Chàng trai mang khuôn mặt của người khác sau 25 giờ phẫu thuật
Nhờ khuôn mặt của một người xấu số, chàng trai 26 tuổi đã có diện mạo hoàn toàn mới sau ca ghép mặt.
Cameron Underwood, 26 tuổi, California, Mỹ từng là thanh niên sống tích cực, chăm chỉ và tiết kiệm khi 19 tuổi đã có khoản thế chấp để mua căn nhà riêng.
Tuy nhiên sau cú sốc chia tay với cô bạn gái nhiều năm gắn bó; mất liên lạc với người bạn thân nhất và sự rời bỏ của 2 anh trai, 1 chị gái ruột, Cameron bắt đầu rơi vào trạng thái trầm cảm nặng. Anh thường xuyên say xỉn, bất chấp sự can ngăn của người thân.
Đỉnh điểm vào ngày 26/6/2016, chàng trai trẻ tự giam mình cả ngày để uống đồ uống có cồn, ý nghĩ muốn kết thúc cuộc đời ở tuổi 24 loé lên và Cameron đã tự tay đặt khẩu súng ngắn dưới cằm rồi bóp cò tự sát.
Hình ảnh Cameron Underwood trước khi tự tử
Ngay sau đó, Cameron được đưa tới Trung tâm y khoa, ĐH California để cấp cứu. Sau nhiều ca phẫu thuật, chàng trai trẻ thoát khỏi cơn nguy kịch nhưng khuôn mặt đã vĩnh viễn biến mất, chỉ còn lại trán, mắt và lưỡi.
Sau gần 2 tháng nằm mê man ở bệnh viện, khi tỉnh dậy, Cameron rất sốc khi thấy mình trong gương, cảm thấy vô cùng ân hận nhưng mọi thứ đã quá muộn.
Tháng 12/2016, Cameron được xuất viện. Kể từ đó, chàng trai trẻ gắn bó với chiếc mặt nạ mọi lúc mọi nơi nhưng không thể nào chịu nổi những ánh mắt nhìn chằm chằm vào mình mỗi khi ra đường.
Video đang HOT
Khuôn mặt biến dạng của Cameron và hình ảnh sau phẫu thuật ghép mặt
Từ thông tin về ca ghép mặt cho cựu lính cứu hoả Patrick Hardison, bà Bev, mẹ của Cameron không ngừng nuôi hy vọng sẽ tìm được người hiến mặt phù hợp giúp con trai khôi phục lại phần nào diện mạo. Tháng 3/2017, bà bắt đầu đăng ký để Cameron vào danh sách chờ ghép mặt.
Cuối cùng điều kỳ diệu đã đến, tháng 1 vừa qua, bà Bev không khỏi vui mừng khi bác sĩ thông báo đã tìm được người hiến mặt phù hợp với Cameron.
Người hiến là chàng trai trẻ Will Fisher, 23 tuổi ở New York, là nhà văn kiêm đạo diễn phim. Will không may qua đời đột ngột ngày 5/1/2018 khi đang điều trị tâm thần. Ngoài hiến mặt, Will cũng đăng ký hiến tim, gan, thận, giác mạc.
Bác sĩ cho biết, Will có khá nhiều điểm tương đồng với Cameron về độ tuổi, màu da, nhóm máu, kích thước hộp sọ, màu tóc, xương hàm.
Will Fisher, 23 tuổi, người đã hiến mặt cho Cameron
Coi đây là cơ hội duy nhất của cuộc đời mình, Cameron đã bay đến New York và thực hiện ca ghép mặt ngay trong đêm, kéo dài 25 giờ.
“Đây sẽ là ca phẫu thuật thay đổi cuộc đời tôi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm trước khi bước vào cơn mê và không ngừng nghĩ về một khuôn mặt mới với cái miệng và hàm răng mới, chiếc mũi mới. Một niềm vui khôn tả”, Cameron chia sẻ.
Cameron có cuộc gặp xúc động với mẹ của Will
Anh cũng bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình Will, người đã giúp anh “tái sinh”. Cameron sau đó cũng có cuộc gặp gỡ xúc động với bà Will Sanlly, mẹ của Will.
“Tôi đã nghĩ mình không thể sống tiếp sau khi Will qua đời nhưng Cameron của hiện tại đã giúp tôi gượng dậy, cậu ấy còn cả tương lai phía trước và tôi hạnh phúc vì con trai mình đã giúp một người xa lạ có một cuộc đời thứ hai”, bà Will Sanlly chia sẻ.
