Chàng trai miền Tây kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ mô hình nhà tí hon
Giữa nhịp sống hiện đại vội vã, những giá trị quê hương đôi khi vô tình bị lãng quên.
Thế nhưng, em Nguyễn Trọng Phúc (SN 2005, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) đã chọn một con đường khác biệt là lưu giữ vẻ đẹp miền Tây sông nước qua những mô hình nhà tí hon tinh xảo.
Công việc này đòi hỏi sự tập trung cao độ để không dán sai chi tiết nào trong quá trình thực hiện
Mô hình nhà miền Tây tí hon với thiết kế tinh tế, tái hiện vẻ đẹp mộc mạc của vùng sông nước
Sinh ra và lớn lên tại tại miền Tây sông nước, Trọng Phúc sớm có niềm đam mê với những điều liên quan đến quê hương mình. Từ năm lớp 9, Trọng Phúc đã biết kiếm thêm tiền từ việc nuôi và bán cá cảnh. Đến lớp 12, Phúc bắt đầu làm và bán những mô hình nhà tí hon đầu tiên. Những ngày đầu khởi nghiệp không hề dễ dàng. Sản phẩm còn mới mẻ, ít người biết đến nên mỗi ngày Phúc chỉ bán được 1-2 mô hình.
Trọng Phúc hào hứng chia sẻ: “Lý do em chọn làm mô hình nhà miền Tây vì em rất yêu nét đẹp của những ngôi nhà xưa, nơi gắn bó với tuổi thơ em. Em cũng bị thu hút bởi các video nước ngoài làm mô hình, nhưng thay vì bắt chước, em quyết định tái hiện nét đặc trưng của quê hương. Em cố gắng làm mọi thứ thật giống thực tế, nhiều người đánh giá giống khoảng 80% một căn nhà thật”.
Mỗi mô hình do Trọng Phúc tạo ra đều thể hiện sự tỉ mỉ và tinh tế trong từng chi tiết nhỏ. Không chỉ tái hiện chính xác hình dáng của những ngôi nhà miền Tây truyền thống với mái ngói, tường vách và hiên nhà mộc mạc, mà bên trong còn được bài trí đầy đủ những vật dụng quen thuộc của một gia đình. Từ chiếc tủ thờ, bàn thờ ông thiên, bàn ăn, giường ngủ, võng nằm, cho đến những chi tiết nhỏ như lu nước đặt góc sân hay những chiếc ghế gỗ xưa, tất cả đều được làm thủ công với độ chính xác cao.
Để làm ra một mô hình hoàn chỉnh, Trọng Phúc phải khéo léo cắt, dán từng chi tiết
Video đang HOT
Điều làm nên sự khác biệt của những mô hình này chính là cách Phúc tận dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, vừa tiết kiệm chi phí. Từ giấy bìa carton, vỏ nhôm, lon bia, đến que kem, tất cả đều được Phúc biến hóa thành những bộ phận hoàn chỉnh của ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng suôn sẻ. Trong giai đoạn đầu, việc pha màu và sơn để tạo hiệu ứng cũ kỹ, mang nét hoài cổ cho các chi tiết là một thử thách lớn. Phúc phải tự mày mò, thử nghiệm nhiều lần để tìm ra cách pha màu phù hợp nhất.
“Thời tiết ẩm ướt cũng từng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sơn, khiến công đoạn này càng thêm phức tạp. Nhưng giờ làm lâu riết quen nên em làm thuần thục mọi quy trình, những khó khăn ban đầu trở thành kinh nghiệm quý báu để hoàn thiện sản phẩm. Mỗi ngày, em sản xuất từ 20-35 mô hình, với giá dao động từ 150.000đ – 250.000đ. Em có trên TikTok Shop, và cung cấp sỉ cho nhiều cửa hàng trên cả nước”, Trọng Phúc chia sẻ thêm.
Mô hình nhà miền Tây tí hon được tái hiện sinh động với các chi tiết như mái tôn, xuồng ba lá, vách gỗ, lu nước,…
Không chỉ tạo nên những sản phẩm độc đáo, Phúc còn là giúp đỡ nhiều bạn học sinh có thêm thu nhập. Hiện tại, Trọng Phúc thuê 4-6 nhân công, chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên. Phúc đã xây dựng quy trình sản xuất bài bản, từ việc tạo khuôn, cắt chi tiết, sơn màu, đến lắp ráp để phân công cho mỗi người. Sự chuyên nghiệp không chỉ giúp sản phẩm hoàn thiện nhanh hơn mà còn bảo đảm chất lượng ổn định.
Được biết, hiện nay mỗi tháng kiếm được từ 40-50 triệu đồng, có thể tăng gần gấp đôi vào những mùa cao điểm, tuy vậy nhưng Trọng Phúc vẫn chọn tiếp tục việc học. Với em, học không bao giờ là vô bổ. Hiện nay em là sinh viên năm 2 ngành marketing của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (phân hiệu Vĩnh Long).
Những mô hình nhà tí hon được đặt trong những bể cá, tạo nên không gian sống động và độc đáo dưới làn nước
Trọng Phúc nói: “Hiện tại, em rất hài lòng với cuộc sống, có thu nhập để chăm sóc gia đình, nuôi đứa em ăn học. Sau này khi học sinh và ra trường, khi không còn bận rộn việc học, em sẽ dành nhiều thời gian hơn để phát triển công việc này hơn nữa. Và khi đó chắc chắn sẽ ứng dụng những kiến thức học được để quảng bá sản phẩm của mình”.
