Chàng trai ‘gàn’ cùng hành trình trả hoa lan về tự nhiên
Được bạn bè và giới chơi lan ở Pleiku gắn cho biệt danh là “hâm”, “dở hơi”, anh Võ Văn Công (trú hẻm 466 Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku, Gia Lai) vẫn thầm lặng với công việc ngược đời: Gieo mầm, trả lan về lại rừng – nơi mà những loài hoa này đang bị khai thác theo kiểu tận diệt. Ngoài ra, anh còn giới thiệu với bạn bè trong nước và thế giới nhiều loài lan…
Ngoài ra, anh còn giới thiệu với bạn bè trong nước và thế giới nhiều loài lan mới bổ sung vào bộ sưu tầm hoa lan của nhân loại.
Đưa lan ra thế giới
Có lẽ cái biệt danh này phản ánh một phần đúng ở con người của anh. Chơi lan, sưu tầm về loài hoa này đã hơn 20 năm, khu vườn chỉ hơn 600m 2 nhưng đã có trên 800 loài lan khác nhau, tất cả đều “có đến chứ không có đi”. Anh sưu tầm để chơi, để thưởng thức và chia sẻ với bạn bè chứ không kinh doanh.
Trả lại mầm sống cho tự nhiên ở Tu Mơ Rông
Việc sưu tầm hoa lan của một “trùm lan phố núi Pleiku” cũng là tình cờ. Trong những lần theo người chú vào rừng khai thác gỗ, anh Công thấy rất nhiều cành lan khoe sắc rực rỡ bám đầy trên những thân cây bị đốn hạ. Nhìn hoa nở đẹp, thấy tiếc nên mang về treo sau nhà để ngắm. Bộ sưu tập về các loài hoa lan của anh cứ thế ngày một đồ sộ hơn. Kể cũng lạ, người ta vào rừng khai thác gỗ thì chỉ để ý đến gỗ, còn anh Công thì lại “nổi máu” nghệ sĩ, để ý đến lan rừng!
Theo anh Công thì không biết từ lúc nào, sự yêu thích về loài hoa nằm trong số những loài hoa đẹp nhất thế giới này ngấm sâu vào máu. Anh bắt đầu cất công sưu tầm, không ngừng bổ sung những loài lan mới cho vườn lan của mình.
Mạng xã hội facebook đã giúp anh chia sẻ và trao đổi nhiều loài lan quý hiếm với bạn bè. Những chuyến đi rừng tìm lan của anh khi thì năm ngày, có khi đến nửa tháng ăn ngủ trong rừng. Cũng nhờ đam mê này, anh đã đưa nhiều loài hoa lan ở Việt Nam vào danh sách các loài hoa lan trên thế giới.
Video đang HOT
Năm 2016, cây lan do anh phát hiện ở rừng Tu Mơ Rông (Kon Tum) được công nhận đây là một loài lan mới. Cây lan được mang tên người có công phát hiện (Dendrobium vocongii) – đã trình làng với giới chơi lan trong nước và quốc tế, góp tên mình vào danh mục các loài hoa lan trên thế giới.
Trả lại mầm sống cho tự nhiên
Khi phong trao chơi hoa lan phat triên manh va nhiêu ngươi đô xô vào rừng gom cac loai lan vê ban, theo kiểu… dời rừng ra phố, anh Công quyết định làm một công việc “ngược đời” là săn lùng những quả lan quý trong các vườn rồi mang vào khu rừng để gieo hạt.
Anh Công chăm sóc cho vườn lan tại nhà
Nhiều năm nay, anh cùng nhóm bạn thu gom quả lan mang vào lâm phần Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang, Gia Lai) hay những cánh rừng thuộc huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) để trồng. Anh Công gọi việc làm của mình là “trả lại mầm sống cho tự nhiên”.
Hàng trăm qua lan thuôc 2 nhom đia lan va phong lan tư Mac Lan, Thanh Ngoc đên Hoang Thao Đơn Cam, Long Tu, Giang Hương, Hông Dâu, Giang Hương Tam Bao Săc… đa đươc anh Công cung nhom bạn kiên nhẫn thu phân rồi chờ đợi đên khi ra qua.
