.
Khi phẫu thuật, bác sĩ rất ngạc nhiên khi phát hiện thêm một khối u trong phổi chị Lai nên đã xếp sang giai đoạn 2. Sau đó chị đã trải qua 4 tháng hoá trị mệt mỏi.
Sống sót sau cơn bạo bệnh, hơn ai hết chị Lai ý thức rất rõ tác hại của thuốc lá, chị tham gia vào Quỹ Ung thư Hong Kong để hỗ trợ nhiều bệnh nhân khác và kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá.
Hiện tại chị Lai thường bịt mũi và tránh xa những người hút thuốc lá. "Không chỉ ung thư, thuốc lá không mang lại điều gì tốt cho bạn mà còn đe doạ sức khoẻ những người thân yêu nhất trong gia đình", chị Lai kêu gọi.
Chồng chị Lai khi biết vợ mắc ung thư phổi vẫn không tin hít phải khói thuốc thụ động là nguyên nhân gây ra bệnh. Anh vẫn chưa chịu bỏ thuốc nhưng thay vì hút mọi chỗ trong nhà như trước đây, giờ anh hút thuốc trong nhà vệ sinh.
Thực tế, khói thuốc gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m, vì vậy ngay cả khi ở xa người hút thuốc, bạn vẫn bị ảnh hưởng.
Trên toàn cầu, thuốc lá cướp đi sinh mạng hơn 8 triệu người mỗi năm, trong đó 7,2 triệu người hút thuốc trực tiếp, 1,2 triệu hút thuốc lá thụ động. WHO chỉ ra, khói thuốc lá chứa hàng trăm chất gây hại với sức khoẻ, là nguyên nhân gây ra 25% tổng số ca tử vong do ung thư.
TS James Ho Chung, Phó Chủ tịch Tổ chức Phổi Hong Kong cho biết, những người nghiện thuốc lá mạn tính hút trên 30 bao thuốc mỗi năm có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 10 lần so với người không hút. Người tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng tăng nguy cơ mắc ung thư phổi thêm 10-20%.
Ung thư phổi là ung thư khó phát hiện sớm và khó điều trị song TS Ho cho biết, tại Hong Kong, nếu ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới trên 80%.
Điều gì xảy ra khi nước tiểu màu đỏ, trắng hoặc xanh, đó có phải dấu hiệu ung thư? Nước tiểu có màu đỏ liệu có phải là dấu hiệu bệnh ung thư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp về những nguyên nhân gây ra màu sắc bất thường của nước tiểu. Bạn đã bao giờ đi vệ sinh và nhìn xuống xem màu nước tiểu của mình chưa? Thỉnh thoảng kiểm tra màu nước tiểu có thể giúp...