Ở tuổi 19, Trọng Phúc không chỉ đang làm kinh tế giỏi mà còn lan tỏa tình yêu miền Tây sông nước đến mọi miền đất nước. Mỗi mô hình Phúc làm ra không chỉ là một sản phẩm, mà còn chứa đựng cả tâm huyết, tình cảm với nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn./.
Biến cây, trái miền Tây thành 'rồng bay phượng múa' trên cổng cưới
Những năm gần đây, phong trào làm cổng cưới bằng lá dừa và trang trí họa tiết rồng, phượng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.
Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, đã biến những hoa trái miệt vườn tạo thành tác phẩm đặc sắc, đậm nét văn hóa miền Tây.
Ngày trước ở miền Tây Nam bộ, những chiếc cổng cưới lá dừa hết sức giản dị và đơn sơ. Chỉ cần tàu lá dừa, cây chuối... cùng một số ít phụ kiện đơn giản như lá, buồng trái của cây đủng đỉnh cũng đủ để tạo thành một chiếc cổng cưới đẹp khiến khách mời từ phương xa phải trầm trồ.
Anh Trần Văn Ngọt bên tác phẩm của mình.
Những năm gần đây, chiếc cổng cưới được trang hoàng rực rỡ hơn, đặc biệt là những cổng cưới rồng, phụng được nhiều người ưa thích và chọn thiết kế trong ngày trọng đại. Từ đó, nghề làm cổng cưới ở miền Tây bắt đầu thịnh hành.
Những chiếc cổng cưới rồng phụng được kết hợp cắm hoa tươi thành cụm pha lẫn nét truyền thống và hiện đại
Hơn 6 năm gắn bó với nghề làm cổng cưới, anh Trần Văn Ngọt (33 tuổi, ngụ H.Chợ Mới, tỉnh An Giang) cho biết: Nhận thấy nhu cầu làm mâm ngũ quả, cổng cưới truyền thống đang thịnh hành, anh Ngọt mài mò vừa học vừa làm. Đến năm 2018, anh quyết định khởi nghiệp với nghề thiết kế cổng cưới truyền thống.
Chất liệu dùng thiết kế cổng cưới khá dễ tìm và gần gũi.
Để đáp ứng được thị hiếu khách hàng, anh Ngọt kết hợp giữa cổng cưới truyền thống và hiện đại, anh thay đổi nhiều kiểu dáng uốn lượn, tư thế bay, đáp cho rồng, phụng. Để cổng đẹp hơn, anh trang trí thêm bằng những cụm hoa hồng và các loại hoa phụ khác hoặc chọn hoa theo sở thích của khách để các mẫu cổng trở nên bắt mắt, không bị trùng lặp.
Hiện nay, mẫu cổng cưới rồng, phượng được ưa chuộng nhất, đây cũng là sự kết tinh giữa truyền thống và hiện đại.
Theo anh Ngọt, để làm nên một chiếc cổng rồng phụng phải qua nhiều giai đoạn, rất kỳ công như: tạo khung sườn, gắn kết những vật liệu phù hợp để tạo vảy rồng, đi chi tiết răng, râu, cổng cưới được di chuyển đến nơi tổ chức lễ cưới để lắp ráp, trang trí thêm hoa, lá.
"Hiện khách chủ yếu ưa chuộng mẫu cổng cưới rồng phụng, chất liệu để làm nên cũng gần gũi như: thân cây chuối, lá đủng đỉnh, lá và trái dừa nước, đậu đũa, đậu bắp, cau kiểng, tỏi, ớt, lá dừa, lá đủng đỉnh..." - anh Ngọt cho biết.
Quá trình thực hiện cổng rồng, phụng, đòi hỏi người thợ phải tâm huyết, tỉ mỉ. Khó nhất là công đoạn làm mắt rồng, mắt phụng sao cho có hồn, thần thái.
Anh Ngọt chia sẻ: Một chiếc cổng cưới tốn thời gian khoảng 3 ngày để hoàn thiện. Để tạo hình, lắp ráp, trang trí cần từ 5 đến 10 người tham gia thi công. Một chiếc cổng cưới rồng phụng có nhiều kích thước khác nhau, cổng nhỏ chiều ngang 5m, độ cao 3m; cổng lớn chiều ngang 10m, độ cao khoảng 4m.
"Tùy vào kích thước và độ khó, cổng cưới có mức giá dao động từ 15 đến hơn 100 triệu/cổng. Nhờ đó đem lại thu nhập khá mỗi tháng." anh Ngọt nói.
Thời điểm đặt hàng nhiều nhất là dịp lễ, tết hoặc tháng 9, tháng 10 âm lịch hằng năm. Không chỉ nhận thiết kế ở miền Tây, anh còn nhận các đơn hàng ở tỉnh xa với mong muốn đem lại những chiếc cổng cưới truyền thống đẹp rực rỡ trong ngày trọng đại của khách.
Làm thế nào để biết đâu là sầu riêng chín tự nhiên, không hoá chất? Hãy để ý 2 chi tiết cực quan trọng Sầu riêng là loại hoa quả được nhiều người yêu thích. Nhưng không phải ai cũng biết cách để chọn được sao cho đúng quả chín tự nhiên, không nhúng hoá chất. Mùa hè được đánh giá là thời điểm nhiều loại trái cây vào vụ nhất trong năm. Trong số đó, không thể kể tới loại quả được mệnh danh là "vua...