Minh Anh
Theo Dailymail
Vi phẫu tái lập dây thần kinh giác mạc
Mất cảm giác giác mạc có thể gây viêm loét giác mạc dẫn đến mù. Ứng dụng thành công kỹ thuật vi phẫu giúp bệnh nhân được điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân 4 tuổi bị loét giác mạc - ẢNH: THÚY ANH
Bệnh từng bị "buông tay"
Các phẫu thuật viên vi phẫu tạo hình của Bệnh viện Hữu nghị (BVHN) Việt Đức (Hà Nội) phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh, mắt, hàm mặt phẫu thuật thành công việc tái lập thần kinh cho giác mạc bằng kỹ thuật chuyển thần kinh vùng và vi phẫu ghép thần kinh, sử dụng các thần kinh cảm giác ngoại biên điều trị cho những bệnh nhân trẻ tuổi mắc bệnh mất cảm giác giác mạc.
Đây là một bệnh lý nguy hiểm vì có thể gây loét giác mạc mãn tính, điều trị hết sức khó khăn, dẫn đến mù lòa. Lý do là khi bị mất cảm giác, giác mạc sẽ không còn phản xạ bảo vệ dẫn đến tổn thương loét tái phát hết đợt này đợt khác. Việc điều trị ghép giác mạc cũng không mang lại hiệu quả vì giác mạc mới chịu quá trình thương tổn tương tự, hậu quả là mất thị lực vĩnh viễn.
PGS-TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt - tạo hình - thẩm mỹ, BVHN Việt Đức, cho biết mất cảm giác giác mạc còn được gọi là bệnh lý giác mạc thần kinh.
Bệnh có thể do mắc phải hoặc bẩm sinh, do nhiễm vi rút herpes của thần kinh sinh ba, tiếp theo đó là sau phẫu thuật u não, cắt u dây thần kinh 5, sau chấn thương, do sử dụng một số loại thuốc...
Thông thường bệnh nhân được điều trị triệu chứng là chính. Điều trị nội khoa bằng các thuốc bôi trơn, nước mắt nhân tạo rồi đến các thuốc chống viêm, thuốc chống ly giải collagen hoặc các chế phẩm sinh học kích thích tăng trưởng biểu mô.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường áp dụng như khâu cò mi, ghép màng ối... tuy nhiên chỉ có thể làm chậm tiến triển của bệnh. Ngay cả đến phương pháp ghép giác mạc cũng không hiệu quả nhiều vì giác mạc sau ghép lại tiếp tục chịu đựng quá trình viêm loét do không có phản xạ cảm giác giác mạc bảo vệ.
Chính vì vậy, đây là bệnh không phải hiếm gặp nhưng lại chưa được quan tâm nhiều do việc điều trị thực sự rất khó khăn, gia đình, bệnh nhân nhiều khi cũng buông tay vì tưởng chừng không còn hy vọng nữa.
Vi phẫu thành công
PGS-TS Nguyễn Hồng Hà cho biết, sự thành công này đã mở ra một hướng đi mới, cứu cánh cho loại bệnh lý vốn dĩ điều trị rất khó khăn và dẫn tới mù lòa. Các bệnh nhân sẽ trải qua ca vi phẫu khoảng 5 - 7 tiếng.
Trong cuộc mổ, các bác sĩ xác định đầu dây thần kinh cảm giác còn lành lặn, sau đó lấy một đoạn thần kinh ở dưới chân chuyển lên (chỉ là thần kinh cảm giác, không ảnh hưởng tới vận động của chân) nối ghép từ thần kinh lành vào giác mạc bên bị bệnh. Vì kích thước các dây thần kinh quá bé, chỉ khoảng 1 mm nên để khâu nối được, các bác sĩ phải sử dụng kỹ thuật khâu nối vi phẫu dưới kính hiển vi. Thông thường sau mổ khoảng 4 - 6 tháng, các dây thần kinh sẽ "mọc" ra quanh giác mạc và cảm giác bảo vệ sẽ dần xuất hiện, lúc này các phương pháp điều trị thông thường có thể mang lại hiệu quả như mong đợi.
Mới đây các phẫu thuật viên vi phẫu của Khoa Phẫu thuật hàm mặt - tạo hình - thẩm mỹ BVHN Việt Đức đã điều trị thành công cho bệnh nhân 4 tuổi, loét giác mạc do mất cảm giác bẩm sinh. Các bác sĩ đã chia các sợi thần kinh mới ra ghép nối tái lập lại "mạng lưới" dây thần kinh cấp cảm giác cho giác mạc.
Theo thanhnien
Sửa dị tật hở hàm ếch bằng máu cuống rốn Máu từ cuống rốn có thể được sử dụng để sửa chữa dị tật hở hàm ếch ở trẻ nhỏ. Cách điều trị mới - đã được thử nghiệm trên 9 trẻ em ở Colombia - có thể thay thế nhu cầu ghép xương khi trẻ lớn lên. Hở hàm ếch, dị tật khiến xương sọ có một khoảng trống trên mặt ở...