Chàng trai Hà Nội về quê trồng cam, thu nhập hàng tỷ đồng
“Ngày đầu lên đồi cuốc đất, làm xong, tôi nhìn lại và phát hiện ra luống đất của mình xiên xẹo nhất. Lúc đó, tôi chỉ muốn tìm một cái lỗ dưới đất để chui xuống, bớt xấu hổ”, Cao Khuê nói về lần đầu làm việc nhà nông.
Ở tuổi 25, Nguyễn Cao Khuê (SN 1996, Sơn Tây, Hà Nội) là chủ của một trang trại trồng cam, bưởi tại Hòa Bình. Trang trại có diện tích 32,9ha được Khuê thuê lại trong vòng 15 năm để trồng cây ăn quả.
Tùy theo thời điểm và tính chất công việc, có khoảng 8 – 20 nhân công làm việc tại trang trại. Ngoài ra, Khuê cũng mở văn phòng tại Hà Nội với 5 nhân viên để xử lý các đơn hàng, tiêu thụ cam, bưởi. Doanh thu năm 2019-2020 của họ là hơn 2 tỷ đồng.
Những thất bại đầu tiên
Nguyễn Cao Khuê bắt tay khởi nghiệp khi mới là sinh viên năm 2, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Lần đầu kinh doanh, Khuê đã nhận thất bại với mô hình bán bánh mì.
“Sau đó, người ta nói nhiều đến vấn nạn thực phẩm bẩn, khách hàng có tiền nhưng không biết mua thực phẩm sạch ở đâu. Muốn tạo ra những sản phẩm sạch như vậy nên hè năm 2015, tôi cùng bố thuê đất ở Hòa Bình để phát triển nông nghiệp hữu cơ”, Khuê kể. Nhưng một lần nữa, thất bại lại tìm đến chàng trai này.
Khuất Cao Khuê
Theo Cao Khuê, giai đoạn năm 2012 – 2015, nhiều người đổ xô về Cao Phong, Hòa Bình để thuê đất trồng cam, bưởi.
“Có nhiều đại gia Hà Nội lên đây trồng cam theo “trend” (xu hướng). Nhưng hầu hết họ đều bỏ tiền ra thuê người khác làm. “Cha chung không ai khóc”, đồng tiền bỏ ra như vậy sẽ không hiệu quả. Vài năm sau, cây yếu, năng suất không đạt, đất bị suy kiệt, xơ cứng…”, Khuê chia sẻ.
Hai bố con Khuê cũng gặp sai lầm như vậy. Thời điểm đó, họ chỉ lên trang trại vào cuối tuần, còn lại “khoán” cho những người làm thuê phát triển vườn cam.
“Mình là chủ vườn nhưng không hiểu cây cần chất dinh dưỡng gì, thời điểm nào… Mình giao phó tất cả cho người khác thì chuyện thất bại là dễ xảy ra. Trong vòng 3 năm, tôi và bố bị thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng với các chi phí cây giống, vật tư nông nghiệp, đầu tư cho đường sá, máy móc…”.
“Nhưng đâm lao phải theo lao”, 9X quyết tâm bắt tay tái khởi nghiệp. Tháng 8/2017, Khuê tốt nghiệp đại học. Lúc này, bố nhường quyền cho anh tiếp quản toàn bộ trang trại.
Đến chủ trang trại doanh thu tiền tỷ
Việc đầu tiên Khuất Cao Khuê làm là học lại toàn bộ kiến thức và kỹ năng để chăm 1 cây cam. Anh tìm tài liệu nước ngoài – những nước đi đầu về nông nghiệp hữu cơ như Hà Lan, Mỹ… để học hỏi. Không chỉ học kiến thức nước ngoài, một mình với chiếc xe, anh rong ruổi khắp Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Giang… để tìm giống cây.
Video đang HOT
Một sản phẩm trong trang trại của Cao Khuê.
Cứ thấy chỗ nào có vườn cam, bưởi tốt, Khuê đều xin vào xem và học hỏi. “Mỗi nơi, tôi tích cóp một chút kinh nghiệm, đối chiếu với tài liệu trong sách. Dần dần mất 1 năm như vậy, tôi mới có kiến thức cần thiết về cây”.
Sau đó, chàng trai Hà Nội cố gắng xây dựng quy trình sản xuất hoàn chỉnh cho cây. Thay vì sử dụng phân bón nhân tạo, Khuê tiến hành trồng cỏ, cắt và ủ thành phân hữu cơ để bón.
“Đây là hình thức nông nghiệp thuận tự nhiên, chúng tôi tận dụng cỏ, rác ủ thành phân cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nhờ vậy, sức đề kháng của cây cao hơn và tuổi thọ của cây cũng dài hơn”.
Thay vì thuê người làm và “chỉ tay năm ngón” như trước, lần này chàng quý tử thành phố cũng lên nương làm việc cùng những người nông dân.
“Với người nông dân, chúng ta không thể mang lý thuyết ra nói. Họ chỉ phục khi mình làm được và làm tốt hơn họ. Có thế người ta mới nể và nghe mình”, Khuê cho biết.