Anh Công cho biết, đến những khu vực có không khí, độ ẩm và ánh sáng phù hợp, các thành viên sẽ xé từng quả lan rồi lắc nhẹ. Hàng triệu hạt lan màu trắng nằm trong từng quả lan được “giải thoát” bay ra ngoài bám vào các thân cây, lớp thảm mục. Hết khu rừng này đến khu khác, anh và nhóm bạn vẫn miệt mài bóc quả, gieo hạt trả lại mầm sống cây lan về rừng. Gieo xong, cả nhóm lại cẩn thận lôi giấy bút ra đánh dấu các vị trí đã gieo lan.
“Lan từ lúc gieo đến lên cây thì mất vài năm. Việc đánh dấu nhằm giúp nhớ vị trí để sau này mình xuống kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả của việc gieo quả”, anh Công giải thích.
Kinh nghiệm 20 năm chơi lan, anh Công biết rõ đặc tính cũng như môi trường sống thích hợp của từng loại lan. Vì thế khi mang lan về rừng gieo, ngoài việc chọn những khu rừng ít bị tác động của con người, anh đều chọn những khoảnh rừng có đủ các điều kiện như ánh sáng, môi trường, khí hậu… phù hợp với loại lan định trồng. Việc “trả lại mầm sống cho tự nhiên” là ý tưởng của riêng anh. Trong quá trình chăm lan, anh hay thụ phấn các loại lan rồi lấy hạt tự nhân trồng trong vườn.
Tháng 3.2014, anh cắt khoảng 50 quả lan thuộc các dòng lan chính là Kiếm và Hoàng Thảo. Chạy xe máy hơn 100km, anh đến khu rừng ở xã Ngọc Yêu, (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum), lựa chọn những vạt rừng thích hợp rồi tiến hành gieo hạt. Lần thứ hai là đầu tháng 5.2016, anh chọn Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang, Gia Lai) để tiếp tục làm công việc được cho là “hâm hâm” này.
Anh Công xé hạt, gieo giống lan quý ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
“Lần này, tôi chọn 60 quả lan thuộc các loại Giáng Hương, Kiếm, Hoàng Thảo… Những lần đi tôi đều rủ bạn đi cùng để chứng kiến. Sau đó chụp ảnh làm tư liệu để theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng”, anh Công nói.
Mặc dù cuồng mộ với hoa lan nhưng anh Công không bất chấp hay đánh đổi mọi thứ để sở hữu những cây lan quý hiếm. Anh tâm niệm nếu có duyên thì “cây đợi người”.
Anh kể, có loài lan mới anh muốn đưa về vườn, nhưng nhiều lý do “tế nhị” anh không sở hữu được. Mặc dù tiếc hùi hụi nhưng anh cũng từ bỏ ý định vì không muốn mất nhiều thời gian, tiền bạc để đeo đuổi. Thế nhưng, điều bất ngờ lại đến với anh, chưa đầy một tuần sau, không biết trùng hợp thế nào một người bạn đã chuyển tặng đúng loài hoa lan anh đang cần. Cũng trong những lần vào rừng tìm lan, anh nhận thấy những loài hoa lan rừng đang bị khai thác kiểu tận diệt. Nhiều loài lan có nguy cơ tuyệt tích trong môi trường tự nhiên.
“Rất nhiều loài lan rất khó trồng, chỉ sống ở nơi lạnh lẽo và rất nhạy cảm với những sự thay đổi về khí hậu, thời tiết, đất trồng… Do vậy, nếu mang ra chúng ra khỏi nơi đang sinh sống, cây sẽ chết dần, chết mòn”, anh Công nhận định.
