Chàng trai Việt kiếm 2,8 tỷ/năm, lương lọt top 10% cao nhất Singapore: Nhập viện vì làm liên tục 16 tiếng/ngày, có cách tiêu tiền ai cũng nể phục
Ở tuổi 25, chàng trai này trở thành Tiến sĩ và từ đó về sau, anh liên tục đạt được những thành tựu lớn trong khoa học quốc tế.
Lương 2,8 tỷ/năm, nằm trong top 10% những người giàu nhất Singapore. Đó là câu chuyện của anh Nguyễn Kiến Trúc Giang (sinh năm 1986), người hiện đang làm việc tại tập đoàn Wilmar – một trong 6 tập đoàn lớn nhất của Singpore.
Nếu nói về thành công của chàng trai này, chỉ có thể tóm gọn bằng cụm tự “làm việc như trâu”.
Đó là quãng thời gian nhiều năm trời Trúc Giang học tập và làm việc liên tục 16 tiếng/ngày. Giang từng phải nhập viện vì làm việc quá sức, sụt mất 8 kg trong suốt 4 tháng làm việc. Để đến bây giờ, khi đã giàu (và khoẻ hơn), Trúc Giang quan niệm “siêng năng” chính là điều lớn nhất bản thân tạo ra cho thành công này.
Một mình qua Singapore năm 18 tuổi, làm việc quần quật 16 tiếng/ ngày
Những ngày còn học cấp 2, Giang khá gầy gò, đen nhẻm, mỗi ngày cứ thế một mình đi bộ mấy cây số để tới trường. Lên cấp 3, Trúc Giang thi đỗ vào chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Tiền Giang.
Vì có sức học nổi trội nên năm lớp 11, Giang được chọn đi thi học sinh giỏi quốc gia, sau đó đoạt giải Nhì và được tuyển thẳng vào đại học. Nhưng anh đã chọn không đi học Đại học ở Việt Nam để có thể theo đuổi ước một ước mơ ấp ủ khác, đó là du học.
“Lúc đó, trong mình chỉ có suy nghĩ là phải phấn đấu cho con đường học, bởi kiến thức là vô giá. May mắn, bên cạnh mình lúc nào cũng có mẹ luôn động viên: Hãy cứ cố gắng, đừng bỏ lỡ cơ hội, có như vậy thì con mới có thể thay đổi được cuộc đời”, Giang nhớ lại thời gian ấy.
Bằng sự cố gắng của mình anh Giang đã trúng tuyển vào 2 trường Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Kỹ thuật Nanyang. Vì gia đình có truyền thống theo ngành Y – Dược nên Giang đã chọn học ngành Y sinh tại Đại học Kỹ thuật Nanyang.
Một mình ở Singapore, thời gian đầu anh Giang gặp rất trở ngại và khó khăn, đầu tiên là về ngôn ngữ, sau đó là vấn đề kinh tế. Anh Giang chia sẻ: “Trường cho một khoản chi phí cố định để phục vụ vấn đề sinh hoạt nhưng không nhiều nên cần phải tiết kiệm thì mới đủ. Do đó mình phải ăn mỳ gói khá nhiều.
Mình liên hệ với gia đình bằng cách gửi mail. Thời điểm đó mạng xã hội chưa thịnh hành như bây giờ. Cước điện thoại thì rất đắt, mỗi tháng, mình chỉ dành tiền mua một chiếc card trị giá 20 SGD (hiện gần 330 nghìn đồng) để gọi về cho mẹ một cuộc điện thoại khoảng 10 phút”.
Với mức trợ cấp sinh hoạt phí 300 SGD/tháng, Giang đã phải trích ra chi trả 160 SGD cho tiền phòng ký túc xá, còn lại là tiền ăn và các chi phí khác. Cuộc sống của Giang gặp rất nhiều khó khăn ở giai đoạn này.
Hồi trẻ khoảng 20, lúc đang học Đại học anh Giang đã phải giành rất nhiều thời gian làm việc, có khi làm việc 12, 14 đến 16 tiếng hay thậm chí 18 tiếng. Đến năm cuối đại học, để tiết kiệm chi phí cho bản thân, Giang quyết tâm tốt nghiệp và ra trường sớm. Chỉ trong một học kỳ, anh đã hoàn thành 37 tín chỉ của toàn bộ năm 4, để tốt nghiệp Đại học sớm sau 3,5 năm.