“Ngày đầu tôi lên, mọi người đang trồng cỏ để sau ủ làm phân. Chúng tôi phải cuốc đất, tạo luống trên quả đồi. Khi quốc xong, trong 10 luống thì có 9 luống thẳng, đẹp còn 1 cái xiên, vẹo là sản phẩm của tôi. Tôi chỉ muốn tìm chỗ nứt dưới đất mà chui xuống cho đỡ xấu hổ vì mang tiếng là chủ mà làm xấu nhất”, Khuê nhớ lại.
Khi có sản phẩm, Cao Khuê tiếp tục xây dựng đội ngũ bán hàng, xây dựng về marketing, thương hiệu… Anh bắt đầu nhận được những phản hồi tốt về sản phẩm của mình.
“Đó là một khách hàng người Pháp. Ông ăn thử cam của chúng tôi và nói rằng, vị cam này giống với cam ngày xưa bên Pháp ông hay ăn. Ông còn kể, ở bên Pháp họ có thói quen uống nước cam buổi sáng.
Từ ngày sang Việt Nam, ông chưa tìm được cam ngon như vậy nên mất thói quen đó. Sau khi ăn thử, ông nói hương vị rất tuyệt và cảm giác như được ở nhà. Nay, ông đã thành khách hàng quen thuộc của chúng tôi”, chàng trai 9X kể.
Một vụ cam kéo dài 4 tháng, 8 tháng còn lại Khuê dốc sức chăm sóc, nuôi dưỡng cây. Theo anh, mỗi cây cam cho trái như người mẹ sinh con.
Quá trình mang thai, cho quả, cây rất yếu. Sau khi thu hoạch, người làm vườn phải hồi sức cho cây. Có như vậy, mùa sau cây mới cho năng suất tốt.
“Nhiều người chỉ quan tâm năng suất. Cây yếu, họ lại bón phân hóa học nhưng làm như vậy là “lạm dụng sức khỏe” của cây. Một cái cây không khỏe mạnh, hạnh phúc, quả sẽ không thể ngon”, Cao Khuê nhấn mạnh.
Hiện, Khuất Cao Khuê còn triển khai thêm tour để khách tham gia trải nghiệm tại vườn. “Khách hàng trực tiếp đến vườn được nghe những câu chuyện về cây cam. Họ sẽ hiểu hơn sản phẩm và tâm huyết của người trồng cây”, 9X cho biết.
Cao Khuê từng chia sẻ cảm nhận khi “bỏ phố về vườn”: “Làm sao thích được khi đang ăn trắng mặc trơn, sinh viên trường top, tự nhiên bị “đày” lên rừng lên núi. Nơi đây, giường không có mà ngủ, tôi luôn đi làm trong tình trạng “đầu đội trời, chân đạp đất”, lại còn ở cùng những người không nói tiếng Kinh”.
Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của 3 năm đầu tiên. Hiện, Khuê thừa nhận đã quá mê công việc ở đây đến nỗi “lâu lắm rồi, tôi không có thời gian riêng dành cho bản thân”.
Hòa Bình: Trồng ra những quả cam mùi vị đặc biệt, nông dân Cao Phong cắn răng bán giá rẻ vì điều này
Thời điểm này người trồng cam ở Cao Phong (Hòa Bình) đang chuẩn bị bước vào chính vụ thu hoạch.
Năm nay do ảnh hưởng của sâu bệnh, cũng như dịch Covid-19 đã kéo giá cam giảm xuống chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước. Nhiều nhà vườn phải chấp nhận bán cam với giá rẻ, thập chí phải bù lỗ.
Gia đình anh Trịnh Văn Toàn (Khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong) cho biết, gia đình đang có 1ha trồng cam lòng vàng, cam Canh và cam V2. Anh Toàn đã trồng cam được 7 năm.
Theo anh Toàn, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cộng với đó là tình hình sâu bệnh trên cây cam khiến chất lượng và sản lượng cũng như khâu tiêu thụ bị tác động. Giá cam giảm chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước. "Hôm nay, tôi bán xô cam Canh, quả xấu, quả đẹp đều đồng giá 17.000 đồng/kg".
"Giá năm nay kém hơn so với năm trước. Năm ngoái cam lòng vàng đầu vụ có thể bán giá 25.000 đồng/kg. Còn như thời điểm bây giờ, cam lòng vàng quá rẻ, giá tại vườn chỉ có 12.000 đồng - 13.000 đồng/kg. Trong khi đó, chúng tôi đầu tư rất nhiều để chăm sóc cam, đến lúc thu thì không được bao nhiêu" - anh Toàn chia sẻ.
Ngoài hai nguyên nhân nêu trên, anh Toàn cũng cho rằng, hiện, một số tỉnh cũng đang đẩy mạnh phát triển cây có múi, trong đó cây cam được trồng ở khắp nơi. Đây cũng là một lý do khiến quả cam Cao Phong phải cạnh tranh nhiều trên thị trường.
Anh Toàn khẳng định, dù cây cam được trồng nhiều ở các tỉnh khác, nhưng chất lượng cũng như mùi vị của quả cam Cao Phong vẫn rất đặc biệt, hoàn toàn không thể giống với các loại cam trồng ở những vùng đất khác. "Mặc dù giá cam năm nay có rẻ hơn, nhưng ai đã từng thưởng thức cam Cao Phong đều có thể phân biệt được mùi vị đặc biệt so với các loại cam được trồng ở nơi khác".