Ông Nguyễn Văn Hoan – Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, cho biết: “Giữa anh Công và các phòng khoa học của vườn hay hợp tác để cùng nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn lan. “Những loại lan mà anh Công mang đến vườn gieo mầm đều có nguồn gốc bản địa. Việc làm này góp thêm sự phong phú, đa dạng sinh học của vườn”, ông Hoan ghi nhận. Cũng theo ông Hoan, do lan mới gieo thử nghiệm nên muốn biết hiệu quả hay không phải mất vài ba năm theo dõi mới đánh giá được. Trong khi đó, anh Đỗ Tuấn Hưng, chủ khu vườn lan rừng Troh Bư nổi tiếng ở Đăk Lăk đã khen ngợi niềm đam mê cũng như tâm huyết đưa lan về rừng của anh Công. “Gieo mầm sống, trả lan về với tự nhiên này càng có ý nghĩa hơn ở thời điểm lan càng ngày càng suy kiệt, nhiều loài lan đã không còn tên trong tự nhiên khi bị con người khai thác kiểu tận diệt”, anh Hưng khẳng định.
Theo Trần Đăng Lâm (Nông Nghiệp Việt Nam)
Trồng lan - vừa làm vừa chơi, mỗi năm bỏ túi 150 triệu đồng
Xuất phát từ niềm đam mê, sau 3 năm nghiên cứu kỹ thuật trồng lan, anh Nguyễn Trọng Dũng, ở khối 9, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiện sở hữu vườn lan đẹp mắt, có giá trị lớn.
Anh Dũng thổ lộ anh vốn đam mê phong lan từ nhỏ, nên năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học ngành tài chính ngân hàng, anh không ở lại Thủ đô tìm việc mà về quê lập nghiệp. Những ngày đầu, anh lên rừng tìm cây lan về trồng và đến các tỉnh bạn tìm mua các loại lan rừng quý hiếm để nhân giống. Do thiếu kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc lan nên anh nhân giống không thành công.
Thất bại nhưng không nhụt ý chí, anh miệt mài tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Dần dần, anh nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống từng loại lan. Với diện tích vườn chỉ có 80m2 nhưng nhờ khéo léo bố trí, sắp xếp khoa học, hiện nay vườn nhà anh có tới 250 giò lan của gần 20 giống lan các loại. "Riêng tại địa bàn huyện Tân Kỳ có loại lan quế Lan Hương rất đẹp. Đây là giống lan đặc trưng của địa phương, hoa nở vào tháng 8, mùi hương rất quyến rũ, thơm tựa mùi quế..."- anh Dũng thổ lộ.
Anh Nguyến Trọng Dũng hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc hoa lan rừng. Ảnh: Cẩm Tú
Bằng bàn tay khéo léo, chăm sóc công phu, tỉ mẩn cộng với niềm đam mê, giờ đây anh Dũng đang có những giò phong lan quý hiếm với nhiều loại, nhiều kiểu dáng khác nhau, được bạn hàng các nơi ưa chuộng. Giá bán mỗi giò phong lan tùy vào sự quyến rũ, quý hiếm của từng loài, thấp nhất là 300.000 đồng, cao nhất tới vài triệu đồng. Anh Dũng chia sẻ: "Trồng lan vừa giúp mình thỏa mãn niềm đam mê, vừa đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Vừa chơi, vừa làm, nhưng mỗi năm tôi cũng có khoảng 150 triệu đồng từ vườn lan...".
Theo anh Dũng, điểm đặc trưng của phong lan rừng là có sức sống bền bỉ. Phong lan rừng đưa về trồng trong vườn thường ưa sống trên thân cây nhãn, vú sữa, nở hoa chủ yếu vào tháng 2, tháng 3 hàng năm. Hiện nay nhiều khách hàng không chỉ tìm đến nhà anh Dũng để mua lan mà còn để học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc lan.
Theo Danviet
Địa lan Sa pa Loài hoa giúp nông dân làm giàu Nếu ai có dịp qua xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai hỏi bà con nông dân nơi đây cây trồng nào đang giúp bà con làm giàu, chắc chắn mọi người sẽ nhận được câu trả lời: "muốn làm giàu phải bắt đầu từ trồng cây hoa địa lan". Hoa địa lan Sa Pa một loại cây mang lại giá...