Trúc Giang đã nhận được tấm bằng loại ưu ở tuổi 20, đồng thời được Trường Đại học Công nghệ Nanyang cấp học bổng học thẳng lên tiến sĩ, chuyên ngành Y sinh. Anh học lên tiến sĩ khi mới 20 tuổi, sau đó 25 tuổi bảo vệ xong luận án tiến sĩ.
Khi hỏi về hành trình của bản thân, anh Giang tâm sự: “Sự cần cù mới là điều quan trọng. Thông minh chỉ đóng góp 5% thôi, còn lại 95% là sự nỗ lực. Bởi trí thông minh mang tính chất tương đối thôi. Bạn bè cũng luôn bảo anh là trâu kim cương, học hành rất trâu bò”.
Thu nhập 2,8 tỷ đồng/năm, làm việc trong tập đoàn lớn
Anh có được công việc làm trợ giảng cho các giáo sư ngay từ năm 1 học tiến sĩ với mức thù lao 40 SGD/giờ (gần 680 nghìn đồng/giờ), 2.500 SGD/ tháng. Tuy nhiên, anh Giang vẫn giữ thói quen làm việc 7 ngày/tuần, mỗi ngày làm việc 14 tiếng và luôn bắt chuyến xe bus cuối cùng trở về nhà vào lúc 12h30 đêm.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, 25 tuổi anh Giang đã trở thành một trong những người trẻ nhất Việt Nam lấy được học vị tiến sĩ tại Trường Đại học Công nghệ Nanyang. Trong quá trình học Tiến sĩ, anh có giành thời gian nghiên cứu cây thuốc (cây nhân sâm) thì khám phá ra một hợp chất bảo vệ tim mạch.
Nhờ dự án, sự khám phá đó, Trúc Giang cũng được thầy hướng dẫn giới thiệu một cơ hội mới là dự án liên kết giữa Đại học Quốc gia Singapore và tập đoàn Wilmar với chi phí tài trợ lên tới 100 triệu đô. Anh giữ vai trò là trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về enzyme và protein, trực tiếp tạo ra chương trình này, ở đây anh cũng là trưởng nhóm nhỏ tuổi nhất của tập đoàn.
Ngoài ra, anh còn sở hữu 25 báo chí khoa học công bố trên các tạp chí nổi tiếng và 7 bằng sáng chế. Mức lương của anh hiện cũng đang nằm trong top 10% của Singapore, một con số khá lớn tương đương với khoảng 2,8 tỷ/ năm.
Là một người nhỏ tuổi, nhưng giữ trọng trách khá quan trọng ở tập đoàn, đôi lúc anh Giang cũng cảm thấy vô cùng khó khăn, đặc biệt là cách ứng xử với người nhỏ tuổi hơn mình. Anh chia sẻ: “ Sẽ có những người không phục, nên mình phải chứng tỏ bằng năng lực, sự siêng năng của mình thì mới thuyết phục được. Nhưng rồi 1 thời gian, người ta lại thay đổi thái độ bởi thái độ làm việc, sự siêng năng, chăm chỉ, kiến thức sâu rộng. Điều đó không phải nói ngày một, ngày hai là xong được”.
Hiện tại anh Giang cảm thấy mình là một trong những người thông minh nhất trong công ty.
Cố gắng đến mức nhập viện vì suy kiệt, sụt liền 8 kg
Thời đi học Đại học, với cường độ học từ 9 giờ sáng cho đến 2 giờ đêm, kể cả thứ 7, Chủ nhật đã khiến Giang sụt mất 8 kg, ho nhiều, mặt mũi xanh lét, đến mức phải nhập viện vì suy kiệt.
Anh chàng chia sẻ: “Khi tới bệnh viện, ban đầu bác sĩ chẩn đoán mình bị mắc bệnh lao. Điều đó quả thực rất sốc. Nhưng rất may, sau khi bác sĩ làm các xét nghiệm thì cho ra kết quả âm tính”. Đến thời điểm hiện tại, tài chính ổn định anh đã điều chỉnh chế độ làm việc của mình cho hợp lý hơn.
Tâm sự về hành trình làm việc, làm nghề, Trúc Giang cũng đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ: “Hãy ráng làm thật nhiều việc càng tốt. Bạn hoàn thành tốt thì sẽ có sự tín nghiệm của sếp và đồng nghiệp, sẽ thăng tiến rất nhanh. Khi đi làm bạn nhất định phải nhớ rằng sếp thuê bạn về giải quyết vấn đề của họ, chứ không phải để tạo ra vấn đề mới.