Năm nay, anh Toàn tính toán, với 1ha trồng cam, anh sẽ thu khoảng 30 - 40 tấn.
Anh Toàn nói: "Quanh đây đã có một số hộ mở cửa vườn để bán cam. Tuy nhiên, theo tôi tìm hiểu thì các vườn này cũng bán cam với giá rẻ từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg".
Tương tự, gia đình anh Bùi Văn Hiệp (xã Bắc Phong, huyện Cao Phong) cũng đang phải chấp nhận bán cam với giá rẻ. Hiện, anh Hiệp đang có diện tích 4.800m2 trồng cam (trên 200 gốc).
Theo anh Hiệp, đây là năm thứ 6 anh trồng cam lòng vàng và cam canh, nhưng chưa năm nào anh Hiệp lại phải đối mặt với giá cam thấp như vậy.
"Thương lái vào hỏi mua cam nói là năm nay do Covid-19 nên thị trường tiêu thụ chậm. Trong khi cam ở vườn đã đến kỳ thu hoạch, nếu không bán thì cũng rụng đầy vườn. Dù giá thấp nhưng chúng tôi vẫn phải chấp nhận" - anh Hiệp nói.
Năm 2019, anh Hiệp thu hoạch được 5 tấn cam, nhưng năm nay do sâu bệnh hoành hành sản lượng chỉ đạt khoảng 3 tấn cam. "Chi phí để chăm sóc một cây cam từ đầu vụ cho đến khi thu hoạch tốn khoảng 300.000 đồng/gốc. Vậy nên với giá bán như hiện tại chúng tôi hòa là còn may, không thì thua đậm".
Theo số liệu thống kê, hiện nay, tại "thủ phủ" cam Cao Phong, diên tích cây ăn qua có múi trên 3.000ha. Trong đó, cây cam gần 1.700ha, quýt trên 800ha, bưởi gần 500ha. Diện tích cây thời kỳ kinh doanh trên 1.700ha, niên vụ 2020 - 2021, sản lượng dự kiến đạt 38.000 tấn.
Từ năm 2014, sản phẩm cam Cao Phong được Cục Sở hữu Trí tuệ (thuộc Bộ KH&CN) công nhận chỉ dẫn địa lý, từ đó đến nay giá trị kinh tế từ cây cam mang lại cho người nông dân Cao Phong đã ngày càng tăng lên. Với chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm cam, nhân dân Cao Phong đã lựa chọn nhiều giống cam tốt như : Cam lòng vàng CS1, cam Xã Đoài, cam V2, cam đường canh, cam Marrs, quýt Ôn Châu...
Đến nay, huyện có trên 1.000 ha với 759 hộ tham gia trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP; 1.147 ha được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức lễ hội cam, tham gia hội chợ thương mại tại các tỉnh bạn.
Tuy nhiên, năm 2020, do nhiều nguyên nhân tác động cùng lúc, giá cam giảm chỉ còn một nửa so với cùng kỳ năm trước đã khiến cho người trồng cam ở Cao Phong có một vụ thu hoạch cam "kém vui".
48 giờ săn mây, lội thác ở Mai Châu Với 700.000 đồng bạn có thể thực hiện chuyến đi 2 ngày tới các điểm như Hang Kia, chợ Pà Cò, Bản Lác, thác Gò Lào ở Mai Châu. Mai Châu là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Mộc Châu, Sơn La và Pù Luông, Thanh Hóa. Cách Hà Nội 150 km, bạn mất 4 - 5 giờ để...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Nam công nhân nghi bị rượt đuổi, tông đuôi xe đầu kéo tử vong ở Bình Dương

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất

6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Sài Gòn sau cơn mưa dông

Người đàn ông dùng gậy sắt truy sát cả nhà, 3 người thương vong

Tấm bia cổ trấn yểm tại chùa Cầu, Hội An bị phá hoại

Công an xác minh sự kiện quảng bá nem chua mời tiktoker Thông Soái Ca, Dương XL

Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
23:45:10 01/04/2025
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
23:34:49 01/04/2025
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
23:32:17 01/04/2025
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á
Sao châu á
23:28:16 01/04/2025
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc
Sao việt
23:22:16 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chị bán nước đầu hẻm khen đứa con nuôi và chồng tôi khá giống nhau, tôi liền đưa ra tờ xét nghiệm ADN khiến chị ấy cứng họng
Góc tâm tình
22:19:00 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine
Thế giới
22:00:09 01/04/2025