Lúc nào bạn cũng phàn nàn về cách làm việc thế này, giao việc xong cứ trốn tránh thì người ta sẽ có cái nhìn tiêu cực. Bạn hãy chủ động xin nhận việc, không đòi hỏi quyền lợi, thì chắc chắn sếp sẽ nhận ra tư duy năng lực, chắc chắn công sức sẽ được đền đáp”.
Luơng được 2,8 tỷ/năm, anh cũng không tiêu quá tiêu tiền nhiều, sẽ để dành cho chị và mẹ. Mẹ thì thích đi từ thiện như đi xây cầu, cho học sinh nghèo… Anh luôn trân quý giá trị của đồng tiền và thành quả của sức lao động của mình. Trước đây, mỗi năm anh Giang về thăm quê, thăm mẹ ít nhất 3 lần. Có 2 dịp lúc nào anh cũng về đó là Tết Nguyên đán và sinh nhật mẹ. Nhưng vì dịch bệnh nên một năm nay anh chưa thể về nhà.
Ước muốn của anh là cống hiến cho khoa học, làm chừng 10-12 năm nữa rồi về mở một trang trại ở Đà Lạt để tận hưởng cuộc sống.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tay không bắt rắn độc, người đàn ông bị cắn đến ngừng tim: 1 tuần sau, điều kỳ diệu xảy ra
Một chuyên gia bắt rắn nổi tiếng người Ấn Độ mới đây đã bị rắn hổ mang cắn đến mức phải nhập viện cấp cứu, truyền thông Ấn Độ đưa tin.
Cụ thể, theo trang tin Onmanorama của Ấn Độ, vào ngày 31/1, chuyên gia bắt rắn Vava Suresh đang tay không bắt một con rắn hổ mang chúa thì bất ngờ bị nó tấn công, cắn vào đùi.
Đoạn video ghi lại khoảnh khắc này đã được trang tin Indian Express của Ấn Độ đăng tải. Trong đoạn clip dài 21 giây, có thể thấy Suresh đang giữ một con rắn hổ mang và cố gắng cho nó vào một chiếc túi lớn. Sau một vài giây, con rắn tấn công và cắn Suresh. Những người xung quanh la hét và bỏ chạy sau khi ông thả rắn hổ mang xuống đất.
Tay không bắt rắn độc, người đàn ông Ấn Độ bị cắn đến ngừng tim
Theo Newsweek, một vết cắn của rắn hổ mang có đủ nọc độc để giết chết 20 người.
Suresh bị ngừng tim sau khi bị rắn cắn. Ông được đưa đến Bệnh viện Cao đẳng Y tế Kottayam ở Kottayam, Ấn Độ, trong tình trạng bất tỉnh. Rất may mắn, đến ngày 3/2, ông đã tỉnh lại sau nhiều ngày nằm Đơn vị chăm sóc đặc biệt và thở máy, Onmanorama đưa tin.
Người đàn ông đã được điều trị bằng 65 lọ thuốc kháng nọc độc, theo Onmanorama. Thông thường, các bác sĩ chỉ sử dụng 25 lọ thuốc kháng nọc độc, nhưng Suresh cần liều lượng cao hơn để chống lại tác động của vết cắn.
Đến hôm qua (7/2), Suresh đã được xuất viện trong tình trạng tốt, Onmanorama đưa tin.
Vava Suresh là một chuyên gia bắt rắn của Ấn Độ.
Suresh nổi tiếng trên Internet. Ông đăng tải nhiều video bắt rắn lên Youtube, có hơn 500.000 người theo dõi và 51 triệu lượt xem. Ông cũng có 2 triệu người theo dõi trên Facebook và gần 75.000 người theo dõi trên Instagram.
Trang tin India Today gọi Suresh là "Steve Irwin" của Kerala, Ấn Độ. Steve Irwin là một thợ săn cá sấu người Úc. Suresh lần đầu tiên bắt rắn khi mới 12 tuổi và đã bắt được hơn 30.000 con rắn trong nhiều năm qua, theo India Today.
Chị áo trắng nói gì khi Trang Nemo quay clip cúi đầu xin lỗi sau vụ xô xát? Trên trang cá nhân, chị áo trắng đã đăng status mới sau clip của Trang Nemo. Hơn 1 tuần sau vụ xô xát giữa Trang Nemo - Trần My, trưa 27/1, Trang Nemo bất ngờ quay clip cúi đầu xin lỗi. Trong clip, cô cũng nhắc đến chị K. (tức là người phụ nữ áo trắng), người phải nhập viện sau khi vụ...